Điệp Nông
|
|
---|---|
Xã | |
Xã Điệp Nông | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Tỉnh | Thái Bình |
Huyện | Hưng Hà |
Giải thể | 1/11/2024[1] |
Địa lý | |
Diện tích | 8,84 km²[1] |
Dân số (2022) | |
Tổng cộng | 11.818 người[1] |
Mật độ | 1.336 người/km² |
Khác | |
Mã hành chính | 12589[2] |
Điệp Nông là một xã cũ thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Xã Điệp Nông có vị trí địa lý:
Xã Điệp Nông có diện tích 8,84 km², dân số năm 2022 là 11.818 người,[1] mật độ dân số đạt 1.336 người/km².
Điệp Nông nằm bên bờ Nam sông Luộc và lấy sông này làm ranh giới tự nhiên của Điệp Nông cũng như toàn tỉnh Thái Bình với huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.
Phần đất Điệp Nông, vào thời xưa, gồm các làng Việt Yên[3], Canh Nông,..., thời phong kiến gọi là các xã thuộc tổng Canh Nông huyện Duyên Hà trấn Sơn Nam Hạ[4].
Xã Điệp Nông được thành lập năm 1977 trên cơ sở sáp nhập hai xã Tam Điệp và Tam Nông[5].
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó, thành lập xã Quang Trung trên cơ sở toàn bộ 8,84 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 11.818 người của xã Điệp Nông.
Di tích lịch sử đền Ngũ ở xã Điệp Nông là nơi thờ đức thánh Nguyễn Minh Không.
Đình làng Việt Yên, vườn Mơ và 4 miếu ở 4 góc làng (miếu Cả Đoài, miếu Tư Chính, miếu Tư Nhất và miếu Thượng Đông) là những di tích thờ 4 anh em họ Trịnh gồm: Minh công, Khang công, Nguyên công, Lương công có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân ở thế kỷ X. 4 góc làng có tên là xứ Cửa Chùa (tây nam làng, nay là miếu Tư Chính), xứ Bến Bến (tây bắc làng nay là miếu Tư Nhất), xứ Cửa Triệu (đông bắc làng nay là miếu Thượng Đông), xứ Kiều Kinh (tức là Cầu Kênh, đông nam làng nay là miếu Cả Đoài).
Xã Điệp Nông tổ chức Lễ khánh thành chùa làng Duyên Nông vào ngày 18/12/2022.[6]
Hiện nay, Điệp Nông đang đẩy mạnh trồng các loại cây như: ngô, lạc và rau giống các loại.[7]