Đại Thiện

Đại Thiện
代善
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Lễ Thân vương
1636 - 1648
Tiền nhiệmNgười đầu tiên
Kế nhiệmMãn Đạt Hải
Thông tin chung
Sinh(1583-08-19)19 tháng 8, 1583
Mất25 tháng 11, 1648(1648-11-25) (65 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Phối ngẫuxem văn bản
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Đại Thiện
(愛新覺羅 代善)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Lễ Liệt Thân vương
(和碩禮烈親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích
Thân mẫuNguyên phi Đông Giai thị

Đại Thiện (tiếng Mãn: ᡩᠠᡳᡧᠠᠨ, Möllendorff: Daišan, Abkai: Daixan; tiếng Trung: 代善; bính âm: Dàishàn; 19 tháng 8 năm 158325 tháng 11 năm 1648) là một hoàng thân Mãn Châu và chính trị gia có ảnh hưởng của nhà Thanh trong thời gian khai quốc.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Thiện sinh vào giờ Dần, ngày 3 tháng 7 (âm lịch) năm Minh Vạn Lịch thứ 11 (1583) trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, tức người lập nên Hậu Kim (sau đổi quốc hiệu thành Thanh). Mẹ của ông là Cáp Cáp Nạp Trác Thanh thuộc Đông Giai thị, là nguyên phối đích phúc tấn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu niên tòng chinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Minh Vạn Lịch thứ 27 (1599), lần đầu tiên Đại Thiện theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất chinh Cáp Đạt bộ, Huy Phát bộDiệp Hách bộ. Từ rất sớm, ông đã tham dự vào triều chính, nắm trọng binh trong tay.

Năm thứ 35 (1607), ông cùng huynh trưởng Chử Anh phụng mệnh theo Thư Nhĩ Cáp Tề, Phí Anh Đông, Hỗ Nhĩ Hán, Dương Cổ Lợi (扬古利) suất lĩnh 3 ngàn binh đến Phỉ Ưu thành (斐优城, nay ở phía tây nam thành phố Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm), nghênh tiếp Đông Hải Nữ chân Ngõa Nhĩ Khách bộ (瓦尔喀部), Phỉ Ưu thành chủ Sách Mục Đặc Hách (策穆特赫) và dân chúng quy phục. Trên đường hành quân xuất hiện điềm lạ, Thư Nhĩ Cáp Tề cho rằng điềm xấu, muốn lui quân. Chử Anh và Đại Thiện không đồng ý, quyết ý tiến binh. Sau khi đại quân đến Phỉ Ưu Thành, thu được chừng hơn 5 trăm hộ. Ông lệnh cho Phí Anh ĐôngHô Nhĩ Hán dẫn theo 3 trăm quân đi trước. Vì Ngõa Nhĩ Khác bộ lại là bộ lạc phụ thuộc vào Ô Lạp, Ô Lạp Bối lặc Bố Chiếm Thái nghe tin, mệnh Bối lặc Bác Khắc Đa (博克多) suất lĩnh hơn 1 vạn quân, mai phục ở khu vực Ô Kiệt Nhai (乌碣崖), hữu ngạn Đồ Môn giang.

Ngày 19 tháng 2, đội quân mai phục này đột nhiên lao ra, cản đường chặn giết. Hỗ Nhĩ Hán một mặt sai hơn 5 trăm hộ người Nữ Chân Phỉ Ưu thành xây dựng rào chắn trên núi, lại cho hơn 1 trăm quân thủ vệ, tự mình lĩnh 2 trăm quân dằn co với địch, một mặt sai người đi báo cho ba người Chử Anh, Đại Thiện và Thư Nhĩ Cáp Tề.

Hôm sau, ba người Đại Thiện dẫn quân đến nơi. Lúc này, quân Nữ Chân chỉ có hơn 3 ngàn, trong khi quân Bố Chiếm Thái có hơn 1 vạn. Đại Thiện và Chử Anh thừa cơ trong đêm, xông thẳng vào doanh trại địch, đánh bại Bố Chiếm Thái, chặn đứng hơn 1 vạn binh Ô Lạp. Trong lúc hai quân đối địch, Đại Thiện chém đầu Bác Khắc Đa và các con trai. Sau trận chiến, quân Kiến Châu Nữ Chân bắt giữ được ba vị Bối lặc là cha con Thường Trụ (常柱) và em trai Hồ Lý Bố (胡里布), trảm hơn 3 ngàn quân lính, thu được hơn 5 ngàn con ngựa, 3 ngàn bộ áo giáp.

Sau khi khải hoàn trở vè, dựa vào quân công, ông được ban danh hiệu "Cổ Anh Ba Đồ Lỗ" (古英巴圖魯). "Cổ Anh" vốn là âm dịch tiếng Mãn, nghĩa là mũ sắt có đinh tán phía trên. Ba Đồ Lỗ là danh hiệu cho dũng tướng cao quý nhất của nhà Thanh.[1]

Năm thứ 43 (1615), Tứ Đại Bối lặc gồm ông, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái, Hoàng Thái Cực cùng với Ngạch Diệc Đô, Phí Anh Đông đã báo lên Nỗ Nhĩ Cáp Xích về hành vi ngày càng bạo ngược của Chử Anh. Nỗ Nhĩ Cáp Xích cực kỳ tức giận, cách đi tất cả chức vị của Chử Anh, chấm dứt chấp chính, 3 năm sau thì xử tử.[2][3] Sau khi Chử Anh bị bãi chính, Đại Thiện trở thành người đứng đầu trong các con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.[4]

Diệt Ô Lạp bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ 41 (1613), tháng giêng, nghe tin Bố Chiếm Thái sỉ nhục, muốn giam hai người con gái của Thư Nhĩ Cáp Tề (tức Ngạch Thật TháiNgạch Ân Triết, hai người đã gả cho Bố Chiếm Thái vào năm 1598), lại có ý định cưới Diệp Hách lão nữ – người từng được hứa gả cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đại nộ, thống lĩnh 3 vạn quân tấn công Ô Lạp bộ.

Ngày 17 tháng giêng, Đại Thiện theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất chinh Ô Lạp bộ, lần lượt hạ được ba thành Tốn Trát Tháp (逊扎塔), Quách Đa (郭多) và Ngạc Mô (鄂谟), đưa quân vào đồn trú trong Ngạc Mô thành. Bố Chiếm Thái suất lĩnh 3 vạn quân, vượt qua Phú Lặc Cáp thành (富勒哈城, nay thuộc phía bắc thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm) đến nghênh chiến.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích hạ lệnh tiến công, Đại Thiện dẫn quân đại phá Ô Lạp bộ, hạ được đô thành của Ô Lạp bộ. Quân Ô Lạp bỏ thành chạy trốn, ông tiếp tục truy sát, giết được hơn một nửa. Bố Chiếm Thái chạy đến Diệp Hách, các thành dưới trướng đều quy phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhân khẩu hơn vạn gia đình.[5][6]

Hòa Thạc Bối lặc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Mệnh nguyên niên (1616), khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xưng làm Đại hãn và lập nên nước Đại Kim, Đại Thiện trở thành một trong bốn "Hòa Thạc Bối lặc" (和碩贝勒), là một trong Tứ đại Bối lặc, xưng là "Đại Bối lặc", Ba người còn lại là A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ TháiHoàng Thái Cực. Ông là kỳ chủ của Chính Hồng kỳ.[7]

Từ năm 1618, khi bắt đầu các chiến dịch chống lại nhà Minh sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuyên bố Thất đại hận, cho đến năm 1622, Đại Thiện là một tướng lĩnh quân sự hàng đầu và năm giữ Chính Hồng kỳ của Bát kỳ, đóng vai trò quan trọng trong cuộc bao vây Phủ Thuận vào năm 1618, trong chiến thắng Tát Nhĩ Hử năm 1619, và chiếm Thẩm Dương năm 1621. Bắt đầu từ năm 1621, Đại Thiện và ba vị Đại Bối lặc khác luân phiên hàng tháng giúp đỡ Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong các công việc điều hành nhà nước của Đại Kim.

Bao bây Phủ Thuận

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Mệnh thứ 3 (1618), ngày 13 tháng 4, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tuyên bố Thất đại hận, bắt đầu các chiến dịch chống lại nhà Minh, suất lĩnh 2 vạn quân tấn công Phủ Thuận, Đại Thiện và các Bối lặc khác đều đi theo xuất chinh. Đại quân xuất chinh chưa đầy hai ngày thì trời mưa to, Nỗ Nhĩ Cáp Xích ý muốn lui về. Đại Thiện liền khuyên:

Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghe theo đề nghị của Đại Thiện, tiếp tục tiến công, dễ dàng hạ được Phủ Thuận, Lý Viễn Phương đầu hàng. Đại quân tiếp tục hạ được các thành Mã Cáp Đan (玛哈丹, nay thuộc Mã Quận thôn, phía đông nam huyện Phủ Thuận, phủ Liêu Ninh), Đông Châu (东州) cùng hơn 5 trăm đài bảo, bắt giữ được cả người lẫn súc vật hơn 30 vạn. Trong trận này, Đại Thiện xung phong đi đầu, anh dũng giết địch, lần lượt lập đại công, góp phần lớn trong trận đại thắng quân Minh đầu tiên của Hậu Kim.[8][9]

Minh Tổng binh Trương Thừa Ấm (张承荫) suất lĩnh vạn quân đến chi viện, Tứ Đại Bối lặc cùng nhau nghênh chiến. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghe theo đề nghị của Đại Thiện, dẫn quân nhập biên, phá ba doanh trại, trảm Trương Thừa Ấm, cùng đám người Phó tướng Pha Đình Tướng (颇廷相), Tham tướng Bồ Thế Phương (蒲世芳), du kích Lương Nhữ Quý (梁汝贵).

Trận Tát Nhĩ Hử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Mệnh thứ 4 (1619), ngày 2 tháng giêng, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đích thân thống lĩnh đại quân tấn công Diệp Hách bộ. Đại Thiện phụng mệnh suất lĩnh 16 tướng lĩnh, 5 ngàn binh lính trú đóng ở Giáp Cáp Quan (夹哈关), phòng ngự quân Minh.

Cuối tháng 2, Minh triều Liêu Đông Kinh lược Dương Hạo (杨镐) suất lĩnh 10 vạn quân, chia làm bốn đường vây quét quân Hậu Kim. Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhận được tin, liền lệnh cho chư Vương Bối lặc và đại thần lĩnh binh, xuất phát về phía Tây nghênh địch. Đại quân vừa xuất phát thì nhận được tin 6 vạn quân Minh vừa xuất phát ở Thanh Hà thành (清河城). Đại Thiện cho rằng đường đi ở Thanh Hà gập ghềnh khó đi, không thể hành quân gấp, vì vậy nên trước phòng thủ quân từ Phủ Thuận.

Đảm nhậm chủ công lần này của quân Minh là Tổng binh Đỗ Tùng (杜松) phân quân đội thành hai, quân chủ lực đóng ở Tát Nhĩ Hử sơn (nay thuộc bờ phía nam của sông Đông Hồn, thuộc Phủ Thuận, Liêu Ninh), tự mình suất lĩnh hơn vạn quân, vượt sông đánh vào Cát Lâm Nhai (nay là ngọn núi chính của Thiết Bối sơn, thuộc Phủ Thuận, Liêu Ninh). Lúc này, Cát Lâm Nhai chỉ có vài trăm quân Nữ Chân phòng thủ. Tuy nhiên vì địa thế Cát Lâm Nhai hiểm trở, dễ thủ khó công, phòng thủ kiên cố, Đỗ Tùng không thể công hạ.

Ngày 1 tháng 3, Đại Thiện và Hoàng Thái Cực phụng mệnh suất lĩnh quân 2 Kỳ tăng viện cho Cát Lâm Nhai, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đích thân suất lĩnh binh lính 6 Kỳ tấn công Tát Nhĩ Hử, đối địch trực tiếp với quân chủ lực của Đỗ Tùng. Quân chủ của Đỗ Tùng bị đánh tan, thương vong vô số. Quân phòng thủ ở Cát Lâm Nhai kết hợp với quân viện trợ của Đại Thiện, đánh tan quân Đỗ Tùng đang tấn công. Tổng binh nhà Minh bao gồm Đỗ Tùng, Vương Tuyên (王宣), Triệu Mộng Lân (赵梦麟) đều tử trận.

Ngay trong đêm đó, quân Bắc lộ của nhà Minh do Mã Lâm suất lĩnh tiến đến Thượng Gian nhai (phía đông bắc Tát Nhĩ Hử), biết tin quân Đỗ Tùng đại bại thì không dám tiến lên, đem quân chia làm ba nơi, đóng quân trú phòng tại chỗ.

Đại Thiện nhậm mệnh làm tiền tuyến tiên phong, suất quân đánh thẳng đến Thượng Gian nhai, hai quân giao chiến ngay hôm sau. Nỗ Nhĩ Cáp Xích suất lĩnh thân vệ quân cùng quân 2 Hoàng kỳ tấn công vào nơi tụ họp của quân Minh, cũng ra lệnh cho toàn quân bắt đầu đại chiến quân Minh. Chư Bối lặc cùng các Thai cát liền theo sát Đại Thiện thẳng hướng quân Minh, hai quân hỗn chiến, quân Minh đại bại đành rút lui. Trong đợt tấn công này, quân Minh bị giết quá nửa, Phó tướng Ma Nham và Mã Lâm đều bị chém.

Ngay sau đó, Đại Thiện lại suất quân đánh bại quân Minh ở Phỉ Phân sơn.

Ngày 5, ông hợp quân cùng ba Đại Bối lặc khác, cùng nhau tiêu diệt quân đội của Tổng binh Lưu Đĩnh ở A Bố Đạt Lý Cương. Quân Hậu Kim toàn thắng trong chiến dịch Tát Nhĩ Hử.

Lũ lập chiến công

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau trận Tát Nhĩ Hử, quân Hậu Kim thừa thế đánh tới. Ngày 25 tháng 7, Đại Thiện lại theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích tấn công Thiết Xích. Sau khi đánh hạ Thiết Xích, ông tiến quân đánh bại hơn vạn quân quân mai phục của Mông Cổ Bối lặc Tề Tái (齐赛). Bại quân Mông Cổ chạy đến Liêu Hà, Đại Thiện cũng dẫn quân đuổi đến, đại sát toàn quân.

Ông bắt giữ Bối lặc Tề Tái và hai người con trai Sắc Đặc Kỳ Nhĩ (色特奇尔) và Kha Hi Khắc Đồ (柯希克图), anh em Đồ Ba Khắc (图巴克) và Sắc Bản (色本) của Trát Lỗ Đặc cùng Tang Cát Nhĩ Trại – con trai của Khoa Nhĩ Thấm Bối lặc Minh An; tất cả sáu vị Bối lặc, cùng với các thân tín của Tề Tái, tổng cộng hơn 150 người.

Ngày 19 tháng 8, ông tiếp tục theo đại quân tấn công Diệp Hách. Ngày 22, ông cùng A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái suất binh đánh vào Tây thành của Diệp Hách, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh vào Đông thành. Diệp Hách Bối lặc Bố Dương Cổ sai sứ xin hàng, lại xin Đại Thiện thề không giết. Đại Thiện đồng ý, Bố Dương Cổ liền đầu hàng.

Phân chia quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ 5 (1620), Hậu Kim chuẩn bị chuyển đến thành Tát Nhĩ Hử. Nỗ Nhĩ Cáp Xích sau khi thị sát đã chỉ định nơi xây dựng trạch đệ cho các Bối lặc. Đại Thiện cho rằng nơi ở của Nhạc Thác được tu chỉnh tốt hơn của mình, đã nhiều lần nói với A MẫnTế Nhĩ Cáp Lãng nơi ở của mình quá nhỏ, ý muốn chiếm trạch đệ thuộc về Nhạc Thác. Tháng 9 cùng năm, Nhạc Thác vì không chịu nổi sự ngược đãi của Đại Thiện mà "mất tích". Có người cho rằng Nhạc Thác phản bội Hậu Kim, đầu quân cho nhà Minh. Lúc còn chưa xác nhận được Nhạc Thác có phải bỏ trốn, phản bội hay không, Đại Thiện đã quả quyết nhận định Nhạc Thác có tâm phản bội mà chạy trốn. Sau khi tìm được Nhạc Thác, ông tỏ vẻ mình chưa bao giờ có ý định phản bội Hậu Kim, Đại Thiện vẫn liên tục quỳ xin Nỗ Nhĩ Cáp Xích chém đầu Nhạc Thác. Yêu cầu của Đại Thiện bị Nỗ Nhĩ Cáp Xích từ chối, Nhạc Thác được thả ra.

Cũng vì thái độ của Đại Thiện mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã bắt đầu điều tra, phát hiện đãi ngộ mà Đại Thiện dành cho hai người con trai của nguyên phối có vấn đề. Tư sản của Nhạc Thác và Thạc Thác đều bị kế mẫu và con trai của kế mẫu chiếm đoạt. Nỗ Nhĩ Cáp Xích từ nhỏ cũng phải nhận sự đối xử khắc nghiệt từ kế mẫu, cũng vì vậy mà ông rất quan tâm đến các con. Đối với hai người con trai Trử Anh và Đại Thiện còn nhỏ đã mất mẹ lại càng thêm chú ý, đãi ngộ cũng đặc biệt được hậu đãi. Vì vậy, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã nói với Đại Thiện:

Từ đây, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho phép Nhạc Thác và Thạc Thác phân gia cùng Đại Thiện. Cũng vì vậy mà Tương Hồng kỳ vốn do Đại Thiện quản lý bị chia cho hai anh em Nhạc Thác và Thạc Thác cùng nhau nắm giữ. Đại Thiện chỉ giữ lại Chính Hồng kỳ.

Thời Hoàng Thái Cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất ở trận Ninh Viễn năm 1626, Đại Thiện đã sử dụng ảnh hưởng của mình để khiến cho các hoàng tử và tướng lĩnh đi đến một thỏa thuận về việc Hoàng Thái Cực lên ngôi kế vị. Sau khi lên ngôi Hãn, Hoàng Thái Cực thực hiện thỏa hiệp với Đại Thiện. Trước tiên ông thề ước với tất cả các vị Bối lặc, sau đó ba vị Đại Bối lặc dẫn đầu là Đại Thiện cùng tuyên thệ với các vị Bối lặc. Mỗi khi lên triều, khánh lễ hay tiếp kiến quần thần, ông cùng ba vị Đại Bối lặc cùng ngồi vị trí ngang hàng, cùng hướng mặt phía Nam, nhận lễ của các bồi thần, nghiễm nhiên như là Tứ Hãn, đồng thời ông cũng miễn lễ quân thần cho họ, coi như anh em tương kiến.

Cuối năm 1631, Hoàng Thái Cực tổ chức hội nghị các Bối lặc họp bàn để định việc sắp xếp thứ tự khi chầu triều, nhân đó, Hán thần của Hoàng Thái Cực là Tham chính Lý Bá Long nêu vấn đề có nên có việc Đại Bối lặc ngồi ngang hàng với Đại Hãn hay không. Hiểu được là Đại Hãn muốn thăm dò phản ứng của mình, Đại Thiện ý thức được tình thế bấy giờ khi Hoàng Thái Cực đã hoàn toàn khống chế được 6 Kỳ. Ông ta buộc phải chấp nhận từ bỏ chế độ Ba vị Đại bối lặc cùng ngồi ngang hàng nghị bàn việc triều chính với Đại Hãn. Từ đây, ngôi vị tối cao của Hoàng Thái Cực đã được xác lập.

Tuy nhiên, về thực lực, Đại Thiện vẫn còn nhiều ảnh hưởng trong Bát Kỳ, vẫn nắm quyền khống chế 2 Hồng kỳ, uy tín vẫn phần nào lấn át Đại hãn. Tháng 9 năm 1635, nhân một lỗi nhỏ của Đại Thiện, Hoàng Thái Cực đã họp các Kỳ chủ Bát kỳ và quan lại sáu bộ để định tội Đại Thiện. Ông ta bị tước bỏ ngôi vị Đại Bối lặc, bị thu lại quyền kiểm soát 2 Hồng kỳ. Tuy không mất mạng, nhưng qua sự kiện này, thế lực của Đại Thiện không còn cách nào phục hồi được nữa. Đối thủ lớn cuối cùng của Hoàng Thái Cực đã bị triệt tiêu.

Giữa các năm 1629 và 1634, Đại Thiện tham gia hầu hết các chiến dịch của Hoàng Thái Cực chống lại nhà Minh. Năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế và cải quốc hiệu Đại Kim thành "Thanh". Đại Thiện được phong tước hiệu "Hòa Thạc Lễ Thân vương" (和碩禮親王) và "huynh" (兄).

Thời Thuận Trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1643, Hoàng Thái Cực mất trong khi chưa chọn ra người kế vị. Ban đầu Đại Thiện chọn con trai trưởng của Hoàng Thái Cực là Hào Cách làm người kế vị, nhưng Hào Cách đã từ chối. A Tế CáchĐa Đạc muốn Đa Nhĩ Cổn lên ngôi, song Đa Nhĩ Cổn cũng từ chối vì cho rằng đây là hành động không trung thành với Hoàng Thái Cực, người đã đề bạt ông. Vấn đề cuối cùng đã được giải quyết khi nhiều khi các vị tướng từng theo Hoàng Thái Cực chinh chiến tuyến bố rằng họ muốn một người con trai của Hoàng Thái Cực lên ngôi. Do vậy, người con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm (Hoàng đế Thuận Trị tương lai), khi ấy mới sáu tuổi, đã lên ngôi Hoàng đế, Đa Nhĩ Cổn và Tế Nhĩ Cáp Lãng cùng làm Nhiếp chính vương. Tuy vậy, ngay cả sau khi toàn thể triều Thanh đã thề trung thành trong lễ đăng cơ thì vẫn có một số người âm mưu đưa Đa Nhĩ Cổn lên thay thế Phúc Lâm. Đại Thiện giải quyết tranh chấp bằng cách trợ giúp Phúc Lâm và vạch trần những kẻ chủ mưu, trong đó có cả con trai ông là Thạc Thác và cháu nội A Đạt Lễ (con trai cả của Tát Cáp Lân). Đại Thiện đã cho hành quyết cả hai người này.

Qua đời và di sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các sử sách, dường như Đại Thiện chưa từng cố gắng để giành lấy quyền lực về mình, thay vào đó, ông làm những việc vì lợi ích của gia tộc Ái Tân Giác La. Năm 1643, ông lãnh đạo một hội đồng bao gồm các hoàng thân bổ nhiệm Tế Nhĩ Cáp Lãng và Đa Nhĩ Cổn làm đồng Nhiếp chính vương của Hoàng đế Thuận Trị. Năm 1644 ông theo Đa Nhĩ Cổn tới Bắc Kinh và mất bốn năm sau đó tại đây.

Tại thời điểm qua đời, ông không được ban một danh hiệu đặc biệt nào, ngoại trừ việc gia đình ông được trao 10.000 lượng thay vì 5.000 như thông thường để tổ chức tang lễ và dựng nơi tưởng nhớ ông. Các hoàng đế sau đó của nhà Thanh đã công nhận và đánh giá cao các đóng góp mà ông đã làm cho triều đại và hoàng tộc. Hoàng đế Khang Hi đã ban cho Đại Thiện thụy hiệu "Liệt" (烈) năm 1671. Năm 1778, Hoàng đế Càn Long đã vinh danh ông cùng với Tế Nhĩ Cáp Lãng, Đa Nhĩ Cổn, Hào Cách, và Nhạc Thác với những công lao lẫy lừng của họ trong thời gian đầu của triều đại và lệnh đưa tên họ vào Thái Miếu.

Cùng thời gian đó tước hiệu của năm người này, cùng với Đa Đồ, Thư Nhĩ Cáp Tề và Lặc Khắc Đức Hồn (勒克德渾) sẽ do tử tôn kế thừa vĩnh viễn. Tước hiệu của Đại Thiện sau khi ông mất đã thay đổi hai lần dưới thời con trai Mãn Đạt Hải và cháu nội Kiệt Thư, về sau lại phục hồi là Lễ, và những người thừa kế được xếp vào hàng cao hơn trong các lễ kỉ niệm của triều đình so với bất kỳ hoàng thân nào khác.

Người con trai cả của ông là Nhạc Thác, được phong làm "Khắc Cần Quận vương" (克勤郡王) và người con trai thứ ba, Tát Cáp Lân được phong tước "Dĩnh Thân vương" (穎親王). Con trai của Tát Cáp Lân là Lặc Khắc Đức Hồn được phong là "Thuận Thừa Quận vương" (順承郡王) vào năm 1648. Người con trai thứ tư của Đại Thiện, Ngõa Khắc Đạt, là "Khiêm Quận vương" (謙郡王). Ngõa Khắc Đạt được ban thụy hiệu là Tương (襄), song không có quyền kế tục vĩnh viễn.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyên phối: Lý Giai thị (李佳氏), con gái của Đạt Trữ Hỗ Ba Yến (達褚祜巴晏). Sinh Nhạc Thác và Thạc Thác.
  • Kế Phúc tấn: Na Lạp thị (葉赫納喇氏), con gái của Diệp Hách Bối lặc Bố Trại. Sinh Tát Cáp Lân, Ngõa Khắc Đạt và Ba Lạt Mã.
  • Tam kế Phúc tấn: Na Lạp thị (葉赫納喇氏), con gái của Diệp Hách Bối lặc A Nạp Bố (阿纳布). Sinh Mãn Đạt HảiHỗ Tắc.
  • Trắc Phúc tấn:
  • Thị thiếp: Phú Sát thị (富察氏), con gái của Hòa Thác (和托).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nhạc Thác (岳託; 15991639), mẹ là Đích Phúc tấn Lý Giai thị. Được truy phong là Khắc Cần Quận vương, là một trong 12 Thiết mạo tử vương của nhà Thanh; kết hôn với con gái thứ hai của Ngô Nhĩ Cổ ĐạiMãng Cổ Tế (con gái thứ ba của Nỗ Nhĩ Cáp Xích). Có 7 con trai.
  2. Thạc Thác (碩託, 16001643), mẹ là Đích Phúc tấn Lý Giai thị. Được phong làm Bối lặc. Năm 1643 bị xử tử, hậu duệ bị truất làm thứ dân. Đến năm Khang Hi thứ 52 (1713), Khang Hi ban cho hậu duệ ông "Hồng đái tử", phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Kế hôn với Na Lạp thị, con gái của Bối lặc Bố Chiếm Thái. Có 3 con trai.
    1. Lạt Khách (喇喀, 1626 – ?), kết hôn với con gái của Trát Lỗ Đặc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Bối lặc Mã Nãi (马鼐). Có 2 con trai.
    2. Tề Lan Bố (齊蘭布, 1632 – ?). Không có con.
    3. Nhạc Tái Bố (岳賽布, 16381711). Có 5 con trai.
  3. Tát Cáp Lân (薩哈璘; 16041636), mẹ là Kế Phúc tấn Na Lạp thị. Được phong làm Dĩnh Thân vương (穎親王), qua đời được ban thụy "Nghị" (毅); kết hôn với con gái của Bối lặc Bố Chiếm Thái. Có 3 con trai.
    1. A Đạt Lý (阿達里, 16241643), phạm tội bị truất đi tông thất, hàng làm thứ dân. Đến năm Khang Hi thứ 52 (1713), Khang Hi ban cho hậu duệ ông "Hồng đái tử", phụ nhập vào cuối Ngọc điệp. Có 1 con trai.
    2. Lặc Khắc Đức Hồn (勒克德渾; 16191652), sơ phong Bối lặc (1644), năm 1648 được phong Thuận Thừa Quận vương, là một trong 12 Thiết mạo tử vương của nhà Thanh, qua đời được ban thụy "Cung Huệ" (恭惠). Có 4 con trai.
    3. Đỗ Lan (杜蘭, 16331675). Năm 1649 được phong làm Bối lặc, sau bị hàng làm Phụng ân Trấn quốc công (1668). Có 4 con trai.
  4. Ngõa Khắc Đạt (瓦克達, 16061652), mẹ là Kế Phúc tấn Na Lạp thị. Được phong làm Khiêm Quận vương (謙郡王), qua đời được ban thụy "Tương" (襄). Con cháu được ban Nhất đẳng Trấn quốc Tướng quân, thế tập võng thế. Có 3 con trai.
    1. Ba Khắc Đạt (巴克達, 16271642). Mất sớm, không con.
    2. Lưu Ung (留雍, 16471709). Năm 1653 được phong làm Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân (三等奉国将军), rồi thăng làm Trấn quốc Tướng quân (1667). Năm 1669 lại hàng xuống Phụng quốc Tướng quân phẩm cấp. Năm 1686 tập tước Trấn quốc công của em trai, đến năm 1698 thì bị cách tước. Có 7 con trai.
    3. Cát Nhĩ Tái (噶爾塞, 16471718). Năm 1653 được phong làm Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân, rồi thăng làm Trấn quốc công (1667). Năm 1669 bị hàng xuống Phụng quốc Tướng quân phẩm cấp. Năm 1682 phục phong Trấn quốc công, đến 1686 phạm tội mà bị cách tước.
  5. Ba Lạt Mã (巴喇瑪, 16081631), mẹ là Kế Phúc tấn Na Lạp thị. Không có con.
  6. Mã Chiêm (瑪佔, 16121638), mẹ là Trắc Phúc tắn Na Lạp thị. Được phong làm Phụng ân Phụ quốc công.
  7. Mãn Đạt Hải (滿達海, 16221652), mẹ là Tam kế Phúc tấn Na Lạp thị. Ban đầu được phong Bối lặc, sau được tập tước Lễ Thân vương đổi phong hiệu thành "Tốn Thân vương" (巽親王), qua đời được ban thụy "Giản" (簡).
    1. Thường A Đại (常阿岱, 16431665). Năm 1652 tập tước Tốn Thân vương đời thứ 2, tức Lễ Thân vương đời thứ 3. Năm 1659 vì liên quan đến Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn mà bị hàng tước xuống Bối lặc, qua đời được ban thụy "Hoài Mẫn" (懷愍).
    2. Lăng Tắc Nghi (楞塞宜).
  8. Hỗ Tắc (祜塞, 16281646), mẹ là Tam kế Phúc tấn Na Lạp thị. Được phong làm Trấn quốc công. Sau khi qua đời được truy phong Quận vương, ban thụy "Huệ Thuận" (惠顺). Năm 1662 được truy phong Huệ Thuận Thân vương (惠顺亲王). Có 3 con trai.
    1. A Lâm (阿林, 16441659). Có 1 con trai.
    2. Tinh Tế (16451649). Năm 1646 tập Trấn quốc công, sau thăng Quận Vương, qua đời được ban thụy "Hoài Mẫn" (懷愍).
    3. Con trai thứ ba: Kiệt Thư (杰書; 16461697), được phong Hòa Thạc Khang Thân vương tức Lễ Thân vương đời thứ 4. Sau khi qua đời được ban thụy "Lương" (良).
# Tước hiệu Sinh Mất Mẹ Ngạch phò
1 Quận chúa 1602 1649 Kế Phúc tấn Na Lạp thị Tam đẳng công Hòa Thạc Đồ, con trai của Hà Hòa LễĐông Quả Cách cách.
2 Quận chúa 1624 1650 Trắc Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Đài cát Ba Đạt Lễ (巴达礼) thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Nại Mạn.
3 Quận chúa 1624 1685 Tam kế Phúc tấn Na Lạp thị Nhị đẳng bá Đô Loại, con trai của Hà Hòa LễĐông Quả Cách cách.
4 1625 1654 Trắc Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Nam Cách Ba Khố (男格巴庫) thuộc Na Lạp thị
5 Quận chúa 1626 1646 Tam kế Phúc tấn Na Lạp thị Đa Nhĩ Tế (多尔济) thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Khoa Nhĩ Thấm
6 Quận chúa 1628 1649 Trắc Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Đầu đẳng Thị vệ Tái Bản (塞本) thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
7 1629 1649 Trắc Phúc tấn Na Lạp thị
8 Quận chúa 1629 1649 Trắc Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Tử Tháp Nhĩ Ni (子塔尔尼) thuộc Tây Lạt Đặc thị
9 Quận chúa 1631 1673 Đa Nhĩ Tế (多尔济) thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Khoa Nhĩ Thấm
10 1638 1710 Thị thiếp Phú Sát thị
11 Quận chúa 1638 1712 Trắc Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị Nạp Mục Đồ (纳穆图) thuộc Lý thị, con trai Tam đẳng hầu Lý Quốc Hàn (zh)
12 Quận chúa 1641 1666 Cát Nhĩ Mã Tác Nặc Mộc, Ngạch phò của Đoan Thuận Trưởng Công chúa

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 中国第一历史档案馆,中国社会科学院历史研究所译注.满文老档.北京:中华书局,1990:1-2
  2. ^ 《清史稿》卷二百十六 列传三太祖诸子:褚英屡有功,上委以政。不恤众,诸弟及群臣愬於上,上浸疏之。褚英意不自得,焚表告天自诉,乃坐咀咒,幽禁,是岁癸丑。越二年乙卯闰八月,死於禁所,年三十六。
  3. ^ 《清史稿》太祖本纪:秋闰八月,帝长子褚英卒。先是太祖将授政於褚英,褚英暴伉,众心不附,遂止。褚英怨望,焚表告天,为人所告,自缢死。
  4. ^ 中国第一历史档案馆,中国社会科学院历史研究所译注.满文老档.北京:中华书局,1990 :134-135
  5. ^ 中国第一历史档案馆,中国社会科学院历史研究所译注.满文老档.北京:中华书局,1990:15-17
  6. ^ 李民寏.建州闻见录.沈阳:辽宁大学历史系,1978-10:474
  7. ^ 李洵,赵德贵等主校点.《钦定八旗通志》第4册.长春:吉林文史出版社,2002:2088
  8. ^ 《清史稿》卷二百十六 列传三太祖诸子:太祖始用兵於明,行二日,遇雨,太祖欲还,代善曰:"我师既入明境,遽引还,将复与修好乎?师既出,孰能讳之?且雨何害,适足以懈敌耳。"太祖从之。夜半雨霁,昧爽,围抚顺,明将李永芳以城降。东州、玛哈丹二城及台堡五百馀俱下。师还,出边二十里,明将张承荫率兵来追。代善偕太宗还战,复入边,破其三营,斩承荫及其裨将颇廷相等。
  9. ^ 《清太祖高皇帝实录》:"我之祖、父,未尝损明边一草寸也,明无端起衅边陲,害我祖、父,恨一也。明虽起衅,我尚欲修好,设碑勒誓:‘凡满、汉人等,毋越疆圉,敢有越者,见即诛之,见而故纵,殃及纵者。’讵明复渝誓言,逞兵越界,卫助叶赫,恨二也。明人于清河以南、江岸以北,每岁窃窬疆场,肆其攘村,我遵誓行诛;明负前盟,责我擅杀,拘我广宁使臣纲古里、方吉纳,挟取十人,杀之边境,恨三也。明越境以兵助叶赫,俾我已聘之女,改适蒙古,恨四也。柴河、三岔、抚安三路,我累世分守疆土之众,耕田艺谷,明不容刈获,遣兵驱逐,恨五也。边外叶赫,获罪于天,明乃偏信其言,特遣使臣,遗书诟詈,肆行陵侮,恨六也。昔哈达助叶赫,二次来侵,我自报之,天既授我哈达之人矣,明又党之,挟我以还其国。已而哈达之人,数被叶赫侵掠。夫列国这相征伐也,顺天心者胜而存,逆天意者败而亡。何能使死于兵者更生,得其人者更还乎?天建大国之君即为天下共主,何独构怨于我国也。初扈伦诸国,合兵侵我,故天厌扈伦启衅,惟我是眷。今明助天谴之叶赫,抗天意,倒置是非,妄为剖断,恨七也。欺陵实甚,情所难堪。因此七大恨之故,是以征之"。
  10. ^ a b 阿古都督世系的《永陵喜塔腊氏谱书》 Lưu trữ 2011-06-16 tại Wayback Machine.满族文化网,ngày 24 tháng 1 năm 2008

