HMS Somali (F33)

Tàu khu trục HMS Somali (F33) đang neo đậu
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Somali (F33)
Xưởng đóng tàu Swan Hunter, Tyne and Wear, Anh Quốc
Đặt lườn 26 tháng 8 năm 1936
Hạ thủy 24 tháng 8 năm 1937
Nhập biên chế 12 tháng 12 năm 1938
Số phận Trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-703, đắm khi được kéo đi, 25 tháng 9 năm 1942
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Tribal
Trọng tải choán nước
  • 1.850 tấn Anh (1.880 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.520 tấn Anh (2.560 t) (đầy tải)
Chiều dài 377 ft (115 m) (chung)
Sườn ngang 36,5 ft (11,1 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 3 × nồi hơi ống nước Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 44.000 shp (33.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.700 nmi (10.560 km; 6.560 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Tầm hoạt động 524 tấn Anh (532 t) dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 190[1]
Vũ khí

list error: mixed text and list (help)
như thiết kế:

cải biến trong chiến tranh:

  • 6 x hải pháo 4.7 inch L/45 QF Mk. XII trên bệ CP Mk. XIX (3x2);
  • 2 x pháo QF 4 inch (101,6 mm) Mk. XVI trên bệ góc cao Mk. XIX (1x2);
  • 4 x pháo QF 2 pounder Mk. VII phòng không (1x4);
  • 4 x pháo phòng không Oerlikon 20 mm nòng đơn và nòng đôi;
  • 4 x ống phóng ngư lôi 21 inch Mk. IX (1x4);
  • 1 x đường ray và 2 x máy ném mìn sâu

HMS Somali (L33/F33/G33) là một tàu khu trục lớp Tribal được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II, chiếm giữ được chiếc tàu đối phương đầu tiên trong chiến tranh, và tiếp tục hoạt động cho đến khi bị hư hại sau khi trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức U-703, và bị đắm vào ngày 25 tháng 9 năm 1942 tại biển Bắc Cực.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Somali được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Swan Hunter & Wigham RichardsonWallsend, Tyne and Wear trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1935. Nó được đặt lườn vào ngày 26 tháng 8 năm 1936, được hạ thủy vào ngày 24 tháng 8 năm 1937, và nhập biên chế vào ngày 12 tháng 12 năm 1938.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, Somali đã chặn bắt chiếc tàu chở hàng Đức Hannah Böge ở khoảng 350 nmi (650 km) về phía Nam Iceland, trở thành chiếc tàu đầu tiên của đối phương bị bắt giữ như chiến lợi phẩm trong chiến tranh.[2] Đến ngày 15 tháng 5 năm 1940, trong khuôn khổ chiến dịch Na Uy, nó đang đưa Đại tá William Fraser, Tư lệnh Lữ đoàn 24 Bộ binh Cận vệ quay trở lại Harstad sau một chuyến đi trinh sát đến Mo i Rana, khi nó bị máy bay Đức ném bom và bị hư hại. Somali buộc phải quay trở về Anh để sửa chữa với Fraser vẫn tiếp tục ở trên tàu, ông chỉ có thể đến được Harstad vào ngày 23 tháng 5.[3][4]

Sau đó, Somali trở thành soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 6 và trải qua phần lớn thời gian của mùa Đông năm 1940-1941 hộ tống các đợt càn quét của Hạm đội Nhà. Vào tháng 5 năm 1941, thủy thủ của nó đã đổ bộ lên chiếc tàu khảo sát thời tiết Đức München; trước đó thủy thủ của München đã ném máy giải mật mã Enigma xuống biển trong một bao có đồ dằn. Tuy nhiên, những tài liệu hướng dẫn sử dụng máy Enigma cùng các bảng mật mã vẫn còn lại trên tàu, giúp có được bước đột phá lớn cho các nhóm giải mã Đồng Minh.

Vào ngày 13 tháng 8 năm 1942, Somali cứu được 105 người trên chiếc tàu hàng Hoa Kỳ Almeria Lykes, vốn trúng ngư lôi phóng từ các xuồng E-boat Đức đang khi tham gia Chiến dịch Pedestal, một đợt chuyển hàng tiếp liệu đến Malta đang bị đối phương phong tỏa tại Địa Trung Hải. Những người sống sót được đưa đến Gibraltar sau đó.[5]

Vào ngày 20 tháng 9 năm 1942, Somali trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức U-703 đang khi hộ tống cho Đoàn tàu QP 14 đi sang Nga tại biển Bắc Cực. Nó bị đánh trúng vào phòng động cơ, và mặc dù được chiếc tàu chị em Ashanti kéo đi, nó bị đắm ở tọa độ 69°11′B 15°32′T / 69,183°B 15,533°T / 69.183; -15.533 vào ngày 25 tháng 9 vì thời tiết quá xấu khiến thân tàu bị gảy làm đôi. Trong số 102 người có mặt trên tàu, chỉ có 35 người được cứu sống. Somali là chiếc tàu khu trục lớp Tribal cuối cùng của Hải quân Hoàng gia bị đánh chìm trong chiến tranh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Helgason, Guðmundur. “Tribal class”. Uboat.net. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ “ADM 199/393 - Home Fleet War Diaries 1939-41”. Admirals. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ Derry 1995, tr. 182–183
  4. ^ Joslen 2003, tr. 270
  5. ^ “Joel Blane James”. K Mahlberg. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]