Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau

Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau
Quốc giaViệt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sởSố 413, Nguyễn Trãi, phường 9, thành phố Cà Mau
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Khmer
Định dạng hìnhHDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Lịch sử
Lên sóng19 tháng 8 năm 1977; 47 năm trước (1977-08-19)
Liên kết ngoài
Websitewww.ctvcamau.vn
Có sẵn
Mặt đất
DVB-T2Kênh quảng bá
SDTVKênh 34 UHF
Kênh 12

Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (tiếng Anh: Ca Mau Television, viết tắt: CTV) là một đài truyền hình địa phương, trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 8 năm 1977, Đài Phát thanh Minh Hải chính thức phát đi chương trình thời sự đầu tiên trên sóng AM 909 Khz vào lúc 5 giờ sáng, đánh dấu sự ra đời của một loại hình báo chí mới trên mảnh đất cực Nam Tổ quốc, đó là báo phát thanh. Trong điều kiện khó khăn chung thời bấy giờ, nhưng Đài vẫn sản xuất chương trình đều đặn và có chất lượng, phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội.[1]

Ngày 19 tháng 8 năm 1988, chính thức phát hình màu công suất 1 KW.[2]

Năm 1997, khi Minh Hải và Cà Mau tách tỉnh, trước đây Đài PT-TH Cà Mau chỉ có nhiệm vụ đưa tin để Đài PT-TH Minh Hải phát sóng, từ khi tách tỉnh, đài đã bắt đầu phát sóng trên kênh 8 VHF, thời lượng vài tiếng một ngày.

Từ đầu những năm 2000, đài đã nâng thời lượng lên 11:30 phút/ngày, thời gian còn lại tiếp sóng kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam trên kênh CTV8, đồng thời cũng cho ra đời kênh CTV12 (phát trên kênh 12 VHF) nhằm tăng thêm nhu cầu thông tin văn hóa giải trí cho khán giả. Những năm giữa 2000, đài bắt đầu phát sóng xuyên suốt từ 5h45 đến 24h00 một ngày, một số chương trình cũng bắt đầu xuất hiện với nhiều thể loại đa dạng, trong đó có việc khai thác phát lại các chương trình trò chơi truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) và HTV.

Từ năm 2009, 2 kênh CTV8 và CTV12 được đổi tên thành CTV1 và CTV2. Trong những năm đầu 2010s, đài bắt đầu phát sóng kênh CTV1 trên vệ tinh Vinasat, đồng thời nâng thời gian phát sóng lên 24/24h.

Năm 2017, Đài PT-TH Cà Mau dừng phát sóng trên hệ truyền hình mặt đất analog do Lộ trình số hóa của Chính phủ.

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, đài ngừng phát sóng trên vệ tinh Vinasat 1.[3]

Ngày 19 tháng 8 năm 2022, nhân dịp lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (19/08/1977 - 19/08/2022).

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc: Phạm Thanh Phong
  • Phó Giám đốc: Hồ Tấn Lộc

Thời lượng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 01/05/2005 - 31/05/2013: 05:45 - 24:00 hàng ngày, buổi trưa tiếp sóng VTV2 (giai đoạn trước 2003 - 2005)
  • 01/06/2013 - 31/12/2017: 24/24h hàng ngày.
  • 01/01/2018 - nay: 05:00 - 24:00 hàng ngày.[4]

Phát sóng các hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • SCTV: Kênh 93
  • SCTV: DVB-T2 Hà Nội & TP.HCM
  • HTVC: Kênh 116
  • VTC: (Hiện tại đã ngừng phát sóng chuyển sang về tiếp kênh HTVC Thuần Việt)
  • MyTV: Kênh 691
  • Viettel TV: Kênh 212
  • FPT Play: Kênh 129
  • SDTV: Kênh 34 UHF, Kênh 12
  • Truyền hình OTT: FPT Play, VieON, TV360, MyTV, CTV Online

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ PV: Trần Chuyển (17 tháng 8 năm 2012). “Kỷ niệm 35 năm đài PT-TH Cà Mau”. Đài PT-TH Cà Mau. Truy cập 29 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2006.
  3. ^ Đình Anh (ICTNews.vn) (12 tháng 10 năm 2018). “Ngừng phát sóng kênh truyền hình Cà Mau lên vệ tinh từ năm 2019”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Truy cập 29 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ “Thời lượng phát sóng kênh CTV”. Fandom. 1 tháng 1 năm 2018. Truy cập 6 tháng 9 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Danh sách những người sở hữu sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan được kế thừa qua nhiều thế hệ kể từ khi bị chia ra từ Titan Thủy tổ của Ymir Fritz
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
White Room (ホワイトルーム, Howaito Rūmu, Việt hoá: "Căn phòng Trắng") là một cơ sở đào tạo và là nơi nuôi nấng Kiyotaka Ayanokōji khi cậu còn nhỏ
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Naginata - Vũ khí của Lôi thần Baal
Trấn của Baal không phải là một thanh Katana, biểu tượng của Samurai Nhật Bản. Mà là một vũ khí cán dài
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?