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
Thế phả quân chủ nhà Thanh
quá kế
Thanh Thủy Tổ
Bố Khố Lý Ung Thuận
Phạm Sát
Thanh Triệu Tổ
Mạnh Đặc Mục
Sung Thiện
Thỏa LaTích Bảo Tề Thiên Cổ
Thanh Hưng Tổ
Phúc Mãn
Thanh Cảnh Tổ
Giác Xương An
?–1583
Thanh Hiển Tổ
Tháp Khắc Thế
?–1583
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích
1559–1616–1626
Trang Thân vương
Thư Nhĩ Cáp Tề
1564–1611
Lễ Thân vương
Đại Thiện
1583–1648
Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1592–1626–1643
Duệ Thân vương
Đa Nhĩ Cổn
1612–1650
Dự Thân vương
Đa Đạc
1614–1649
Trịnh Thân vương
Tế Nhĩ Cáp Lãng
1599–1655
Khắc Cần Quận vương
Nhạc Thác
1599–1639
Dĩnh Thân vương
Tát Cáp Lân
1604–1636
Túc Thân vương
Hào Cách
1609–1647
Trang Thân vương
Thạc Tắc
1627–1654
Thanh Thế Tổ
Phúc Lâm
1638–1643–1661
Thuận Thừa Quận vương
Lặc Khắc Đức Hồn
1619–1652
Thanh Thánh Tổ
Huyền Diệp
1654–1661–1722
Thanh Thế Tông
Dận Chân
1678–1723–1735
Di Thân vương
Dận Tường
1686–1730
Thanh Cao Tông
Hoằng Lịch
1711–1735–1796
Thanh Nhân Tông
Ngung Diễm
1760–1796–1820
Khánh Hi Thân vương
Vĩnh Lân
1766–1820
Thanh Tuyên Tông
Mân Ninh
1782–1820–1850
Đôn Thân vương
Miên Khải
1795–1838
Thụy Thân vương
Miên Hân
1805–1828
Bối tử
Miên Đễ
1811–1849
Bất nhập bát phân
Phụ quốc công
Miên Tính
1814–1879
Thanh Văn Tông
Dịch Trữ
1831–1850–1861
Cung Thân vương
Dịch Hân
1833–1898
Thuần Thân vương
Dịch Hoàn
1840–1891
Đôn Thân vương
Dịch Thông
1831–1889
Thụy Quận vương
Dịch Chí
1827–1850
Khánh Thân vương
Dịch Khuông
1838–1917
Thanh Mục Tông
Tái Thuần
1856–1861–1875
Thanh Đức Tông
Tái Điềm
1871–1875–1908
Thuần Thân vương
Tải Phong
1883–1951
Đoan Quận vương
Tái Y
1856–1922
Thanh Cung Tông
Phổ Nghi
1906–1908–1912–1967
Phổ Tuấn
1885–1942
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan