Xuân Sơn (nhà Thanh)

Xuân Sơn
春山
Quận vương nhà Thanh
Đa La Thuận Thừa Quận vương
Tại vị1823 – 1854
Tiền nhiệmLuân Trụ
Kế nhiệmKhánh Ân
Thông tin chung
Sinh1800
Mất1854 (53–54 tuổi)
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Xuân Sơn
(愛新覺羅 春山)
Thụy hiệu
Đa La Thuận Thừa Cần Quận vương
(多羅順承勤郡王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụLuân Trụ
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Lý Giai thị

Xuân Sơn (tiếng Trung: 春山; 1800 – 1854) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuân Sơn được sinh vào giờ Sửu, ngày 10 tháng 4 (âm lịch) năm Gia Khánh thứ 5 (1800), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ tư của Thuận Thừa Giản Quận vương Luân Trụ, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị (李佳氏).[1]

Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), tháng 12, nhờ Khảo phong mà ông được phong làm Trấn quốc Tướng quân (鎮國將軍), nhậm chức Nhị đẳng Thị vệ.[2] Đến tháng 7 năm thứ 3 (1823), vì cha ông qua đời mà ông được thế tập tước vị Thuận Thừa Quận vương đời thứ 13.[3] Tháng 8 năm thứ 8 (1828), ông quản lý sự vụ Tương Hồng kỳ Giác La học (覺羅學). Tháng 4 năm thứ 13 (1833), Hiếu Thận Thành Hoàng hậu qua đời, Đạo Quang Đế lệnh cho Túc Thân vương Kính Mẫn là chính sứ và Xuân Sơn là Phó sứ để tiến hành lễ truy thụy cho Đại hành Hoàng hậu.[4]

Năm thứ 15 (1835), tháng 7, ông được điều làm Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ. Đến tháng 4 năm thứ 18 (1838), thì ông bị cách chức Đô thống.[5] Tháng giêng năm thứ 20 (1840), ông lại được phong làm Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ.[3] Bốn năm sau, ông kiêm thay quyền Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ.[6] Đến tháng 2 năm thứ 25 (1845), ông trở thành Tông Nhân phủ Tả tông nhân (左宗人).[7] Năm thứ 26 (1846), ông lần lượt thay quyền Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần[8] và Đô thống Hán quân Chính Hoàng kỳ.[9] Tháng 8 năm sau, ông kiêm thay quyền Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ.[10] Đến tháng 11 lại quản lý sự vụ Hỏa dược cục (火藥局). Năm thứ 28 (1848), tháng 11, ông được điều làm Hữu tông chính (右宗正).[11] Một năm sau, ông thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.[12] Tháng 5 năm thứ 30 (1850), sau khi Hàm Phong lên ngôi đã phong ông làm Nội đại thần (內大臣).[13]

Năm Hàm Phong nguyên niên (1851), ông thay quyền Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ.[14] Tháng 6 cùng năm, ông nhậm chức Duyệt binh đại thần (閱兵大臣),[15] thay quyền Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[16] Đến tháng 9 năm thứ 3 (1853), lại nhậm Tra thành đại thần (查城大臣). Năm thứ 4 (1854), giờ Tuất, ngày 12 tháng 4 (âm lịch), ông qua đời, thọ 55 tuổi, được truy thụy Thuận Thừa Cần Quận vương (順承勤郡王).[17][18]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Nữu Hỗ Lộc thị (鈕祜祿氏), con gái của Khinh xa Đô úy Phong Thân Nghi Miên (豐紳宜綿) – con trai trưởng của Hòa Lâm.
  • Trắc Phúc tấn:
    • Lưu Giai thị (劉佳氏), con gái của Nhất đẳng Thị vệ Khánh An (慶安).
    • Tha Tháp Lạp thị (他塔拉氏), con gái của Nhất đẳng Thị vệ Phong Thịnh Ngạch (豐盛額).
  • Thứ Phúc tấn: Bố Giai thị (布佳氏), con gái của Tích Lãng A (錫朗阿).
  1. Khiêm Cát (謙吉; 1815 – 1817), mẹ là Đích Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị. Chết yểu.
  2. Khiêm Hưng (謙興; 1826 – 1846), mẹ là Thứ Phúc tấn Bố Giai thị. Vô tự.
  3. Khiêm Văn (謙文; 1832 – 1833), mẹ là Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị. Chết yểu.
  4. Khiêm Trung (謙忠; 1839 – 1841), mẹ là Trắc Phúc tấn Tha Tháp Lạp thị. Chết yểu.
  5. Khánh Ân (慶恩; 1844 – 1881), mẹ là Trắc Phúc tấn Tha Tháp Lạp thị. Năm 1855 được thế tập tước vị Thuận Thừa Quận vương. Sau khi qua đời được truy thụy Thuận Thừa Mẫn Quận vương (順承敏郡王). Có một con trai.
  6. Khánh Lâm (慶霖; 1849 – 1849), mẹ là Trắc Phúc tấn Tha Tháp Lạp thị. Chết yểu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Quốc sử quán (1999). Chú thích Thanh sử cảo. Nhà xuất bản Đài Loan thương vụ. ISBN 9789570516098.
  • Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1856). Văn Khánh, 文庆; Hoa Sa Nạp, 花沙納 (biên tập). 宣宗成皇帝實錄 [Tuyên Tông Thành Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1866). Cổ Trinh, 賈楨; Chu Tổ Bồi, 周祖培; Chu Thập Hồn Bố, 倭什珲布 (biên tập). 文宗顯皇帝實錄 [Văn Tông Hiển Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).
  • Lưu Cẩm Tảo (1912). Thanh triều tục Văn hiến Thông khảo (pdf).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Giới thiệu các Tộc và Hệ trong Yugioh
Trong thế giới bài Yu - Gi- Oh! đã bao giờ bạn tự hỏi xem có bao nhiêu dòng tộc của quái thú, hay như quái thú được phân chia làm mấy thuộc tính
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới từ A tới Z
Bạn đang lên kế hoạch cho lễ cưới của mình? Bạn cần tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước để có một lễ cưới trọn vẹn
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà mọi lập trình viên cần biết
20 Git command mà tôi dùng trong mọi lúc
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo