Phú Khánh (tỉnh)

Phú Khánh
Tỉnh
Tỉnh Phú Khánh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
Tỉnh lỵThành phố Nha Trang
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện
Thành lập1975
Giải thể1989
Địa lý
Tọa độ: 12°15′21″B 109°11′50″Đ / 12,255872°B 109,197148°Đ / 12.255872; 109.197148
Tỉnh Phú Khánh (màu đỏ) năm 1976

Phú Khánh là một tỉnh cũ của Việt Nam tồn tại từ ngày 29 tháng 10 năm 1975 đến 30 tháng 6 năm 1989.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Phú Khánh có vị trí địa lý:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Phú Khánh được hợp nhất từ tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trangthị xã Cam Ranh thời Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi thành lập tỉnh Phú Khánh, các huyện mới cũng được thành lập trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ, cụ thể:

  • Hợp nhất thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm thành huyện Cam Ranh.
  • Hợp nhất hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa thành huyện Khánh Ninh.
  • Hợp nhất hai huyện Diên Khánh và Vĩnh Xương thành huyện Khánh Xương.
  • Hợp nhất huyện Vĩnh Khánh với một số xã của huyện Vĩnh Sơn thành huyện Khánh Vĩnh.
  • Sáp nhập các xã còn lại của huyện Vĩnh Sơn vào huyện Khánh Sơn.
  • Hợp nhất hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thành huyện Tây Sơn.
  • Hợp nhất quận I và quận II của thành phố Nha Trang (cũ) thành thị xã Nha Trang (thị xã tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh).[1]

Tỉnh Phú Khánh vào cuối năm 1975 bao gồm thị xã Nha Trang (tỉnh lị), thị xã Tuy Hòa và 9 huyện: Cam Ranh, Đồng Xuân, Khánh Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Khánh Xương, Tây Sơn, Tuy An, Tuy Hòa[1].

Tháng 3 năm 1977, thành lập các huyện lớn như sau[2]:

  • Sáp nhập huyện Khánh Sơn vào huyện Cam Ranh
  • Hợp nhất 2 huyện Khánh Xương và Khánh Vĩnh thành huyện Diên Khánh
  • Hợp nhất 2 huyện Tuy An, Đồng Xuân và 4 xã: Sơn Long, Sơn Đỉnh, Sơn Xuân, Phú Mỗ của huyện Tây Sơn được hợp nhất thành huyện Xuân An
  • Sáp nhập thị xã Tuy Hòa vào huyện Tuy Hòa và chuyển thị xã Tuy Hòa thành thị trấn Tuy Hòa thuộc huyện Tuy Hòa
  • Sáp nhập 7 xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thanh, Vĩnh Trung, Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Ngọc của huyện Vĩnh Xương cũ vào thị xã Nha Trang, và được chuyển thành thành phố Nha Trang.

Tháng 9 năm 1978, tái lập thị xã Tuy Hòa từ một phần huyện Tuy Hòa, chia huyện Xuân An thành 2 huyện: Tuy An và Đồng Xuân, đồng thời, 4 xã: Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Xuân An cũ được chuyển về huyện Tây Sơn[3].

Tháng 3 năm 1979, chia lại huyện Khánh Ninh thành 2 huyện: Ninh Hòa và Vạn Ninh[4].

Tháng 12 năm 1982, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai được sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh.[5]

Tháng 12 năm 1984, chia huyện Tây Sơn thành 2 huyện: Sông Hinh và Sơn Hoà.[6]

Ngày 27 tháng 6 năm 1985, tái lập huyện Khánh Sơn từ một phần huyện Cam Ranh; tái lập huyện Khánh Vĩnh từ một phần huyện Diên Khánh; thành lập huyện Sông Cầu từ một phần huyện Đồng Xuân.[7].

Đến cuối năm 1988, tỉnh Phú Khánh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thành phố Nha Trang (tỉnh lị), thị xã Tuy Hòa và 13 huyện: Cam Ranh, Diên Khánh, Đồng Xuân, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Sơn Hòa, Sông Cầu, Sông Hinh, Trường Sa, Tuy An, Tuy Hòa, Vạn Ninh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh để tái lập tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa:[8]


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tư liệu lịch sử đảng bộ tỉnh Phú Khánh[liên kết hỏng]. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 03/5/2011.
  2. ^ Quyết định số 49-CP ngày 10 tháng 3 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh.
  3. ^ Quyết định số 241-CP ngày 22 tháng 9 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ về việc chia một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh.
  4. ^ Quyết định số 85-CP ngày 5 tháng 3 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Khánh Ninh thuộc tỉnh Phú Khánh thành hai huyện lấy tên là huyện Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh
  5. ^ Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 1982 về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh
  6. ^ Quyết định số 179-HĐBT ngày 27 tháng 12 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia huyện Tây Sơn, tỉnh Phú Khánh
  7. ^ Quyết định 189-HĐBT năm 1985 điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh
  8. ^ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-phan-vach-dai-gioi-hanh-chinh-cua-cac-tinh-Nghia-Binh-Phu-Khanh-va-Binh-Tri-Thien-42792.aspx
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 248: Quyết chiến tại tử địa Shinjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 248: Quyết chiến tại tử địa Shinjuku - Jujutsu Kaisen
Những tưởng Yuuji sẽ dùng Xứ Hình Nhân Kiếm đâm trúng lưng Sukuna nhưng hắn đã né được và ngoảnh nhìn lại phía sau
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh, họ sẽ thường phải hứng chịu những cơn đau đầu đột ngột
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
7 loại mặt nạ giấy thần thánh phục hồi da cấp tốc
Sản phẩm mặt nạ giấy này được ngâm trong tinh chất chiết xuất từ các loại hoa làm lành da rất dịu nhẹ