Ý Tĩnh Đại Quý phi

Ý Tĩnh Đại Quý phi
懿靖大貴妃
Thanh Thái Tông phi
Thông tin chung
Sinh?
A Bá Cai, Mông Cổ
Mất1674
Từ Ninh cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Chiêu lăng
Phu quânLâm Đan hãn
Thanh Thái Tông
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Đức Lặc Cách Đức Lặc
(博爾濟吉特德勒格德勒)
Tôn hiệu
Ý Tĩnh Đại Quý phi
(懿靖大貴妃)
Tước hiệuNang Nang Thái hậu
(囊囊太后)
Tây Đại Phúc tấn
(西大福晉)
Lân Chỉ cung Quý phi
(麟趾宮貴妃)
Ý Tĩnh Đại Quý phi
(懿靖大貴妃)
Thân phụĐa Nhĩ Tế

Ý Tĩnh Đại Quý phi (chữ Hán: 懿靖大貴妃; ? - 1674), Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị, thông gọi Nang Nang (囊囊), có thuyết tên thật là Đức Lặc Cách Đức Lặc (德勒格德勒)[1], lại có thuyết tên Na Mộc Chung (娜木鍾)[2].

Bà được biết đến là một Phúc tấn của Lâm Đan Hãn, sau trở thành phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Quý phi không rõ năm sinh, là con gái của Quận vương Đa Nhĩ Tế (多爾濟) của bộ A Bá Cai (阿霸垓部) - một bộ tộc là hậu duệ của Biệt Lý Cổ Đài (別里古台), em trai của Thành Cát Tư Hãn. Bà có một người chị là A Hải (阿海), thê tử của Thạc Lũy (硕垒) - Xa Thần hãn của bộ tộc Khách Nhĩ Khách. Khi trưởng thành, Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị được gả làm Đại Phúc tấn của Lâm Đan hãn, được cho thống lĩnh 1 trong các Oát Nhĩ Đóa của Lâm Đan hãn, đương thời xưng gọi [Nang Nang Phúc tấn; 囊囊福晉].

Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), Lâm Đan Hãn qua đời. Cùng năm đó, Nang Nang Phúc tấn hạ sinh A Bố Nại (阿布奈) - con trai của Lâm Đan Hãn. Con trai của Lâm Đan và Tô Thái Thái hậu (蘇泰太后) là Ngạch Triết kế vị làm Đại hãn, còn Nang Nang Phúc tấn từ đó được gọi là [Nang Nang Thái hậu; 囊囊太后].

Năm Thiên Thông thứ 9 (1635), ngày 20 tháng 7 (âm lịch), Quách Lặc Đồ Sắc Thần (郭勒圖色臣), cùng với vạn họ A Hột (阿纥) của Nang Nang Thái hậu thống quản đã cùng với Đại tể tang Tác Nặc Mộc đài cát (索诺木台吉) dẫn 1.500 hộ, tổng cộng hơn 5.000 người đã xin quy phục Hậu Kim. Có thể thấy, yêu cầu này mang lại lợi ích chính trị rất lớn cho Hậu Kim, Hoàng Thái Cực dụ Đại Bối lặc Đại Thiện rằng:"Phúc tấn lấy Sát Cáp Nhĩ hãn, có danh xưng Đại Phúc tấn. Rất xứng để dạm hỏi". Dù vậy, Đại Thiện chối từ, ý muốn cưới Tô Thái Thái hậu, nhưng Hoàng Thái Cực lấy lý do sẽ ban Tô Thái Thái hậu cho Tế Nhĩ Cáp Lãng mà từ chối yêu cầu này của Đại Thiện. Hoàng Thái Cực mấy lần dụ Đại Thiện nên cân nhắc cưới Nang Nang Thái hậu, nhưng Đại Thiện vẫn không đồng ý[3].

Sau cùng, A Ba Thái (阿巴泰) cùng đông đảo quan thần kiến nghị Hoàng Thái Cực nên nạp Nang Nang Thái hậu. Hoàng Thái Cực tỏ vẻ, vì trước đã cưới Đậu Thổ Môn Phúc tấn của Lâm Đan Hãn, nay lại cưới Nang Nang Thái hậu thì không hợp lễ, mấy lần từ chối. Qua hơn ấy tháng, chư Vương, Bối lặc cùng quan thần dâng sớ khẩn cầu Hoàng Thái Cực cưới Nang Nang Thái hậu vào cung, đến đây ông mới đồng ý[4]. Nang Nang Thái hậu do đó trở thành một trong các Phúc tấn của ông.

Năm Thiên Thông thứ 10 (1636), Phúc tấn Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị hạ sinh con gái thứ 11 của Hoàng Thái Cực, tức Cố Luân Đoan Thuận Trưởng công chúa. Cũng trong năm đó, Hoàng Thái Cực đăng cơ Hoàng đế, lập ra Đại Thanh. Hoàng Thái Cực sách lập Triết Triết làm Trung cung Quốc quân Phúc tấn, vị hiệu Hoàng hậu. Còn Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị trở thành Quý phi, cư Lân Chỉ cung, do đó xưng gọi [Tây cung Lân Chỉ cung Đại Phúc tấn Quý phi; 西宮麟趾宮大福晉貴妃] hay [Lân Chỉ cung Quý phi][5][6]. Khi ấy, địa vị của bà dưới Hoàng hậu và sủng phi của Hoàng Thái Cực là Hải Lan Châu. Bên dưới bà, có Diễn Khánh cung Thục phi (tức Đậu Thổ Môn Phúc tấn) cùng Vĩnh Phúc cung Trang phi (tức Hiếu Trang Văn Hoàng hậu).

Năm Sùng Đức thứ 6 (1641), ngày 20 tháng 12 (tức ngày 20 tháng 1 năm 1642), Quý phi Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị hạ sinh con trai thứ 11, cũng là con trai út của Hoàng Thái Cực - Bác Mục Bác Quả Nhĩ.

Tôn vị Đại Quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị thứ 9 (1652), tháng 10, Thuận Trị Đế quyết định dâng tôn huy hiệu cho hai vị Quý phi và Thục phi của Tiên Đế. Vậy là, Quý phi Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị được dâng tôn hiệu [Ý Tĩnh Đại Quý phi; 懿靖大貴妃][7].

Sách văn viết:

Năm Khang Hi thứ 2 (1663), Ý Tĩnh Đại Quý phi cùng Khang Huệ Thục phi ở tại hai bên điện phía Bắc của Từ Ninh cung. Còn các thị Thứ phi khác của Hoàng Thái Cực cùng Hiếu Trang Thái hoàng thái hậu ở tại bên trong sân viện của Từ Ninh cung. Căn cứ Khang Hi Khởi cư chú (康熙起居注) ghi lại các hoạt động của Khang Hi Đế, đương thời khi đến thăm nhóm gỏa phụ tại Từ Ninh cung, Hoàng đế đều sẽ đến trước chỗ của Ý Tĩnh Đại Quý phi mà ["Tỉnh thị"; 省視], tức coi thăm; sau đó mới đến trước Thái hoàng thái hậu, Hoàng thái hậu hành lễ ["Thỉnh an"; 請安].

