Nguyễn Trần Duy Nhất

Nguyễn Trần Duy Nhất
Nguyễn Trần Duy Nhất vào năm 2024
Sinh21 tháng 3, 1989 (35 tuổi)
Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Tên khác
  • No.1
  • Cường 1
Trường lớpTrường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2009–nay
Quê quánQuảng Ngãi, Việt Nam
Chiều cao1,67 m (5 ft 6 in)
Cân nặng61 kg (134 lb; 9,6 st)
Phối ngẫu
Huỳnh Thị Kim Oanh[1][2] (cưới 2018)
Con cái3[1][3]
Cha mẹ
  • Nguyễn Trần Diệu (cha)
  • Minh Ánh Ngọc (mẹ)
Hạng cân
  • Lightweight
  • Featherweight
Võ thuật
Đến từThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐộiNo.1 Muay Club
Sự nghiệp kickboxing
Tổng20
Thắng15
Thua4
Hòa1
Sự nghiệp Mixed Martial Arts
Tổng4
Thắng4
Knockout2
Submission1
Phán quyết của trọng tài1
Thua0
Thành tích huy chương

Nguyễn Trần Duy Nhất (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1989) là một nam võ sĩ kiêm vận động viên chuyên nghiệp người Việt Nam. Với bộ môn sở trường của anh là Muay Thái,[G. chú 1] Kun Khmer[G. chú 2]Lethwei,[G. chú 3] anh hiện đang ký hợp đồng tham gia thi đấu các mùa giải và sự kiện của ONE ChampionshipWorld Lethwei Championship.

Nguyễn Trần Duy Nhất là nhà vô địch thế giới các giải của Liên đoàn Muay Thái thế giới (WMF) chín lần, là vận động viên bốn lần thi đấu giành huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á bộ môn Muay Thái. Anh cũng từng chiến thắng các giải đấu như: Giải vô địch Muay Thái nghiệp dư Thế giới (IFMA), vô địch Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á năm 2013,[4] vô địch Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009, Đại hội Thể thao Trong nhà châu ÁĐại hội Thể thao Bãi biển châu Á. Anh thường được biết đến với biệt danh "Độc cô cầu bại" nhờ khả năng đánh võ điêu luyện của mình.[5][6]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trần Duy Nhất có nguyên quán tỉnh Quảng Ngãi, sinh ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh cũ,[G. chú 4] nay thuộc tỉnh Khánh Hòa.[G. chú 5] Sau đó, anh được nuôi dưỡng và lớn lên tại Lâm Đồng.

Anh xuất thân từ gia đình theo nghiệp võ thuật. Cha anh là Nguyễn Trần Diệu, võ sư sáng lập bộ môn Tân Gia Quyền của Võ thuật Việt Nam, mẹ là võ sĩ Minh Ánh Ngọc.[7] Cả hai người đã từng vô địch quốc gia trên võ đài tự do nhiều năm về trước. Duy Nhất có một chị gái và hai em trai. Anh bắt đầu tập luyện võ thuật từ năm lên ba tuổi. Sau đó bắt đầu thi đấu ở các giải đấu cơ sở khi lên 14 tuổi.[8]

Năm 2007, Duy Nhất rời Lâm Đồng vào Thành phố Hồ Chí Minh theo đuổi đam mê của bản thân, học ở Trường Đại học Thể dục thể thao. Anh bắt đầu tiếp xúc với bộ môn Muay Thái rất tình cờ. Duy Nhất đã trả lời rằng, anh biết đến Muay Thái từ bộ phim Ong-Bak: Muay Thai Warrior. Anh nói:[9][10]

"Lần đầu tiên tôi thấy Muay Thái là tại bộ phim Ong Bak của Tony Jaa. Tôi cảm thấy môn này sao thật tương đồng với những thế võ mà cha và mẹ hay dùng để thi đấu. Vì thế, tôi quyết định thử sức. Quyết định này được bố mẹ tôi vô cùng ủng hộ".

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp nghiệp dư Muay Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trần Duy Nhất tham gia giải đấu Muay Thái ra mắt đầu tiên năm 2009, tại Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009. Anh thi đấu hạng featherweight của nam (54 – 57 kg). Tại giải này, anh thua võ sĩ Kittisak Boonsemsen người Thái Lan với điểm 0 - 5 trong trận chung kết và giành Huy chương Bạc.[9]

Trong năm 2009, Duy Nhất cũng tham gia Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009, tiếp tục ở hạng featherweight. Anh đã giành chiến thắng trước Weerapol Nonting người Thái Lan, tỷ số 4 - 1, giành Huy chương Vàng duy nhất cho đội tuyển Việt Nam trong bộ môn Muay Thái.[11]

Anh tham gia Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần đầu tiên ở SEA Games 2009 tại Viêng Chăn, Lào. Ở hạng featherweight anh giành được Huy chương Bạc.[12] Đại hội Thể thao Đông Nam Á là giải đấu hai năm một lần, bộ môn võ thuật nghiệp dư. Duy Nhất đã tham gia các mùa SEA Naypidaw 2013 tại Myanmar, SEA Kuala Lumpur 2017MalaysiaSEA Luzon 2019Philippines. Và ở ba giải đấu này, anh đều giành Huy chương Đồng Muay Thái.

Vào ngày 02 tháng 07 năm 2013, Nguyễn Trần Duy Nhất đánh bại Daniiar Kashkaraev, người Kyrgyz với tỷ số 5–0, giành Huy chương Vàng Muay Thái hạng featherweight tại Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2013.[13][14]

Võ thuật chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Duy Nhất đánh bại Victor Pinto (võ sĩ em trai của Antuan Siangboxing) tại giải THAI FIGHT Vietnam bằng quyết định của trọng tài. Đây cũng là sự kiện chuyên nghiệp mà Duy Nhất tham gia, khác hẳn về tính chất đối với thể thao nghiệp dư.[15] Vào ngày 23 tháng 9 năm 2017, Nguyễn Trần Duy Nhất thi đấu tại lễ khai mạc sự kiện Asia Fighting Championship, anh đã đánh bại Huang Guang Wan trong hiệp hai bằng TKO. Anh tham gia trận đấu thứ hai ở Asia Fighting Championship, đối đầu Zhao Zhan Shi vào ngày 21 tháng 09 năm 2018. Sau ba hiệp đấu, Duy Nhất chiến thắng đồng thuận thuận unanimous decision.[16]

Nguyễn Trần Duy Nhất ký kết hợp đồng với giải đấu ONE Championship, bắt đầu ra mắt trận đầu tiên tại sự kiện ONE Championship: Immortal Triumph, ngày 06 tháng 09 năm 2019.[17][18][19] Đây cũng là lần đầu tiên một sự kiện ONE FC được tổ chức tại Việt Nam, ở Nhà thi đấu Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh. Duy Nhất đối đầu với Azwan Che Wil người Malaysia, chiến thắng KO ở hiệp ba.[20][21]

Ngày 22 tháng 11 năm 2019, anh thi đấu với Yuta Watanabe người Nhật tại ONE Championship: Edge Of Greatness, và thắng KO ở hiệp hai. Duy Nhất đang trong giai đoạn tiếp tục tham gia One FC, giải đấu võ thuật chuyên nghiệp hàng đầu châu Á và đặc biệt trên thế giới.

Sự nghiệp Kun Khmer

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 06 năm 2022, Duy Nhất có trận đấu Kun Khmer đầu tiên tại sàn thi đấu Wurkz, Phnôm Pênh. Duy Nhất bị dính cú đấm nặng ở hiệp 2 (5:54 trong clip) và trọng tài phải đếm đến 7, nhưng sau đó vẫn có thể đứng dậy tiếp tục tranh tài. Sau khi hết thời gian thi đấu, trọng tài xác định phần thắng chung cuộc thuộc về Khun Bora và Nguyễn Trần Duy Nhất vui vẻ quay sang chúc mừng đối thủ.[22]

Sự nghiệp Lethwei

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, Nguyễn Trần Duy Nhất ký kết hợp đồng với World Lethwei Championship, bắt đầu tham gia thi đấu chuyên nghiệp Lethwei.[23][23]

Ngày 22 tháng 02 năm 2019, Duy Nhất có trận đấu Lethwei đầu tiên tại WLC 7: Mighty Warriors, chiến thắng Pich Mtes Khmang bằng KO ở phút 2:13 của hiệp một.[24][25]

Ngày 02 tháng 08 năm 2019, anh tiếp tục tham gia sự kiện World Lethwei Championship ở WLC 9: King of Nine Limbs, đánh bại Izat Zaki bằng unanimous decision.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 5× World Muaythai Federation, Vô địch.
  • 2018 Uni Super Championship Tournament, Vô địch.
  • 3 2019 IFMA World Muaythai Championships Men's hạng 60 kg, Huy chương Đồng.
  • 3 2017 SEA Games Muay Thai Men's hạng 57 kg, Huy chương Đồng.
  • 1 2016 Asian Beach Games Muay Thai Men's hạng Featherweight, Huy chương Vàng.
  • 1 2014 Asian Beach Games Muay Thai Men's hạng Featherweight, Huy chương Vàng.
  • 1 2013 Asian Indoor and Martial Arts Games Men's hạng Featherweight, Huy chương Vàng.
  • 3 2013 SEA Games Muay Thai Men's hạng 60 kg, Huy chương Đồng.
  • 2 2009 SEA Games Muay Thai Men's hạng Featherweight, Huy chương Bạc
  • 2 2009 Asian Martial Arts Games Men's hạng Featherweight, Huy chương Bạc.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Muay Thái

[sửa | sửa mã nguồn]
Thống kê Muay Thái chuyên nghiệp
12 trận thắng, 2 trận thua, 1 trận hòa
Ngày Kết quả Đối thủ Sự kiện Địa điểm Kết quả Vòng Thời gian
22/11/2019 Thắng Nhật Bản Yuta Watanabe ONE Championship: Edge Of Greatness Kallang, Singapore KO (head kick) 2 0:30
06/09/2019 Thắng Malaysia Azwan Che Wil ONE Championship: Immortal Triumph Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam KO (punch) 3 2:45
17/08/2019 Thắng Thái Lan Sumata Khannonthan Hà Nội, Việt Nam Decision 3 3:00
23/12/2018 Thắng Thái Lan Phimwong Kitti Uni Super Championship Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Decision 3 3:00
Wins 2018 USC Tournament
21/09/2018 Thắng Trung Quốc Zhao Zhan Shi Asia Fighting Championship 2 Kuala Lumpur, Malaysia Decision (unanimous) 3 3:00
23/09/2017 Thắng Trung Quốc Huang Guang Wan Asia Fighting Championship 1 Singapore TKO (low kicks) 2 1:19
05/12/2016 Hòa Pháp Arthur Meyer King Rama 9 Memorial Bangkok, Thailand Decision 3 3:00
24/10/2015 Thắng Pháp Victor Pinto THAI FIGHT Vietnam Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Decision 3 3:00
23/01/2012 Thắng Ý Mathias Gallo Cassarino WMF Pro-am World Championship Semifinal Bangkok, Thailand Decision 3 3:00
Chú thích:       Thắng       Thua       Hòa/không kết quả       Ghi chú
Thống kê Kun Khmer chuyên nghiệp
0 thắng, 1 thua, 0 hòa
Ngày Kết quả Đối thủ Sự kiện Địa điểm Kết quả Vòng Thời gian
25/06/2022 Thua Campuchia Khoun Bora Đấu hữu nghị quốc tế Wurkz[26] Phnôm Pênh, Campuchia Quyết định bởi trọng tài 3 3:00
Chú thích:       Thắng       Thua       Hòa/không kết quả       Ghi chú
Thống kê Lethwei chuyên nghiệp
2 thắng, 0 thua, 0 hòa
Ngày Kết quả Đối thủ Sự kiện Địa điểm Kết quả Vòng Thời gian
02/08/2019 Thắng Malaysia Izat Zaki WLC 9: King of Nine Limbs Mandalay, Myanmar Decision (unanimous) 5 3:00
22/02/2019 Thắng Campuchia Pich Mtes Khmang WLC 7: Mighty Warriors Mandalay, Myanmar KO 1 2:13
Chú thích:       Thắng       Thua       Hòa/không kết quả       Ghi chú
  1. ^ Muay Thái: bộ môn võ thuật cổ truyền trong lịch sử Thái Lan, nơi võ sĩ chiến đấu quyết liệt toàn bộ phận cơ thể. Bộ môn này phổ biến châu Á.
  2. ^ Kun Khmer: bộ môn võ thuật cổ truyền phổ biến của Campuchia, nơi võ sĩ tấn công quyết liệt toàn bộ phận cơ thế (đấm, đá, cùi trỏ và đòn đầu gối).
  3. ^ Lethwei: bộ môn võ thuật cổ truyền phổ biến trong lịch sử của Myanmar. Các kỹ thuật của Lethwei tấn công kịch liệt và đa dạng.
  4. ^ Tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú YênKhánh Hòa hiện nay).
  5. ^ Ngày 01 tháng 07 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Thanh Anh (7 tháng 4 năm 2021). “Nguyễn Trần Duy Nhất và vợ hơn 7 tuổi quen nhau như thế nào?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Anh Trang (10 tháng 8 năm 2024). "Độc cô cầu bại" Duy Nhất lấy vợ là học trò hơn 7 tuổi”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Minh Khang (20 tháng 9 năm 2024). “Nguyễn Trần Duy Nhất tình tứ bên vợ bầu”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ “Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á: Nguyễn Trần Duy Nhất giành HCV thứ hai cho Việt Nam”. Tin thể thao. ngày 2 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất: Niềm hy vọng của Việt Nam tại ONE Championship”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Huyền thoại kỳ lạ làng Muay”. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Mother inspired champion”. Vietnamnet. ngày 24 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ “Võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất: Phía sau ánh hào quang!”. Báo Quân đội Nhân dân. ngày 19 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ a b “Nguyen Tran Duy Nhat Will Carry The Torch For Vietnam At ONE: IMMORTAL TRIUMPH”. www.onefc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ “Nguyễn Trần Duy Nhất và câu chuyện gắn với Muay Thái: Bắt đầu từ một bộ phim và phần còn lại đã trở thành lịch sử”. Tin tức online. ngày 5 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ “Nhat wins only gold medal in Muay Thai”. Viet Nam News. ngày 8 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  12. ^ “Medallist by event - Sea Games Laos 2009”. issuu. ngày 27 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “Ngugen Tran Duy Nhat and Daniiar Kashkaraev Photos”. Zimbio. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ “Second gold for Vietnam at Asian Indoor Games”. english.vov.vn. ngày 2 tháng 7 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “Thai Fight Vietnam”. muaythaitv.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “Asia Fighting Championship 2”. Asia Fighting Championship. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  17. ^ “Nguyen Tran Duy Nhat Electrifies Hometown Crowd With Third-Round Knockout”. www.onefc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  18. ^ “ONE "Immortal Triumph" Highlights: Watch Nguyen Tran Duy Nhat Wreck Azwan Che Wil”. The Mix. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ “Nguyen Tran Duy Nhat Looks Back On Breakout Performance In Vietnam”. www.onefc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  20. ^ “ONE: IMMORTAL TRIUMPH's Stacked Lineup Of 15 World Champions”. www.onefc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  21. ^ “Vietnamese kickboxers to compete in Asian tourney”. Vietnam+. ngày 20 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ Nguyễn Trần Duy Nhất thua võ sĩ Campuchia khi đi du đấu võ cổ truyền. Nhật báo VOV.VN, đăng ngày 26/06/2022
  23. ^ a b “Duy Nhất kéo dài mạch chiến thắng tại giải World Lethwei Championship”. The Thao Hồ Chí Minh. ngày 8 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  24. ^ 'Độc cô cầu bại' Duy Nhất thắng đối thủ nhờ tung tuyệt kỹ”. The Thao Hồ Chí Minh. ngày 3 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  25. ^ “Full results from World Lethwei Championship 7”. The Fight Nation. ngày 23 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2020.
  26. ^ Đấu tại sàn thi đấu Wurks, Kênh Youtube - King of Fighters Kick Boxing, ngày 25/06/2022

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]