Shoshenq I

Cánh cổng Bubastite tại đền Karnak. Trên đó mô tả Shoshenq I và con trai thứ hai, Iuput A

Hedjkheperre Setepenre Shoshenq I, còn được gọi tắt là Sheshonk hay Sheshonq I, là vị pharaon người Libya và là người sáng lập ra Vương triều thứ 22 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông thường được đồng nhất với pharaon Shishak[2], người được đề cập trên "Cánh cổng Bubastite" tại đền Karnak[3].

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Shosheng I là con của Nimlot A - "Đại thủ lĩnh Meshwesh" với phu nhân Tentshepeh, con gái của một Đại thủ lĩnh Meshwesh, vì thế mà Tentshepeh thường được cho là chị em với Nimlot. Vợ và con của Shosheng I bao gồm những người sau:

  • Patareshnes, không rõ tên cha mẹ. Tuy nhiên, cha của bà được nhắc đến là một Đại thủ lĩnh Meshwesh, cho thấy ông là người Libya[4]. Patareshnes được biết đến qua nhiều văn tự, đặc biệt là qua một bức tượng của người con trai là Nimlot B (ÄOS 5791, Bảo tàng Kunsthistorisches)[5].
  • Karomama A, chỉ được nhắc đến qua tấm bia Pasenhor. Theo đó, bà mới được chứng thực là mẹ đẻ của pharaon kế vị Osorkon I[5].
  • Hai người con không rõ mẹ:
    • Iuput A, Đại tư tế Amun - Tổng tư lệnh - Thống đốc Thượng Ai Cập. Iuput có một con gái là Nesikhonsupakhered, lấy tư tế Amun cấp thấp Djedkhonsiufankh[5].
    • Công chúa Tashepenbast, không rõ[5].
Paihuty - "Đại thủ lĩnh Meshwesh"
|
|
| 
Shoshenq A = Mehtenweskhet A
|
+--------+-------------+
| | 
Osorkon Già Nimlot A = Tentsepeh 
|
|
|
Shoshenq I
Những thành phố mà Shoshenq I đã chinh phục được khắc trên tường. Ở giữa là thần Amun

Ban đầu, Kenneth Kitchen đã thiết lập cho Shosheng I một triều đại kéo dài khoảng 21 năm, bắt đầu từ năm 945 đến 924 TCN. Nhưng sau đó, niên đại của ông đã lùi xuống một vài năm, vào khoảng 943 – 922 TCN, theo một số nhà nghiên cứu như Edward WenteMorris Bierbrier[9][10].

Đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào những năm trị vì cuối cùng, Shosheng I đã cho mở rộng lãnh thổ đến cả khu vực Trung Đông. Điều này được chứng minh bởi việc phát hiện ra nhiều di tích mang tên nhà vua, bao gồm một bức tượng tại thành phố Byblos của Liban; một phần của tấm bia tại Megiddo, Israel và một danh sách các thành phố bị chiếm đóng được liệt kê trên tường đền Karnak[11][12].

Shoshenq đã cho khắc một văn bản ghi lại chi tiết cuộc chinh phục ở Nubia và Israel. Đây là hành động quân sự đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Ai Cập được ghi chép chính thức trong nhiều thế kỷ[13].

Đối nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Shoshenq và các vua đời sau đã chỉ định cho chính những người con trai của mình giữ các chức vị Đại tư tế, không để người ngoài tham dự. Việc kế thừa tước vị này đã diễn ra trong khoảng 1 thế kỷ sau đó[13].

Chôn cất

[sửa | sửa mã nguồn]
Rương đựng bình canopic của Shoshenq I (Bảo tàng Neues, Đức)

Cho tới nay người ta vẫn không biết được vị trí lăng mộ của Shosheng I. Vật dụng tang lễ duy nhất liên quan đến Shoshenq I là một cái rương đựng bình canopic hiện được lưu giữ tại tại Đức (ÄMB 11000)[14]. Nhà nghiên cứu Troy Sagrillo cho biết, chỉ có một số ít các khối gạch có mang tên nhà vua tại Tanis nhưng tất cả chúng lại đến từ những phức hợp công trình ngoài triều đại của ông[15]. Do đó, có khả năng hơn là Shoshenq được chôn cất tại một thành phố khác trong vùng châu thổ sông Nin. Sagrillo cũng cho rằng, Shoshenq có lẽ được chôn đâu đó ở thành phố Memphis[15].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R. Krauss & D.A. Warburton, "Chronological Table for the Dynastic Period" trong Erik Hornung, Rolf Krauss & David Warburton (2006), Ancient Egyptian Chronology (Handbook of Oriental Studies), Brill, tr.493
  2. ^ Troy Leiland Sagrillo (2015), "Shoshenq I and biblical Šîšaq: A philological defense of their traditional equation"
  3. ^ “Shishak”.
  4. ^ Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited, tr. 290, 575 ISBN 978-0856682988
  5. ^ a b c d e Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson ISBN 0-500-05128-3
  6. ^ Kitchen, sđd, tr. 256–257
  7. ^ Henri Gauthier (1919), Le “Fils royal de Ramses”, Namrat, trong ASAE 18, tr. 246–250
  8. ^ “Bracelets of Nimlot”.
  9. ^ Morris Bierbrier (1975), The Late New Kingdom in Egypt (c. 1300–664 BC), Aris & Philips Ltd, tr. 111 ISBN 978-0856680281
  10. ^ Erik Hornung, Rolf Krauss & David Warburton (2006), Ancient Egyptian Chronology (Handbook of Oriental Studies), Brill Academic Pub, tr. 474 ISBN 978-9004113855
  11. ^ K.A. Kitchen (2003), On the Reliability of the Old Testament, William Erdsman & Co, tr. 10, 32-34 & 607 ISBN 978-0802803962
  12. ^ Biblical History Daily (2017). "Did Pharaoh Sheshonq Attack Jerusalem ?"
  13. ^ a b Marc Van De Mieroop (2007). A History of Ancient Egypt. Malden, MA: Blackwell Publishing. tr. 400 ISBN 9781405160711
  14. ^ Aidan Dodson (1994), The Canopic Equipment of the Kings of Egypt, tr. 83-84 ISBN 978-0710304605
  15. ^ a b Troy Leiland Sagrillo (2005), "The Mummy of Shoshenq I Re-discovered ?", Göttinger Miszellen 205, tr. 99-100

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Geto Suguru - Jujutsu Kaisen
Geto Suguru (夏げ油とう傑すぐる Getō Suguru?, Hạ Du Kiệt) là một phản diện trong bộ truyện Chú thuật hồi chiến và tiền truyện Chú thuật hồi chiến - Trường chuyên chú thuật Tokyo
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng