Đức Trung

Nghệ sĩ nhân dân
Đức Trung
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Đức Trung
Ngày sinh
1939 (84–85 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Rửa tội
Mất tích
Mất
An nghỉ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Con cái
Lê Tuấn Anh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2024)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1995 – nay
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròđạo diễn, diễn viên
Năm hoạt động1965 – 2004
Quản lýĐoàn nghệ thuật Tổng cục Chính
Giải thưởngxem Giải thưởng

Đức Trung có tên đầy đủ là Lê Đức Trung (sinh năm 1939) là nam diễn viên, đạo diễn sân khấu người Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Đức Trung sinh năm 1939[1] trong gia đình có 10 anh chị em, bố ông là một doanh nhân gốc Hà Nội còn mẹ là người gốc Hà Tây cũ. Trong số các anh em của ông thì có 8 người theo binh nghiệp, một người mất sớm, chỉ mình ông là theo nghệ thuật.[2] Đức Trung từng học tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, khóa học 1953–1956.[3] Ông kết hôn với nhà lý luận, phê bình sân khấu Hồng Việt, hai người từng là diễn viên của Đoàn Kịch nói Quân đội, họ có 3 người con, trong đó người con trai duy nhất là diễn viên Nghệ sĩ ưu tú Lê Tuấn Anh.[4][5]

Đức Trung có niềm đam mê bóng đá từ nhỏ, ông từng giữ vai trò thủ môn trong thời gian nhập ngũ,[2] sau này còn là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho Câu lạc bộ bóng đá V-stars của các nghệ sĩ và từng làm Chủ tịch Hội Cổ động viên bóng đá Việt Nam.[6][1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1960, Đức Trung nhập ngũ, là lính trinh sát pháo binh[2] của Sư đoàn 312 tại quân khu Việt Bắc và có 5 năm hoạt động tại Trường Sơn.[4][1] Một lần, Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị về đơn vị biểu diễn đã khơi dậy đam mê trong ông. Sau khi giải ngũ, ông làm việc tại một công ty điện cơ chờ cơ hội thi tuyển.[7][8] Năm 1965, Đức Trung tham gia thi và lọt vào tốp 15 người trên tổng số 1.000 người tham gia thi tuyển và trở thành diễn viên của Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị (Đoàn Kịch nói Quân đội).[8][2] Sau 20 năm trong quân ngũ, năm 1979, Đức Trung giải ngũ và được đạo diễn Hà Nhân và nhà biên kịch Phạm Thị Thành mời về công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ trong 20 năm tiếp theo. Ông từng giữ chức vụ Trưởng Đoàn Hài kịch, sau đó là Phó Giám đốc Nhà hát trước khi nghỉ hưu.[4][2]

Khi còn là diễn viên kịch, Đức Trung thường đóng các vai phản diện khi còn ở Đoàn nghệ thuật Tổng cục Chính trị và các vai chính diện khi ở Nhà hát Tuổi trẻ.[8] Với điện ảnh, Đức Trung thường được giao các vai chính diện, lãnh đạo hay người có có học thức, dù ông đã cố thay đổi hình tượng bằng các vai phản diện nhưng không thành công và phải quay lại với các vai diễn hướng thiện hơn.[9] Đức Trung từng 3 lần vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 3 loại hình nghê thuật khác nhau: kịch nói "Lịch sử và nhân chứng", nhạc vũ kịch "Giai điệu tháng 5" và phim truyền hình Bác Hồ sống mãi với vùng than.[1] Từ khi về hưu, ông tham gia hướng dẫn diễn viên của các đoàn nghệ thuật tại Nghệ An và Hà Nội về kinh nghiệm diễn vai Chủ tịch Hồ Chí Minh.[10] Ngoài ra, ông cũng giảng dạy diễn xuất cho nhiều khóa diễn viên tại Hãng phim truyện Việt NamTrung ương Đoàn.[9][8]

Năm 2020, Đức Trung vào vai ông Phan trong bộ phim Hướng dương ngược nắng, được khán giả đón nhận và đặt cho biệt danh "Ông nội quốc dân". Sau bộ phim này, ông cũng không nhận thêm dự án mới nào.[7]

Năm 2024, Đức Trung được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[7] Trong cùng đợt này, con trai ông, diễn viên Lê Tuấn Anh cũng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[11] Họ là cặp cha con duy nhất được phong danh hiệu đợt này.[12]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân khấu (đạo diễn)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đứa con tôi
  • Tôi đi tìm tôi
  • 15 ngày kháng án
  • Kẻ sát nhân

Sân khấu (diễn viên)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đôi mắt (tác giả: Vũ Dũng Minh)
  • Bến bờ xa lắc (tác giả: Lê Thu Hạnh)
  • Lời thề thứ 9 (tác giả: Lưu Quang Vũ)
  • Lời nói dối cuối cùng (tác giả: Lưu Quang Vũ)
  • Sống mãi tuổi 17 (tác giả: Lưu Quang Vũ)
  • Giai điệu tháng 5 - vai Hồ Chí Minh
  • Lịch sử và nhân chứng - vai Hồ Chí Minh
  • Con hươu xanh
  • Othello
  • Hoàng tử học nghề
  • Hòn đá cháy
  • Mùa hạ cuối cùng
  • Điều thiêng liêng nhất vai Gruya
  • Trưởng giả học làm sang

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Số tập Chú thích
1995 12A và 4H Ông Trung Bùi Thạc Chuyên, Trần Quốc Trọng Ngắn tập
Những người sống bên tôi Thày trưởng khoa Đặng Tất Bình
Mảnh đời của Huệ Phi Tiến Sơn
Huyền thoại vườn vải Nguyễn Khải Hưng Điện ảnh truyền hình
Với anh, chiến tranh chưa kết thúc
1996 Sống mãi với thủ đô Cự Lâm Lê Đức Tiến, Nguyễn Thế Vĩnh Ngắn tập
1998 Trái tim phiêu bạt Phương Dung Điện ảnh truyền hình
2000 Hát mãi khúc quân hành Đặng Tất Bình, Phi Tiến Sơn
2001 Mùa lá rụng Tổng biên tập Trần Quốc Trọng Dài tập
2002 Đêm ba canh Ngắn tập
Quỳnh Chi và Lệ Chi Cao Mạnh
2003 Núi đôi Minh Vũ Châu Điện ảnh truyền hình
2004 Cánh gió đầu đông Vũ Hồng Sơn Ngắn tập
Cảnh sát hình sự: Thế giới không đàn bà Vũ Minh Trí Dài tập
Tháng Chạp... chỉ có một ngày Lê Cường Việt Điện ảnh truyền hình
Trận cầu đinh Đỗ Chí Hướng Ngắn tập
2006 Cố hương Điện ảnh truyền hình
Vùng cửa sóng Nguyễn Huy Hoàng Ngắn tập
Gió mùa thổi mãi Giáo sư Khang Trần Quốc Trọng Dài tập
2007 Luật đời Viện trưởng Mai Hồng Phong, Hoàng Nhung
Phóng viên thử việc Trần Quốc Trọng
2008 Cảnh sát hình sự: Hành trình bí ẩn Đại tá Trung Nguyễn Tiến Dũng, Trần Trọng Khôi Ngắn tập
Mùa hè rớt Phạm Thanh Phong Điện ảnh truyền hình
2010 Ngõ lỗ thủng Trưởng hội văn nghệ Trần Quốc Trọng Dài tập
Bí thư tỉnh uỷ Ông Ấn Trần Quốc Trọng, Trần Trọng Khôi
2013 Gái già xì-tin Trần Quang Vinh
2020 Hướng dương ngược nắng Cao Mạnh Phan Vũ Trường Khoa
2022 Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ Bố Việt Vũ Trường Khoa, Hoàng Tích Thiện
Bác Hồ sống mãi với vùng than Hồ Chí Minh
Kẻ tử tù tuổi 17

Điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Chú thích
1980 Vệt sáng ngược Trần Phương
Tội và tình Châu Huế
2002 Vũ khúc con cò Vinh (giọng dẫn truyện) Jonathan Foo, Nguyễn Phan Quang Bình

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Tác phẩm Vai diễn / vai trò Kết quả Chú thích
Hội diễn sân khấu nhỏ toàn quốc Bến bờ xa lắc Tùng Giải A [8]
Mùa hạ cay đắng Đồng đạo diễn Huy chương Vàng
Kẻ sát nhân lương thiện Huy chương Vàng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Quỳnh Anh (10 tháng 12 năm 2023). “NSƯT Đức Trung - 'ông đầu bạc' được phong tặng NSND là ai?”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  2. ^ a b c d e P. Thủy (8 tháng 2 năm 2009). “Còn sức ngày nào là còn cống hiến cho nghệ thuật”. Báo Công An Đà Nẵng. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  3. ^ Thanh Hùng (2 tháng 11 năm 2018). “Những cựu học sinh đặc biệt Trường Chu Văn An trong 110 năm”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  4. ^ a b c Hà Thu (23 tháng 3 năm 2024). “Cuộc sống tuổi 85 của nghệ sĩ Đức Trung”. VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  5. ^ Gia Linh (1 tháng 12 năm 2023). “Nghệ sĩ lớn tuổi nhất nhì Việt Nam sắp được phong tặng NSND”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  6. ^ Sơn Tùng (22 tháng 6 năm 2016). “NSƯT Đức Trung: Mỗi mùa bóng đá, thay một… chiếc ghế”. Báo Thể thao và Văn hóa. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  7. ^ a b c Hà Phương (6 tháng 3 năm 2024). “Nghệ sĩ Đức Trung vui vì "bên kia sườn dốc" vẫn nhận danh hiệu NSND”. VOV.VN. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  8. ^ a b c d e Trần Hoàng Thiên Kim. “NSƯT Đức Trung: Cố gắng để không đi... cuối hàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  9. ^ a b “NSƯT Đức Trung - "Ông đầu bạc" của những vai chính diện”. Phụ nữ Thủ đô. 3 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  10. ^ Hoàng Yến (19 tháng 5 năm 2009). “NSƯT Đức Trung: Tôi luôn tin có Bác bên cạnh mỗi lúc khó khăn”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  11. ^ Ngọc Ánh (16 tháng 12 năm 2023). “Hai cha con được phong Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cùng đợt”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
  12. ^ Mai An (6 tháng 3 năm 2024). “Danh hiệu là động lực lớn để nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo phục vụ nhân dân”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Cha Hae-In (차해인) là Thợ săn hạng S người Hàn Quốc và là Phó chủ tịch của Hội thợ săn.
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Jujutsu Kaisen là một series có rất nhiều nhân vật khác nhau, với những khả năng, tính cách và cốt truyện vô cùng đa dạng