Một phần của loạt bài về |
Phật giáo Sơ kỳ |
---|
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai (hay còn gọi là đại hội Phật giáo lần thứ 2) diễn ra sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ.[1][2] Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tập và Tỳ-xá-ly kết tập vì cuộc kết tập diễn ra tại thành phố Vaishali thuộc miền bắc Ấn Độ cổ.
Sự kiện diễn ra như sau: Trưởng lão Da-sá trong lần tuần du đến thành Vaishali (Tỳ-xá-ly) đã nhận thấy các tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi trái với giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói như thế này với người dân và tỳ-kheo ở Vaishali:
“ |
Các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội.[1] |
” |
Các vị tỷ-kheo ở đây thì từ chối cho rằng mình có tội, họ nói rằng đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu Phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không.
Trưởng lão Da-sá quan sát và cho rằng các tỷ-kheo đã phạm phải mười giới cấm sau đây:[1][2]
(1). Diêm Tịnh (Singilona kappa): dự trữ muối ăn để dùng khi cần, như vậy là trái với giới điều không cho phép dự trữ thực phẩm. (1.Thực phẩm)
(2). Chỉ Tịnh (Dvangula kappa): dùng thực phẩm sau giữa trưa. (2.Thực phẩm)
(3). Tụ Lạc Gian Tịnh (Gamantara kappa): đi tới vùng lân cận dùng bữa trưa thứ hai cùng ngày, như vậy là phạm lỗi ăn phi thời. (3.Thực phẩm)
(4). Trụ Xứ Tịnh (Avasa kappa): làm lễ Bố tát (Uposatha) vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch, tại các nơi khác nhau trong cùng một trụ xứ, đây là điều cấm trong Mahavagga, tức là Đại Phẩm trong Luật Tạng. (1.Nghi lễ)
(5). Tùy Ý Tịnh (Anumati kappa): khi tăng chúng đã quyết định nơi nghị xứ (nơi hội nghị), thì mặc dù không có tất cả cùng tham dự, nhưng để quyết định có hiệu lực, yêu cầu tăng chúng sau khi quyết định đã đưa ra thì mọi người đều tuân phục là được. (2.Nghi lễ)
(6). Cửu Trụ Tịnh (Acinna kappa): thuận theo những điều đã được quyết định trước đó. (3.Nghi lễ)
(7). Sinh Hòa Hợp Tịnh (Amathita kappa): dùng sữa lỏng sau bữa ăn. (4.Thực phẩm)
(8). Thủy Tịnh (Jalogim patum): uống nước cây cọ lên men nhưng chưa thành rượu mạnh. (5.Thực phẩm)
(9). Bất Ích Lũ Ni Sư Đàn Tịnh (Adasakam Nisidanam): khi may tọa cụ không được phép thêm biên, cũng như không được muốn to nhỏ tùy ý. (1.Hình thức)
(10). Kim Tiền Tịnh (Jatarupajatam): nhận vàng và bạc. (1.Tiền của)
Trong các điều bị cho là trái với giới luật nói trên có tới 5 điều liên quan đến việc sử dụng thực phẩm, 1 điều về cách hành xử với tiền bạc, 3 điều liên quan đến nghi lễ và 1 điều liên quan đến hình thức.
?Vaishali Bihar • Ấn Độ | |
Tọa độ: 25°59′B 85°08′Đ / 25,99°B 85,13°Đ | |
Múi giờ | IST (UTC+5:30) |
Quận | Patna |
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |