Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Biên tập viên thường xuyên gây hại cho Wikipedia, dù cố ý hay vô ý, có thể bị cấm hoặc cấm chỉ vô hạn. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Sửa đổi gây hại là một hình thức sửa đổi nội dung làm thụt lùi tiến độ cải thiện chất lượng bài viết và công cuộc xây dựng dự án từ điển bách khoa. Việc này có thể diễn ra trong một thời gian dài, xuyên suốt nhiều bài viết. Sửa đổi gây hại không hẳn là phá hoại, nhưng phá hoại luôn luôn là sửa đổi gây hại. Mỗi trường hợp đều cần được xử lý độc lập, tính đến việc hành động đó có vi phạm quy định và hướng dẫn của Wikipedia hay không.
Cần thận trọng nhằm tránh "gán nhãn" phá hoại cho tình huống gây hại một cách sai lầm do việc này làm xa lánh các thành viên khác và đặc biệt là người mới đến.
Sửa đổi gây hại không phải luôn luôn cố ý. Một biên tập viên có thể vô tình gây hại vì họ không hiểu làm thế nào để biên tập một cách chuẩn xác, hoặc bởi vì họ thiếu kỹ năng xã hội và các kỹ năng cần thiết khác để có thể làm việc trong một cộng đồng. Nhưng sửa đổi gây hại, dù xuất phát từ ý định tốt đi chăng nữa, vẫn là một hành động gây hại cho Wikipedia.
Tính mở của Wikipedia đôi lúc bị một bộ phận thành viên tự ý lạm dụng để cố biến nơi đây thành nơi đăng tải các quan điểm một chiều, các nghiên cứu chưa được công bố, kêu gọi vận động vì một mục đích riêng, hay tự quảng bá bản thân. Dù quan điểm nổi bật của thiểu số vẫn được chấp nhận nếu nó có nguồn uy tín kiểm chứng và thành viên xây dựng tích cực vẫn có lúc mắc sai lầm, nhưng cũng có lúc một biên tập viên tạo ra vấn đề dài hạn do cứ cố sửa đổi một hay nhiều trang mà các thông tin đưa vào không được kiểm chứng bởi nguồn đáng tin cậy, hay nhấn mạnh quá mức luận điểm của thiểu số.
Tập hợp lại, những biên tập viên gây rối đang gây hại bằng cách làm suy giảm độ tin cậy của Wikipedia và/hoặc khiến thành viên mất hết kiên nhẫn và từ bỏ dự án trong sự thất vọng.
Một sửa đổi không gây hại khi đứng đơn lẻ vẫn có thể là một phần của quy luật biên tập gây hại. Một nhóm sửa đổi gây hại có thể đứng gần nhau hoặc cách xa nhau về mặt thời gian; chúng có thể xảy ra tại cùng một trang hoặc phân tán ra nhiều trang; chúng có thể rất giống nhau hoặc khác biệt nhau rất lớn.
Những biên tập viên gây hại có thể ngụy trang hành vi của họ dưới dạng đóng góp có ích, nhưng có một số điểm đặc trưng nhằm phân biệt họ với biên tập viên thực sự có ích. Khi thảo luận ban đầu không giải quyết được mâu thuẫn và khi những thành viên không dính líu đã đạt một sự đồng thuận công bình (qua thảo luận cộng đồng hoặc phương thức tương tự), việc phá hoại tiếp diễn là cơ sở cho lệnh cấm và có thể kéo theo chế tài kỷ luật mạnh hơn qua quy trình giải quyết mâu thuẫn. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, chế tài này có thể bao gồm cấm chỉ toàn trang từ Ủy ban Trọng tài hoặc đồng thuận.
Quy định ba lần hồi sửa, nếu được biên tập viên gây hại tuân theo, không được xem là một hình thức tự vệ để đối phó với hành động thực thi quy định này chống lại biên tập viên gây hại. Như được nêu trong quy định đó, "Quy định không phải là quyền được phép lùi sửa một trang một số lần cụ thể nào đó." Quy định ba lần hồi sửa không nên bị vi phạm kể cả bởi biên tập viên đang cố gắng lùi lại sửa đổi gây hại. Phá hoại chắc chắn là gây hại, nhưng sửa đổi gây hại không hẳn là phá hoại; cách tốt hơn hết là làm theo quy trình gợi ý bên dưới thay vì phá vỡ quy tắc này.
Hướng dẫn này chỉ liên quan đến việc vi phạm quy định một cách nghiêm trọng, rõ ràng và lặp lại, không phải vấn đề tế nhị mà những người hợp lý có thể sẽ bất đồng.
Một biên tập viên gây hại có những dấu hiệu sau:
Ngoài ra, những biên tập viên dạng này còn có thể:
Khi cảm thấy thất vọng với cách thức mà một quy định hoặc hướng dẫn đang được áp dụng, một ai đó có thể cố gắng hạ thấp quy tắc hoặc cách hiểu quy tắc bằng cách áp dụng nó liên tục dưới góc nhìn của người này. Đôi khi việc này được thực hiện nhằm chứng minh một quan điểm trong tranh chấp nội bộ. Ở những trường hợp khác, một người có thể cố thực thi quy tắc theo hướng trái với lợi ích chung nhằm khiến nó bị thay đổi.
Hành vi như vậy, bất kể xảy ra ở đâu, đều là gây hại nghiêm trọng và có thể dẫn đến cấm hoặc cấm chỉ. Nếu bạn cảm thấy rằng một quy tắc có vấn đề, trang thảo luận của quy tắc là nơi thích hợp để trình bày quan điểm của bạn. Nếu đơn giản bạn không đồng tình với hành động của thành viên trong một bài viết, đã có trang thảo luận của thành viên hay bài viết liên quan để giải quyết. Nếu việc đối thoại trực tiếp không giải quyết được vấn đề, hãy tham khảo quy trình giải quyết mâu thuẫn.
Có một sự thật là Wikipedia không thể là hình mẫu thống nhất 100%, và những quy tắc của dự án sẽ không bao giờ thực sự hoàn hảo. Nếu đồng thuận của cộng đồng trái ý một cách mạnh mẽ với bạn ngay cả sau khi bạn đã nỗ lực thích đáng, hãy tôn trọng đồng thuận thay vì cố vặn vẹo nó bằng chiến thuật gây hại.
Lưu ý rằng bạn có thể tạo ra một quan điểm mà không phá rối Wikipedia để chứng minh nó.
Trong một số trường hợp, biên tập viên cố ý bám vào một quan điểm làm kéo dài tranh chấp ngay cả khi đồng thuận cộng đồng quyết định rằng bỏ qua nó là việc làm có ích hơn. Đây là hành vi gây hại.
Việc tin rằng bạn có quan điểm hợp lệ không mang lại cho bạn quyền hành động như kiểu quan điểm của bạn phải được cộng đồng chấp nhận khi bạn đã được cho biết điều ngược lại. Việc cộng đồng từ chối quan niệm của bạn không phải là do họ không nghe lời bạn. Hãy ngừng viết, lắng nghe, và xem xét những gì người khác nói với bạn. Cố gắng xem kỹ khía cạnh của họ trong cuộc tranh luận và tìm những điểm mà bạn có thể đồng ý. Đừng nhầm lẫn "lắng nghe" và "đồng ý với".
Đôi lúc, ngay cả khi biên tập viên hành động với ý tốt thì đóng góp của họ vẫn có thể làm lãng phí thời gian, nhất là khi họ không thể hiểu vấn đề ở đây là gì. Mặc dù các thành viên được khuyến khích mạnh dạn làm những gì họ cho là đúng, nhưng có khi sự thiếu sót năng lực làm cản trở họ. Nếu cộng đồng tốn thời gian để dọn dẹp sai sót của biên tập viên và chỉ dẫn họ về quy định và hướng dẫn nhiều hơn mức cần thiết, chế tài có thể được áp dụng.
Biên tập viên có nhiều lúc đăng quan điểm thiểu số vào bài viết. Điều này phù hợp với nhiệm vụ của Wikipedia miễn rằng đóng góp này có khả năng kiểm chứng, không gây nhấn mạnh quá mức và tuân theo WP:NGOAILUONG nếu thích hợp. Nghĩa vụ dẫn chứng nằm ở biên tập viên cung cấp thông tin ban đầu hoặc mong muốn giữ lại thông tin đó.
Theo Wikipedia:Thái độ trung lập:
Tính trung lập yêu cầu mỗi bài viết hoặc trang khác thuộc không gian chính phải thể hiện một cách công bằng tất cả các quan điểm quan trọng được xuất bản bởi nguồn đáng tin cậy, theo tỉ lệ thuận với mức độ nổi bật của từng quan điểm. Việc nhấn mạnh vừa đủ và tránh nhấn mạnh quá mức tức là bài viết không nên mô tả quan điểm thiểu số ở mức độ chi tiết ngang bằng hoặc lớn hơn quan điểm đa số.
Thành viên có thể trình bày tranh chấp công khai đang diễn ra hoặc tranh cãi được nguồn đáng tin cậy ghi lại; bản thân việc trích dẫn một góc nhìn được nêu trong tạp chí học thuật chính thống, sách giáo khoa hoặc chuyên khảo không phải là sửa đổi gây hại. Ngoại lệ trên không áp dụng cho tranh chấp đã giải quyết, ví dụ như rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất. (Bản thân tranh chấp đó là nổi bật.)
Đôi lúc biên tập viên thiện chí có thể bị hiểu lầm bởi xuất bản ngoài luồng hoặc mắc sai lầm. Những người này thường bảo vệ lập trường của mình trong một thời gian ngắn, sau đó thừa nhận vấn đề khi thấy bằng chứng tốt hơn hoặc phản hồi khách quan.
Biên tập viên ác ý gây hại nhiều khi muốn tránh hình thức kỷ luật bằng những cách thức sau:
Dù gì đi nữa, sửa đổi gây hại nêu trên là vi phạm quy định và tiêu chuẩn của dự án.
Sau đây là mô hình biện pháp khắc phục hậu quả, mặc dù những bước này không nhất thiết phải được thực hiện theo trình tự đã nêu. Trong một số tình huống khẩn thiết, một thông báo nhanh đến bảo quản viên là bước đầu tiên tốt nhất; đối với các trường hợp khác, có thể cân nhắc thực thi nhanh chính sách cấm. Nhưng nói chung, quá trình thực hiện từng bước sau đây là phù hợp cho hầu hết trường hợp: