Đồng bằng biển thẳm

Sơ đồ mặt cắt của bồn đại dương thể hiện mối quan hệ giữa đồng bằng biển thẳm với chân lục địa và các rãnh đại dương.
Miêu tả đới biển thẳm trong mối tương quan với các đới đại dương chính.

Đồng bằng biển thẳm là một đồng bằng dưới biển trên phần sâu của đáy đại dương, phân bố ở độ sâu giữa 3000 và 6000 m từ phần chân của dốc lục địasống núi giữa đại dương. Đồng bằng biển thẳm chiếm hơn 50% bề mặt của Trái Đất.[1][2] Chúng nằm trong số các khu vực bằng phẳng nhất, lặng sóng nhất và ít được khám phá nhất trên Trái Đất.[3] Đồng bằng biển thẳm có các yếu tố địa chất quan trọng đối với các bồn đại dương (các yếu tố khác như các sống núi giữa đại dương và các đồi biển thẳm). Ngoài các yếu tố này, các bồn đại dương hoạt động do liên quan đến các ranh giới kiến tạo mảng cũng bao gồm máng đại dươngđới hút chìm.

Các đồng bằng biển thẳm không được nhận dạng là các đặc điểm địa lý của đáy biển mãi cho đến cuối thập niên 1940 và mãi cho đến rất gần đây không có một nghiên cứu cơ bản hệ thống nào. Chúng được bảo tồn rất kém trong các hồ sơ trầm tích, do chúng có xu hướng bị hút chìm vào manti.[3] Sự tạo ra đồng bằng biển thẳm là kết quả cuối cùng của sự tách giãn đáy biển và tan chảy phần bên dưới của vỏ đại dương. Magma dâng lên từ phía trên quyển mềm và khi các vật liệu bazan này lên đế bề mặt tại các sống núi giữa đại dương nó tạo nên vỏ đại dương mới. Quá trình này kéo về hai phía của đáy đại dương một cách liên tục. Các đồng bằng biển thẳm tạo ra từ phần mềm của bề mặt không bằng phẳng ban đầu của lớp vỏ đại dương bởi các trầm tích hạt mịn chủ yếu là sét và bột. Hầu hết các vật liệu này bị lắng đọng bởi các dòng xáo động được dẫn ra từ các rãnh rìa lục địa dọc theo các hẻm vực ngầm xuống vùng nước sâu hơn. Các trầm tích còn lại được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích biển khơi. Các tích tụ kết hạch kim loại là phổ biến ở một số khu vực của đồng bằng này, với hàm lượng kim loại thay đổi tùy nơi, các kim loại bao gồm mangan, sắt, niken, cobaltđồng. Các kết hạch này có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng trong tương lai.

Một phần vì diện tích rộng lớn của chúng, hiện tại người ta tin rằng các đồng bằng biển thẳm là một nguồn đa dạng sinh học cao. Chúng cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến chu trình cacbon trong đại dương, sự hòa tan calci cacbonat và hàm lượng CO2 trong khí quyển trong khoảng thời gian 100–1000 năm. Cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái biển thẳm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tốc độ cung cấp thức ăn của đáy biển và thành phần vật chất lắng đọng. Các yếu tố như biến đổi khí hậu, đánh cá và sự làm màu mỡ đại dương được trông đợi là có ảnh hưởng đáng kể đối với các hình thức sinh sản sơ cấp trong dải sáng rõ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng vật liệu hữu cơ đối với đồng bằng theo cách tương tự và do đó sẽ ảnh hưởng đến sâu sắc đến cấu trúc, chức năng và đa sạng của các hệ sinh thái biển thẳm.[1][4]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Vỏ đại dương được hình thành tại sống núi giữa đại dương, trong khi thạch quyển bị hút chìm vào quyển mềm tại các rãnh đại dương.
Tuổi của vỏ đại dương (đỏ là trẻ nhất, và lam là cổ nhất)

Vỏ đại dương tạo nên phần đá gốc của các đồng bằng biển thẳm, được tạo ra liên tục tại các sống núi giữa đại dương.[5] Sự nóng chảy giãn áp liên quan đến cột manti của manti rắn có vai trò hình thành các đảo giữa đại dương như quần đảo Hawaii, cũng như vỏ đại dương tại các sống núi giữa đại dương. Hiện tượng này cũng được dùng để giải thích cho các loại bazan lũ và các cao nguyên dưới đại dương (hai loại của các tỉnh đá mác ma). Sự nóng chảy xuất hiện khi phần trên của manti nóng chảy từng phần vào mác ma khi nó dâng lên bên dưới các sống núi giữa đại dương.[6][7] Mácma được dâng lên này sau đó nguội lại và hóa rắng bởi sự truyền nhiệt và đối lưu nhiệt để tạo thành vỏ đại dương mới. Sự bồi đắp xảy ra khi manti được thêm vào tại rìa đang phát triển của một mảng kiến tạo, thường liên quan đến sự mở rộng đáy đại dương. Do đó, tuổi của vỏ đại dương là một hàm số của khoảng cách từ sống núi giữa đại dương.[8] Vỏ đại dương trẻ nhất tại sống núi giữa đại dương, và nó dần cổ hơn, lạnh hơn và đặc hơn khi nó di chuyển ra xa sống núi giữa đại dương do tác dụng đẩy của dòng đối lưu manti.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Craig R. Smith, Fabio C. De Leo, Angelo F. Bernardino, Andrew K. Sweetman, and Pedro Martinez Arbizu (2008). “Abyssal food limitation, ecosystem structure and climate change” (PDF). Trends in Ecology and Evolution. 23 (9): 518–528. doi:10.1016/j.tree.2008.05.002. PMID 18584909. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ N.G. Vinogradova (1997). “Zoogeography of the Abyssal and Hadal Zones”. Advances in Marine Biology. 32: 325–387. doi:10.1016/S0065-2881(08)60019-X. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b P.P.E. Weaver; J. Thomson; P. M. Hunter (1987). Geology and Geochemistry of Abyssal Plains (PDF). Oxford: Blackwell Scientific Publications. tr. x. ISBN 0-632-01744-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ Smith 2008, tr. 5
  5. ^ Marjorie Wilson (1993). Igneous petrogenesis. London: Chapman & Hall. ISBN 978-0-412-53310-5.
  6. ^ R.S. WHITE, T.A. MINSHULL, M.J. BICKLE and C.J. ROBINSON (2001). “Melt Generation at Very Slow-Spreading Oceanic Ridges: Constraints from Geochemical and Geophysical Data”. Journal of Petrology. 42 (6): 1171–1196. doi:10.1093/petrology/42.6.1171.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Geoff C. Brown, C. J. Hawkesworth, R. C. L. Wilson (1992). Understanding the Earth (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. tr. 93. ISBN 0-521-42740-1.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Condie 1997, tr. 50.
  9. ^ Kobes, Randy and Kunstatter, Gabor.Mantle Convection Lưu trữ 2011-01-14 tại Wayback Machine. Physics Department, University of Winnipeg. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Böggemann M. & Purschke G. (2005). “Abyssal benthic Syllidae (Annelida: Polychaeta) from the Angola Basin”. Organisms, Diversity & Evolution. 5 (Supplement 1): 221–226. doi:10.1016/j.ode.2004.11.006. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Bohn, J.M. (2005). “On two rare abyssal Myriotrochidae (Echinodermata: Holothuroidea: Apodida) new to the South Atlantic: Siniotrochus myriodontus Gage and Billet, 1986 and Lepidotrochus parvidiscus angolensis subsp. nov”. Organisms, Diversity & Evolution. 5 (Supplement 1): 231–238. doi:10.1016/j.ode.2004.11.008. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Brandt A., Brenke N., Andres H.-G., Brix S., Guerrero-Kommritz J., Mühlenhardt-Siegel U., & Wägele J.-W. (2005). “Diversity of peracarid crustaceans (Malacostraca) from the abyssal plain of the Angola Basin”. Organisms, Diversity and Evolution. 5: 105–112. doi:10.1016/j.ode.2004.10.007. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Condie, Kent C. (1997). Plate Tectonics and Crustal Evolution. Boston: Butterworth-Heinemann Ltd. ISBN 9780750633867 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  • Csirke, Jorge (1997). “II. The Limits of Marine Productivity”. Trong Laws, Edward A. (biên tập). El Niño and the Peruvian Anchovy Fishery (series: Global Change Instruction Program) (PDF). Reviews in Fish Biology and Fisheries. 9. Sausalito: University Science Books. tr. 118. doi:10.1023/A:1008801515441. ISBN 0935702806. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  • Gad G. (2005). “Giant Higgins-larvae with paedogenetic reproduction from the deep sea of the Angola Basin- evidence for a new life cycle and for abyssal gigantism in Loricifera?”. Organisms, Diversity & Evolution. 5 (Supplement 1): 59–76. doi:10.1016/j.ode.2004.10.005. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Gill Adrian E. (1982). Atmosphere-Ocean Dynamics. San Diego: Academic Press. ISBN 0122835204.
  • Gooday A.J., Nomaki H., & Kitazato H. (2008). “Modern deep-sea benthic foraminifera: a brief review of their morphology-based biodiversity and trophic diversity”. Geological Society (Special Publications 303): 97–119. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Gooday A.J., Kamenskaya O.E. & Cedhagen T. (2007). “New and little-known Komokiacea (Foraminifera) from the bathyal and abyssal Weddell Sea and adjacent areas”. Zoological Journal of the Linnean Society. 151 (2): 219–251. doi:10.1111/j.1096-3642.2007.00326.x. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Gooday A.J. & Malzone G. (2004). “Hyperammina micaceus sp. nov.: a new foraminiferan species (Protista) from the Porcupine Abyssal Plain, Northeast Atlantic”. Journal of Micropalaeontology. 23 (2): 171–179. doi:10.1144/jm.23.2.171. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Janussen D. & Tendal O.S. (2007). “Diversity and distribution of Porifera in the bathyal and abyssal Weddell Sea and adjacent areas”. Deep-Sea Research II. 54 (16–17): 1864–1875. Bibcode:2007DSR....54.1864J. doi:10.1016/j.dsr2.2007.07.012. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Markhaseva E.L. & Schulz K. (2006). “Sensiava longiseta (Copepoda, calanoidea): a new genus and species from the abyssal of the Weddell Sea”. Zootaxa (1368): 1–18. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Mühlenhardt-Siegel U. (2008). “Phalloleucon abyssalis, a new cumacean genus and species (Crustacea: Peracarida: Leuconidae) from the Peru Basin”. Zootaxa (1829). tr. 61–68. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Mursch, A.; Brenke, N.; Wägele, J.W. (2008). “Results of the DIVA-1 expedition of RV "Meteor" (Cruise M48:1): Three new species of Munnopsidae Sars, 1864 from abyssal depths of the Angola Basin (Crustacea: Isopoda: Asellota)”. Trong Martinez, Pedro; Brix, Arbizu & Saskia (biên tập). Bringing light into deep-sea biodiversity (Zootaxa 1866) (PDF). Auckland, New Zealand: Magnolia Press. ISBN 978-1-86977-260-4. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  • Nozawa F., Kitazato H., Tsuchiya M. & Gooday A.J. (2006). “'Live' benthic foraminifera at an abyssal site in the equatorial Pacific nodule province: abundance, diversity and taxonomic composition”. Deep-Sea Research I. 53 (8): 1406–1422. Bibcode:2006DSRI...53.1406N. doi:10.1016/j.dsr.2006.06.001. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Sabbatini A., Morigi C., Negri A., & Gooday A.J. (2007). “Distribution and Biodiversity of Stained Monothalamous Foraminifera from Templejord, Svalbard”. Journal of Foraminiferal Research. 37 (2): 93–106. doi:10.2113/gsjfr.37.2.93. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Schrödl M., Linse K. & Schwabe E. (2006). “Review on the distribution and biology of Antarctic Monoplacophora, with first abyssal record of Laevipilina antarctica”. Polar Biology. 29 (9): 721–727. doi:10.1007/s00300-006-0132-7. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Schwabe E., Bohn J.M., Engl W., Linse K. & Schrödl M. (2007). “Rich and rare - first insights into species diversity and abundance of Antarctic abyssal Gastropoda (Mollusca)”. Deep-Sea Research II. 54 (16–17): 1831–1847. Bibcode:2007DSR....54.1831S. doi:10.1016/j.dsr2.2007.07.010. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Sebastian S., Raes M., De Mesel I. & Vanreusel A. (2007). “Comparison of the nematode fauna from the Weddell Sea Abyssal Plain with two North Atlantic abyssal sites”. Deep-Sea Research II. 54 (16–17): 1727–1736. Bibcode:2007DSR....54.1727S. doi:10.1016/j.dsr2.2007.07.004. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Seifried S., Plum Ch. & Schulz M. (2007). “A new species of Parabradya Lang, 1944 (Copepoda: Harpacticoida: Ectinosomatidae) from the abyssal plain of the Angola Basin”. Zootaxa (1432): 1–21. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Smith, Craig R.; Paterson, Gordon; Lambshead, John; Adrian G. Glover; Andrew Gooday; Alex Rogers; Myriam Sibuet; Hiroshi Kitazato; Joëlle Galéron (2008). “Biodiversity, species ranges, and gene flow in the abyssal Pacific nodule province: predicting and managing the impacts of deep seabed mining”. International Seabed Authority Technical Study: No.3 (PDF). Kingston, Jamaica: International Seabed Authority. ISBN 978-976-95217-2-8. OCLC 236437700. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  • Robert H. Stewart (2007). “Introduction to Physical Oceanography” (PDF). College Station: Texas A&M University. OCLC 169907785. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Willen E. (2005). “A new species of Paranannopus Lang, 1936 (Copepoda, Harpacticoida, Pseudotachidiidae) with atrophic mouthparts from the abyssal of the Angola Basin”. Organisms, Diversity & Evolution. 5 (Supplement 1): 19–27. doi:10.1016/j.ode.2004.10.002. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Yasuhara M., Cronin T.M. & Martinez Arbizu P. (2008). “Abyssal ostracods from the South and Equatorial Atlantic Ocean: biological and paleoceanographic implications”. Deep-Sea Research I. 55 (4): 490–497. Bibcode:2008DSRI...55..490Y. doi:10.1016/j.dsr.2008.01.004. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Izumo the Reinoha - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung Izumo có năng lực sinh tồn cao, có thể tự buff ATK và xoá debuff trên bản thân, sát thương đơn mục tiêu tạo ra tương đối khủng
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tất cả kết truyện với Yun Jin - Genshin Impact
Tổng hợp tất cả các kết truyện khi hẹn hò với Yun Jin
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt