P. maculatus sống tập trung trên các rạn viền bờ (ít khi nhìn thấy ở khu vực rạn san hô ngoài khơi xa), độ sâu có thể đến ít nhất là 100 m.[4] Ở rạn san hô Great Barrier, cá con được tìm thấy gần san hô Acropora dạng cụm, chủ yếu trên nền cát; cá trưởng thành thường sống gần Acropora dạng tấm hơn.[13]
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. maculatus là 125 cm.[4] Loài này có màu đỏ nâu hoặc lục xám tùy theo môi trường mà chúng sinh sống, nhưng trên cơ thể luôn xuất hiện dày đặc các chấm màu xanh lam óng. Các chấm xanh ở đầu và thân trước nhìn chung lớn hơn; một vài đốm thường kéo dài thành những vạch ngắn là đặc điểm giúp phân biệt P. maculatus với Plectropomus leopardus,[14] và có thể với cả Plectropomus pessuliferus.
Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 88–101.[15]
P. maculatus mang giới tính đực từ khi còn là cá con, nhưng cũng có thể là từ cá cái trưởng thành chuyển đổi thành (những con đực này được gọi là lưỡng tính tiền nữ).[16]
P. maculatus có thể sống được đến ít nhất là 13 năm.[17] Loài cá mú này hợp thành đàn để sinh sản. Ở bờ đông Úc, P. maculatus và P. leopardus có thể tạp giao với nhau.[18][19]
P. maculatus còn nhỏ lợi dụng vẻ ngoài giống với cá nóc độc để tránh sự săn lùng của những loài ăn thịt (gọi là bắt chước kiểu Bates) cũng như để tăng khả năng tiếp cận con mồi được nhắm đến (bắt chước tấn công). Tương tự, P. maculatus lợi dụng vẻ ngoài và hành vi tìm kiếm các loài giáp xác dưới đáy biển của S. monogramma để săn những loài cá bống sống dưới cát.[21]
P. maculatus được khai thác ở vài nơi trong phạm vi phân bố của chúng.[1] Tuy là một loài cá thực phẩm được đánh giá có thịt rất ngon, P. maculatus có thể gây ngộ độc ciguatera.[4]
^Fricke, Ronald; Teitelbaum, Antoine; Wantiez, Laurent (2015). “Twenty-one new records of fish species (Teleostei) from the New Caledonian EEZ (south-western Pacific Ocean)”. Marine Biodiversity Records. 8: e123. doi:10.1017/S1755267215000986. ISSN1755-2672.
^Wen, C. K. C.; Pratchett, M. S.; Almany, G. R.; Jones, G. P. (2013). “Patterns of recruitment and microhabitat associations for three predatory coral reef fishes on the southern Great Barrier Reef, Australia”. Coral Reefs. 32 (2): 389–398. doi:10.1007/s00338-012-0985-x. ISSN1432-0975.
^Adams, S. (2003). “Morphological ontogeny of the gonad of three plectropomid species through sex differentiation and transition”. Journal of Fish Biology. 63 (1): 22–36. doi:10.1046/j.1095-8649.2003.00098.x.
^Frisch, A.; Van Herwerden, L. (2006). “Field and experimental studies of hybridization between coral trouts, Plectropomus leopardus and Plectropomus maculatus (Serranidae), on the Great Barrier Reef, Australia”. Journal of Fish Biology. 68 (4): 1013–1025. doi:10.1111/j.0022-1112.2006.00977.x. ISSN0022-1112.
^van Herwerden, L.; Choat, J. H.; Dudgeon, C. L.; Carlos, G.; Newman, S. J.; Frisch, A.; van Oppen, M. (2006). “Contrasting patterns of genetic structure in two species of the coral trout Plectropomus (Serranidae) from east and west Australia: introgressive hybridisation or ancestral polymorphisms”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 41 (2): 420–435. doi:10.1016/j.ympev.2006.04.024. ISSN1055-7903. PMID16806990.
^Frisch, Ashley J. (2006). “Are juvenile coral-trouts (Plectropomus) mimics of poisonous pufferfishes (Canthigaster) on coral reefs?”. Marine Ecology. 27 (3): 247–252. doi:10.1111/j.1439-0485.2006.00103.x. ISSN0173-9565.
^ abChen, K.-S.; Wen, C. K.-C. (2018). “The predator's new clothes: juvenile Plectropomus maculatus, a mimic of Scolopsis monogramma”. Coral Reefs. 37 (4): 1241–1241. doi:10.1007/s00338-018-01746-9. ISSN1432-0975.
He, Song; Harrison, Hugo B.; Berumen, Michael L. (2018). “Species delineation and hybrid identification using diagnostic nuclear markers for Plectropomus leopardus and Plectropomus maculatus”. Fisheries Research. 206: 287–291. doi:10.1016/j.fishres.2018.05.022. ISSN0165-7836.