Trang này là một bài luận chứa lời khuyên hoặc quan điểm của một hoặc nhiều thành viên Wikipedia. Bài luận không phải là quy định hay hướng dẫn của Wikipedia. Bài luận có thể đại diện cho tầm nhìn chung của đa số thành viên nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho quan điểm của thiểu số. |
Phá hoại |
---|
Đối phó với phá hoại |
Phá hoại rõ ràng Con rối Lạm dụng lâu dài Báo cáo lạm dụng Dự án Wiki trên proxy mở |
Kế sách & Công cụ |
Làm sạch phá hoại Công cụ chống phá hoại |
Thông tin thêm |
Chặn các địa chỉ IP |
Đừng xúc phạm người phá hoại. Phần lớn những người phá hoại thuộc hai nhóm: Những thành viên mới chẳng biết làm việc gì tốt hơn và những người phá hoại hay troll thực sự. Trở nên giận dữ và xúc phạm, chế giễu, tấn công bằng lời nói đối với họ chính là những gì các troll mong muốn từ bạn, chúng cũng sẽ rất dễ khiến các thành viên mới xa lánh Wikipedia thay vì đóng góp thực sự trong tương lai. Xúc phạm người phá hoại cũng có thể bị coi là một hình thức quấy rối.
Để đối phó với những người phá hoại, chúng ta có các biện pháp như khóa, lùi sửa đổi hoặc bảo vệ trang. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ các biện pháp đó không được sử dụng quá mức độ gay gắt cần thiết. Ví dụ, sau một loạt phá hoại và cảnh báo, khóa một tài khoản với tóm tắt "cút đi" chỉ càng khiến người phá hoại thử tiếp tục phá hoại để xem họ có nhận được những phản ứng mạnh hơn nữa hay không. Hãy nhớ khẩu hiệu: Lùi sửa đổi, khóa, bỏ qua.
Nhiều thành viên thường giữ một cái đầu lạnh bằng cách sử dụng các bản mẫu có sẵn để cảnh báo người phá hoại. Các bản mẫu này tuy không thể phù hợp cho mọi tình huống khác nhau, cũng luôn có ích nhờ sự xúc tích và đề cập được trực tiếp vấn đề mà không cần phải kèm thêm cảm xúc của người cảnh báo: "Bạn đang phá hoại, hãy dừng lại nếu không tài khoản của bạn sẽ bị khóa". Lý do cho sự ngắn gọn đó rất đơn giản: