Wikipedia:Troll là gì?

Trang này nói về một khái niệm song song với sự phá hoại, đó là Internet troll. Wikipedia:Phá hoại liệt kê các chính sách chống phá hoại: các cố gắng làm xáo trộn Wikipedia đối với người đọc. Lưu ý rằng một số hành vi được liệt kê tại trang này đã được Ủy ban Trọng tài của Wikipedia tiếng Anh coi là sự phá rối Wikipedia. Tại cuộc bỏ phiếu tại Wikipedia tiếng Anh nhằm đưa đề nghị này thành một quy định, nó đã nhận được sự ủng hộ 57% và 61%.

Các hành vi kiểu trolling là các hành vi chủ động và cố ý nhằm làm xáo trộn hoạt động của những người soạn thảo, bảo quản viên, lập trình viên của Wikipedia, và những người khác - những người đang lao động để tạo nội dung và giúp Wikipedia hoạt động. Hành vi troll là sự cố ý vi phạm các quy tắc được hiểu ngầm trong các không gian xã hội Internet. Để xác định điều này, cần đến sự đánh giá của người này về giá trị các đóng góp của người khác.

Trolling không nhất thiết giống hệt như phá hoại (tuy có thể gây rối bằng cách phá hoại). Một kẻ phá hoại có thể chỉ thích thú với việc phá nội dung một trang web, sỉ nhục một số người dùng, hoặc phát tán một số quan điểm cá nhân bằng một cách không thích hợp. Troll cố ý khai thác những điểm yếu của bản chất con người hoặc của một cộng đồng trực tuyến để làm cho người khác bực tức.

Có nhiều loại người dùng gây rối không phải troll: những chiến binh bút chiến hay người bảo vệ quan điểm cá nhân, những người lập dị, những người dùng bất lịch sự, và những người chỉ trích các cấu trúc và quy trình của Wikipedia.

Tâm lý cơ bản của troll là họ quan tâm chủ yếu đến phản ứng của người khác đối với các soạn thảo của mình thay vì các mối quan tâm thông thường của các thành viên Wikipedia như tính chính xác, khả năng kiểm chứng, sự dễ hiểu, và chất lượng toàn cục. Nếu troll không nhận được phản ứng gì đối với các soạn thảo giả tạo của mình, khi đó khó có thể coi họ là troll.

Jimbo Wales, người sáng lập Wikipedia đang diễn thuyết về cách đối phó với troll.

Sách lược căn bản để đối phó với sự khiêu khích rất đơn giản: hãy kiềm chế.

Định nghĩa của hành vi troll

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về việc định nghĩa troll là một ý tưởng rất hài hước. Bản chất của troll là lách khỏi mọi định nghĩa được dùng để xác định các hành vi của troll và để tìm các cách thức mới mẻ cho việc chọc tức người khác. Sau đây là một số bình luận theo hướng troll là gì và troll làm gì. Nhưng việc chỉ ra mọi thứ mà một người có thể làm để cố ý phá phách Wikipedia là không thể. Do đó, chưa có một điều luật nào được đưa ra để chống lại trolls.

Khiêu khích (trolling) là một hành động cố tình và ác ý nhằm xáo trộn việc viết bài tại Wikipedia. Sự không biết không phải là khiêu khích. Sự bất đồng chân thật không phải là khiêu khích. Việc viết các nội dung thiên lệch, ngay cả khi bảo vệ nó một cách hùng hổ, tự nó cũng không phải là khiêu khích. Các đề cử, bỏ phiếu, các chính sách lệch lạc tự nó không phải là khiêu khích. Các hành động trên chỉ mang tính chất khiêu khích khi chúng có động cơ là sự ác ý thay vì sự thiếu hiểu biết hay sự thiên vị. Điều này đòi hỏi một sự đánh giá về động cơ cá nhân cho hành động của người khác. Một đánh giá như vậy không bao giờ có thể được thực hiện với sự xác tín cao. Người nào định gọi ai đó là troll thì phải luôn luôn ghi nhớ thực tế đó.

Khi bạn cố xác định xem ai đó có phải là troll không, hãy cố gắng giả thiết rằng họ không phải troll. Hãy giải thích các sai lầm một cách lịch sử và có lý; hãy viện dẫn các quy định, cẩm nang văn phong và các thảo luận liên quan trong quá khứ. Đừng kết luận rằng họ là troll cho đến khi họ đã chứng tỏ rằng bản thân hoàn toàn không thể hay không muốn nghe theo lý lẽ hoặc điều tiết lập trường của mình dựa trên thông tin từ người khác. Ngay cả trong trường hợp đó, cách có vẻ tốt cả là im lặng và để những người khác kết luận về sự hiển nhiên thay vì gọi ai đó là troll và làm rắc rối càng thêm rối. Chịu đựng một con troll trong thời gian quá dài còn tốt hơn là đuổi đi một người dùng chân thành nhưng bị lạc đường. Hãy nhớ và áp dụng các nguyên tắc được liệt kê tại Wikipedia:Đừng cắn người mới đến.

Các kiểu hành vi troll

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục này liệt kê các hành vi mà một số con troll sử dụng. Điều đó không có nghĩa rằng tất cả, hầu hết, hay bất kì một người nào thực hiện các hành vi này là troll. Cũng không có nghĩa rằng một người không thực hiện những hành vi này không phải là troll. Một phần quan trọng của định nghĩa về "hành vi troll" là: nó luôn luôn là cái gì đó là người nào đó vẫn làm.

Bút chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ mẫu về hành vi troll là nội dung soạn thảo kích động — nói điều gì đó gây tranh cãi để gây một cuộc tranh cãi. Các soạn thảo gây tranh cãi thường được tạo ra bởi những người dùng có một quan điểm của thiểu số hoặc quan điểm gây tranh cãi và người thực sự tin rằng quan điểm này chưa được Wikipedia thể hiện đúng mức; tuy nhiên, troll thường không tìm kiếm sự đồng thuận mà sẽ chỉ khăng khăng giữ lập trường mà không quan tâm gì đến việc thỏa hiệp.

Không phải tất cả các con troll gây bút chiến đều sẽ chọn một chủ đề dễ gây tranh cãi. Đặc điểm xác định troll trong trường hợp này không phải nội dung của soạn thảo mà là thái độ khi thảo luận về soạn thảo, và thái độ từ chối xem xét các bằng chứng và dẫn chứng hay từ chối chấp nhận đồng thuận hay thỏa hiệp.

Những người tin tưởng nhiệt tình vào những gì họ viết đôi khi cũng cư xử theo cách mà làm cho họ giống như một con troll. Nhiều người không phải troll từ chối việc thỏa hiệp, và đôi khi thỏa hiệp thậm chí có thể không phải giải pháp tốt nhất.

Truyền lên nội dung không thích hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bài viết được tạo ra và một số hình ảnh được truyền lên với mục đích duy nhất là chọc tức người đọc hay các thành viên Wikipedia khác. Trong những trường hợp này, cũng như bản sao từ các trang web có mục đích chọc tức người xem (shock site), hành động này coi là phá hoại thì thích hợp hơn. Tuy nhiên, nếu một bài có nội dung rõ ràng không thích hợp nhưng lại được bảo vệ một cách dữ dội cứ như nó thực sự là một bài bách khoa, thì đây có thể được coi là hành vi troll.

Lạm dụng quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cố ý lạm dụng các quy trình là một trò chơi yêu thích của troll. Các ví dụ bao gồm: liên tiếp đề nghị xóa những bài rõ ràng có tính bách khoa, đề cử bài sơ khai làm bài chọn lọc, mở trưng cầu ý kiến cộng đồng về các thành viên một cách vô căn cứ, đề cử những người rõ ràng không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu làm bảo quản viên, "chỉnh" những thứ đã đúng theo Wikipedia:Cẩm nang văn phong, và liên tiếp gửi cảnh cáo phá hoại đến những người dùng vô tội. Khi ta nói cái gì đó "rõ ràng" hoặc "vô căn cứ", có nghĩa rằng bất cứ ai giữ thiện ý cũng sẽ công nhận đặc điểm đó. Lưu ý rằng đôi khi một điều hiển nhiên rõ ràng đối với bạn có thể khá là không hiển nhiên đối với người khác, và việc gọi một người là troll chỉ vì họ bất đồng quan điểm với bạn có thể gây ra các cuộc tranh cãi có thể gây hại lớn đối với Wikipedia.

Thông thường, kể cả khi một hành vi rõ ràng vi phạm quy định, có thể lý do chỉ là ai đó không biết về quy định. Hãy xem phản ứng của người đó khi họ được chỉ tới quy định liên quan. Nếu họ chấp nhận quy định, hoặc tìm cách thay đổi quy định một cách thích hợp, họ có thể không phải troll. Nếu họ tuyên bố rằng quy định đó "sai" (nhưng không làm gì để sửa đổi nó) hoặc đơn giản là lờ nó đi, có thể họ là troll. Hãy nhớ rằng "quy định" của Wikipedia không phải vấn đề trắng và đen. Đôi khi người dùng mới gặp rất nhiều khó khăn để có thể hiểu được hệ thống quyền lực phức tạp mà Wikipedia sử dụng, và hệ thống này không được miêu tả thật sự chi tiết ở đâu (hay thậm chí đã thiết lập). Nếu một người dùng thách thức rằng một quy định đã được tuyên bố không hẳn là một quy định, có lẽ tốt nhất là nên sử dụng sự hỗ trợ của các người dùng khác. Khuyến khích thành viên mới dùng Wikipedia:Bàn giúp đỡ và chỉ họ đến hỏi các thành viên có kinh nghiệm để được hướng dẫn làm quen với hệ thống.

Quấy rầy

[sửa | sửa mã nguồn]
Tốt nhất là nên tránh những người này, vì họ có thể trở nên RẤT hung hãn khi dính phải!

Một dạng troll khác có thể xảy ra dưới hình thức liên tục đặt ra các câu hỏi mà câu trả lời là dễ tìm. Tất nhiên, đôi khi cái dễ thấy đối với người này có thể khó hiểu đối với người khác. Nếu một người dùng có vẻ đang hỏi các câu ngu ngốc, cố gắng cho họ các tài liệu để tự tìm hiểu. Bạn còn có thể bảo họ tới bàn giúp đỡ. Nếu họ vẫn tiếp tục, hãy giải thích lịch sự rằng bạn rất muốn giúp nhưng đang bận. Nếu họ tiếp tục hỏi ngay cả khi bạn đã trả lời rõ ràng, hoặc bắt đầu phàn nàn rằng bạn không chịu giúp, có khả năng đây là troll. Hoặc có thể họ chỉ lười biếng hoặc đang nhầm lẫn. Nên nhớ rằng: Wikipedia là một nguồn kiến thức. Hãy tỏ ra thân thiện khi cung cấp kiến thức cho mọi người. Trong các trường hợp cực đoan, đây có thể là một phương pháp gây rối, và một khi bạn đã có cố gắng hợp lý trong việc trả lời câu hỏi của người khác, việc đề nghị ai đó để cho bạn yên là hoàn toàn hợp lý.

Chỉ trích sai chỗ

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số con troll có thái độ phê phán đối với dự án Wikipedia, các chính sách, người dùng, quản lý của Wikipedia, hay các mục tiêu của Wikipedia. Thông thường, các chỉ trích này có hình thức các cáo buộc về sự bè phái hay các chiến dịch vận động, với các tuyên bố rằng nó hướng đến một quan điểm cụ thể nào đó, hay nhằm bôi xấu một người dùng cụ thể nào đó, hoặc các tuyên bố tương tự. Ví dụ, các con troll chính trị có thể sẽ buộc cho Wikipedia các tội như thiên vị cộng sản hay chống cộng sản. Khi được chia sẻ đúng chỗ, các phê phán được thực hiện với tính chất xây dựng được hoan nghênh bởi những người đóng góp cho Wikipedia. Các phê phán không được hoan nghênh khi được đăng tại nhiều nơi hoặc tại những nơi rõ ràng không thích hợp, chẳng hạn các mục từ và các trang quy định đã được công nhận. Cũng giống như việc gợi ra một vấn đề gây tranh cãi bất kỳ, nếu được thực hiện với mục đích xây dựng thì nó có thể tạo ra lợi ích lớn. Nếu được thực hiện với sự ác ý, nó có thể là một vấn đề. Tất nhiên, một người dùng mới bị đối xử thô bạo có thể dễ dàng cho đây là một sự cấu kết bè đảng, đặc biệt khi có vẻ như không có một diễn đàn thích hợp cho những phàn nàn này. Việc đánh giá xem chỉ trích nào là có tính xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân.

Gây rối một cách sáng tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản chất của hành vi troll là gây rối, và một trong những điều gây rối nhất có thể được thực hiện là tìm các phương cách mới để gây rối mà không hẳn vi phạm quy tắc nào. Định nghĩa của bạn về troll tốt đến đâu, một con troll ngoan cố cũng sẽ tìm ra cái gì đó mà bạn chưa nghĩ tới.

Do đó, đây là một thứ thuộc loại tổng quát - nếu một người dùng liên tục phá rối, và không có sự lịch sự, đồng thuận, trung gian giải quyết mâu thuẫn, hay bất cứ cái gì khác kìm được họ lại, thì đó là troll. Khi một người dùng, trong một xung đột bất kỳ, khăng khăng viện vào lời lẽ của một quy tắc trong khi vi phạm nặng nề tinh thần của quy tắc đó, đây thường là dấu hiệu của troll.

Tuy nhiên, trong các trường hợp giáp ranh, điều quan trọng hơn cả đó là cố gắng giữ thiện ý, và tìm kiếm đồng thuận không chỉ trong phản đối của bạn đối với hành vi mà bạn cho là gây rối, mà còn trong vấn đề người nào đó có phải là troll hay không. Khi gặp sự gây rối sáng tạo, cách bắt đầu tốt là hãy vào trang này và đề nghị bổ sung nội dung cho mục về các kiểu troll. Nếu mọi người đồng ý đó là gây rối, khi đó bạn có thể quay trở lại cuộc xung đột với nội dung đó bên phía mình. Tuy nhiên, khi không thể đưa các bổ sung cụ thể vào trang này, ủy ban trọng tài nên là những người duy nhất cấm người dùng vì hành động gây rối "sáng tạo".

Đối phó

[sửa | sửa mã nguồn]
Hãy cho bọn chúng "ăn bơ"

Một lời khuyên thông dụng là hãy lờ những kẻ đó đi "Hãy bỏ đói troll" (Don't feed the troll). Nhiều thành viên kỳ cựu của các cộng đồng trực tuyến thấy lời khuyên này vô dụng, vì trong một cộng đồng lớn hay nhỏ, kiểu gì cũng sẽ có ai đó sẽ phản ứng với troll. Tuy nhiên, những người khác vẫn thấy đây là phương pháp duy nhất có hiệu quả để đối phó với troll. Ít nhất thì việc không đổ thêm dầu vào lửa sẽ không làm cho tình hình tồi tệ hơn. Nếu hành vi gây rối leo thang lên mức lạm dụng hoặc phá hoại, xử lý nó cũng dễ dàng hơn.

Đối phó với troll gây bút chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất nhiên, đôi khi không thể lờ troll mà không để ảnh hưởng tới chất lượng của một bài viết, đặc biệt trong trường hợp troll gây bút chiến. Trong những trường hợp này, hãy hành động theo hướng nâng cao chất lượng Wikipedia, nhưng luôn nhớ nguyên tắc về việc giữ cái đầu lạnh và đừng do dự về việc kêu gọi dùng tiến trình Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Hãy nhớ quy tắc 3 lần hồi sửa. Nếu ai đó gây rối trong một bài viết, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác trong việc khôi phục bài. Cuối cùng, con troll có thể bỏ cuộc hay cộng đồng có thể đạt được một sự đồng thuận trong việc đối phó với nó một cách cứng rắn hơn.

Đối phó với nội dung không thích hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Usernet, chatroom, và các cộng đồng trực tuyến khác, lờ troll có thể là cách tốt nhất. Nhưng cách này không áp dụng được đối với các nội dung được đưa lên Wikipedia. Ngay cả khi bạn lờ đi, những nội dung này vẫn còn lại trong cơ sở dữ liệu và vẫn được nhìn thấy tại Internet. Những bài viết không thích hợp không thỏa mãn tiêu chí xóa nhanh nên được đưa ra Biểu quyết xóa bài. Tuy nhiên, việc tranh luận cần luôn luôn dựa trên căn cứ. Một cuộc tranh luận nảy lửa xung quanh việc xóa bài, mà có thể được kích động thêm bằng các bình luận khiêu khích của troll hay các tài khoản rối của nó và các đồng minh, có thể làm tăng thêm động cơ phá rối của troll.

Giá trị của hồi sửa chậm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Wikipedia, một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với sự lạm dụng ngoan cố đó là hồi sửa chậm. Nghĩa là để cho sự lạm dụng tồn tại trong một thời gian (thường là khoảng 1 ngày), sau đó hồi sửa nó. Việc không có phản ứng tức thời nào sẽ không mang lại cho troll sự thỏa mãn và troll sẽ chẳng có gì để làm, và cuối cùng, sự hồi sửa sẽ hủy đóng góp của troll. Phương pháp hồi sửa chậm này cho phép các dạng sửa đổi của kẻ gây rối có đủ thời gian để trở nên rõ ràng và gây chú ý đối với các thành viên Wikipedia khác. Đây cũng là một dạng 'Bỏ đói troll (không cho ăn quá nhiều)'.

Vấn đề chính của phương thức hồi sửa chậm là nó khó thực hiện đối với những bài được soạn thảo thường xuyên, do có thể có các soạn thảo xen giữa.

Đối phó với việc lạm dụng quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Không như troll phá hoại bài, đa số các thiệt hại gây ra bởi các con troll lạm dụng quy trình khá là gián tiếp. Thông thường, tốt nhất là bạn chỉ tuyên bố phản đối của mình và kệ nó. Nhiều khi, ai đó khác đã giải thích rồi, và bạn chỉ cần nói rằng bạn đồng ý. Nếu một sự đề cử chắc chắn sẽ thất bại, việc giải thích nhiều hoặc tấn công người đề cử không làm thay đổi điều gì; đằng nào thì những người/bài được đề cử cũng trượt.

Đối phó với nhờ vả quá đáng và chỉ trích không đúng chỗ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ thuộc vào vị trí và mức độ trầm trọng, tốt nhất là nên đối phó với loại gây rối bằng cách lờ đi hoặc đối xử với nó như các cuộc bút chiến khác. Nếu nó xảy ra tại trang thảo luận cá nhân của bạn, lờ nó đi, hoặc hồi sửa chậm (vài ngày 1 lần). Hãy bỏ đói troll.

Trong truyện cổ tích, đôi khi troll sống dưới gầm cầu, nhưng không phải ai sống dưới gầm cầu cũng là troll.

Do việc đánh giá xem ai đó có phải là troll hay không là một đánh giá chủ quan, nên luôn luôn có thể là ai đó bị gọi oan là troll do hành vi của mình. Nếu bạn tin rằng mình đang bị buộc tội oan là troll trong khi bạn thực tâm trong các soạn thảo của mình, hãy xem xét các giải pháp sau.

  • "Đừng làm thế nữa vậy." Nếu mọi người nói rằng bạn là troll vì bạn có hành động A, hãy đừng thực hiện hành động A nữa.
  • Giữ thiện ý. Một cách tiếp cận lạc quan sẽ giữ bạn không rơi vào vùng nước nóng - bạn không muốn mình là người đầu tiên hành động không theo thiện ý. Thường thì mọi người thực sự có chủ ý tốt và muốn giải quyết mâu thuẫn một cách hòa nhã.
  • Tạm ngừng. Hãy thả trôi vấn đề trong một tuần, để cái đầu nguội đi, rồi hãy trở lại thử thảo luận lại lần nữa một cách bình tĩnh và có lí lẽ.
  • Xem xét các phương pháp giải quyết khác như Wikipedia:Đề nghị cho ý kiếnWikipedia:Giải quyết mâu thuẫn.
  • Tìm cách diễn đạt khác. Thường thì một người bị buộc tội là troll vì người này diễn đạt quan điểm của mình một cách đặc biệt không thân thiện. Hãy xét xem: có phải bạn đang công khai ủng hộ hành vi troll tại trang cá nhân của mình không? Có phải bạn đang rủa người khác hoặc tham gia tấn công cá nhân không? Có phải bạn đang buộc tội những người chống đối bạn là âm mưu bè đảng không? Nếu bạn ngừng những hành động đó, mọi người có thể sẽ phản ứng tốt hơn đối với bạn.
  • Nhân nhượng. Đôi khi, bất kể bạn chắc chắn đến đâu về sự đúng đắn của mình nhưng sự đồng thuận vẫn chống lại bạn. Nếu điều đó xảy ra, hãy để kệ nó. Có thể một ngày nào đó, ai đó khác sẽ lật lại vấn đề, và thảo luận có thể bắt đầu lại từ đầu, và lần này kết quả sẽ khác.

Nếu bất kể bạn cố gắng đến đâu để thể hiện sự hợp lý, bạn vẫn bị buộc tội là troll, bạn có thể nghĩ đến chuyện tạo một tài khoản mới và "bắt đầu lại từ đầu". Hãy đọc Wikipedia:Tài khoản con rối về điều này, và lưu ý rằng việc này rất không được khuyến khích. Việc tái xây dựng sự tin cậy bằng tài khoản hiện có của bạn sẽ tốt hơn là lảng tránh một tai tiếng xấu. Bạn sẽ có thể có được nhiều khoan dung của người khác nếu bạn hành động theo một cách nhất quán mà mọi người có thể hiểu và lường trước được - và giữ cùng một tên tài khoản chính là một phần của việc đó.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
Wanderer: A Glimpse into the Enigmatic Explorers of Genshin Impact
The Wanderer from Inazuma is now a playable character, after 2 years of being introduced as Scaramouche
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99