Năm Khang Hi thứ 13 (1674), Ý Tĩnh Đại Quý phi qua đời. Không rõ bao nhiêu tuổi. An táng tại Phi viên tẩm trong Chiêu lăng.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Cố Luân Đoan Thuận Trưởng Công chúa [固倫端順長公主; 1636 - 1650], con gái thứ 11 của Hoàng Thái Cực. Hạ giá Nhất đẳng Tinh kỳ ha phiên Cát Nhĩ Mã Tác Nặc Mộc (噶尔玛索诺木) của bộ tộc A Bá Cai, đặc ban [Cố Luân công chúa].
  2. Bác Mục Bác Quả Nhĩ [博穆博果爾; 20 tháng 1 năm 1642 - 22 tháng 8 năm 1656], con trai thứ 11 của Hoàng Thái Cực. Bị đồn là chồng trước của Đổng Ngạc phi. Năm Thuận Trị thứ 12 (1655), tấn [Tương Thân vương; 襄親王], sang năm thì qua đời. Thụy Tương Chiêu Thân vương (襄昭親王).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 宝音初古拉文章中,德勒格德勒(dlegdle)、德勒格德勒太后(dlegdle tayiqu)一名来源于达尔麻著《金轮千辐》。
  2. ^ 宝音初古拉文章中,娜木钟一名来源于《清皇室四谱·卷二》。
  3. ^ 關嘉錄、佟永功、關照宏(編譯). 天聰九年檔. 天津古籍出版社. 1987: 89 [2018-12-15] (简体中文).
  4. ^ 中国第一历史档案馆 编. 清初内国史院满文档案译编·上. 新华书店北京发行所 发行;北京彩虹印刷厂 印刷 第一版. 北京永安路106号: 光明日报出版社: 179. 1989 (简体中文).
  5. ^ 吳魯瑪福晉貢西宮大福晉猞猁皮端罩、貂皮二十......厄魯特阿巴賴諾顏馬五百零五匹,阿巴賴諾顏之大福晉向固倫額真福晉,獻馬二十匹,阿巴賴諾顏之小福晉向西宮大福晉,獻馬十匹,阿巴賴諾顏之子查旺台吉向博穆博果爾阿哥獻馬十匹
  6. ^ 《满文老档·第二十册》崇德元年七月......册封国君福晋、东大福晋、西大福晋、东侧福晋、西侧福晋典礼。七月初十日......系蒙古科尔泌部博尔济吉特氏,特赐尔册宝,位出诸福晋之上,命为清宁宫中宫国君福晋。尔务以清廉端庄仁孝谦恭之义训诲诸福晋......系蒙古科尔沁部博尔济吉特氏,特赐尔册文,命为东宫关睢宫大福晋宸妃。尔务尽......系蒙古阿鲁大土门部博尔济吉特氏,特赐尔册文,命为西宫麟趾宫大福晋贵妃。尔务尽......系蒙古阿鲁大土门部塔布囊阿巴盖博第赛楚虎尔之女,特赐尔册文,命为东宫衍庆宫侧福晋淑妃。尔务尽......系蒙古科尔沁部博尔济克特氏,特赐尔册文,命为西宫永福宫侧福晋庄妃。尔务尽......,
  7. ^ 《清實錄·世祖實錄·卷之六十九》○丙寅。以尊上懿靖大貴妃、康惠淑妃尊號、祭告太廟,遣內大臣伯索尼行禮......○丁卯。上詣懿靖大貴妃、康惠淑妃兩宮、奉冊上尊號、行禮。懿靖大貴妃冊文曰。贊坤針而敷教懋德惟勤。景徽範以致隆令名有淑。式循彝憲。啟舉上儀。皇考大貴妃、賦性柔嘉。秉躬淑善。慎威儀而有節、先皇資翼佐之賢。修蘋藻而克偕后宮著肅雍之譽。體既符於巽順、位宜躋於崇高。匪晉嘉稱、曷揚媺行。謹以金冊、尊為皇考懿靖大貴妃、昌齡彌茂、宣內則之夙嫻戩谷方來、睹履祥之葉吉。謹言......○戊辰。以二太妃尊號禮成。上御太和殿諸王群臣、行慶賀禮......
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Tên của 11 Quan Chấp hành Fatui được lấy cảm hứng từ Commedia Dell’arte, hay còn được biết đến với tên gọi Hài kịch Ý, là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng ở châu