Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Ngày phát sóng đầu tiên | 01/04/1992 |
Trụ sở | Km số 2, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Thành, thành phố Hoa Lư |
Chủ sở hữu | Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình |
Nhân vật chủ chốt |
|
Định dạng hình ảnh | 1080p HDTV |
Trang mạng | nbtv |
Đài Phát thanh - Truyền hình Ninh Bình (tiếng Anh: Ninh Binh Television, viết tắt: NBTV) là một đài truyền hình địa phương, trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Tháng 1 năm 1956: Đài Truyền thanh đặt tại thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn) ra đời.
Ngày 2 tháng 9 năm 1957: Tại thị xã Ninh Bình, Đài Truyền thanh tỉnh Ninh Bình khai trương - Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, chính thức vang lên bản tin đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của một cơ quan ngôn luận, một công cụ thông tin quan trọng của tỉnh.
Từ năm 1957, Đài Truyền thanh Ninh Bình trực thuộc Phòng Thông tin của Ủy ban Hành chính tỉnh Ninh Bình.
Từ năm 1963: Đài Truyền thanh Ninh Bình trực thuộc Ty Văn hóa Ninh Bình (Phần kỹ thuật do Bưu điện tỉnh quản lý).
Thời kỳ 1963 – 1965, Đài thực hiện việc tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Thời kỳ 1966 – 1975, sự nghiệp truyền thanh Ninh Bình phát triển rực rỡ, được Tổng cục Thông tin suy tôn là đơn vị lá cờ đầu miền Bắc về truyền thanh hóa 4 cấp trong toàn tỉnh. Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba. Năm 1971, Đài Phát thanh Ninh Bình bắt đầu phát sóng ngắn FM kết hợp với truyền tín hiệu bằng dây dẫn xuống địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh.
Năm 1976: Sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, Đài đổi tên là Đài Phát thanh Hà Nam Ninh.
Năm 1988, Truyền hình Hà Nam Ninh bắt đầu phát sóng và đổi tên gọi thành Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nam Ninh trực thuộc UBND tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập, Đài PT-TH Ninh Bình trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình, theo Quyết định số 14/QĐ-UBND, ngày 22/04/1992 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Vào lúc 05h00 ngày 01/04/1992: Chương trình Phát thanh đầu tiên của Đài PT-TH Ninh Bình tái lập được phát sóng.
Từ ngày 21 tháng 9 năm 2012, vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành, kênh Truyền hình Ninh Bình đã chính thức được phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1; truyền hình cáp SCTV. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra triển vọng mới trong sự phát triển của ngành và quảng bá rộng rãi hình ảnh của Ninh Bình đến với đông đảo khán, thính giả trong và ngoài nước. Thời lượng phát sóng kênh truyền hình Ninh Bình 18,5 giờ/ngày; kênh VTV1 và kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam 24 giờ/ngày.
Năm 2012, Đài PT-TH Ninh Bình được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ngoài ra, Đài PT-TH Ninh Bình tổ chức THTT lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Ninh Bình.
Cơ cấu tổ chức lãnh đạo của Đài:[1]
Cơ cấu tổ chức có 9 phòng nghiệp vụ:[1]
Máy phát sóng:
01/01/1997 – 18/05/2003:
19/05/2003 – 16/11/2007:
17/11/2007 – 13/02/2012: 06h00 - 24h00.
14/02/2012 – 31/05/2020: 05h30 – 24h00.
01/06/2020 – nay: 05h30 – 23h00.
Kênh truyền hình Ninh Bình đang được truyền dẫn và phát sóng theo tiêu chuẩn HD trên các hạ tầng: Vệ tinh Vinasat-1; Truyền hình số mặt đất DVB-T2 (mạng toàn quốc kênh 27 và kênh 45 UHF); Mạng truyền hình cáp của Tổng Công ty truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab); Dịch vụ Truyền hình MyTV, Truyền hình FPT; ứng dụng NBTVgo, FPT Play; Webside tại địa chỉ nbtv.vn và trên nhiều ứng dụng truyền hình trực tuyến của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong cả nước.[2]
Máy phát thanh FM công suất 5KW. Độ cao tháp Anten: 125 m. Thời lượng phát sóng: 14h/ngày. Diện phủ sóng: 100% địa bàn dân cư trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Ngoài phát sóng mặt đất, kênh phát thanh Ninh Bình còn được truyền dẫn và phát sóng trên Internet tại Trang thông tin điện tử tổng hợp của Đài tại địa chỉ https://www.nbtv.vn/ Lưu trữ 2021-11-15 tại Wayback Machine và ứng dụng NBTVgo.
Nội dung phong phú, cập nhật liên tục những thông tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Các chương trình phát thanh, truyền hình Ninh Bình được phát sóng trực tuyến trên Internet. Khán, thính giả có thể xem lại các chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng thuận lợi bằng nhiều thiết bị khác nhau như: Máy tính, điện thoại Smatphone, máy tính bảng.[2]