Anna Sergeyevna Kurnikova

Anna Kurnikova
Quốc tịch Nga
Nơi cư trúMiami, Florida, Hoa Kỳ
Sinh07 tháng 6, 1981
Moskva, Liên Xô
Chiều cao1,73 m
Lên chuyên nghiệp1995
Giải nghệ2003 Tay thuận= Tay phải, Revers hai tay
Tiền thưởng3.584.662 US$
Đánh đơn
Thắng/Thua209-129
Số danh hiệu0
Thứ hạng cao nhấtSố.8 (20 tháng 11 năm 2000)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngTứ kết (2000)
Pháp mở rộngVòng 4 (1999)
WimbledonBán kết (1997)
Mỹ Mở rộngVòng 4 (1996, 1998, 1999)
Đánh đôi
Thắng/Thua200-71
Số danh hiệu16
Thứ hạng cao nhấtSố. 1 (22 tháng 11 năm 1999)

Anna Sergeyevna Kurnikova (tiếng Nga: Анна Сергеевна Курникова; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1981) là một vận động viên quần vợt người Nga đã giải nghệ.

Là con một, cô sinh ra tại Moskva, Liên Xô; sau đó cô cùng gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Hiện nay, cô sống tại Miami, Florida.

Trong sự nghiệp quần vợt cô có vài thành tích tương đối ấn tượng ở nội dung đánh đơn, nhưng nội dung đánh đôi mới thực sự là sở trường của cô. Kournikova đã có thời kỳ nắm vị trí #1 thế giới ở nội dung đánh đôi. Cùng Martina Hingis là đồng đội, cô giành được hai danh hiệu Grand SlamAustralian Open vào các năm 19992002. Với dáng vẻ bề ngoài như siêu người mẫu, Hingis và Kurnikova thường được gọi là "Spice Girls của môn Tennis".

Sự nghiệp quần vợt

[sửa | sửa mã nguồn]
Kournikova & Hingis (Sydney, 2002)

Khi 13, 14 tuổi Kurnikova bắt đầu được giới chuyên môn của làng quần vợt chú ý khi chiến thắng ở một loạt các giải đấu dành cho lứa tuổi trẻ, trong đó có Italian Open năm 1995. Cô giành danh hiệu Vô địch châu Âu U-18 và Vô địch thế giới U-18 năm 1995 khi mới 14 tuổi.

Kurnikova bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp năm 1995 khi được gọi vào đội tuyển Nga tham dự Fed Cup, cô trở thành vận động viên trẻ nhất trong lịch sử tham gia giải đấu và giành chiến thắng. Năm 15 tuổi, cô lọt vào vòng 4 U.S. Open, và chỉ chịu gác vợt trước tay vợt hạt giống #1, Steffi Graf.

Kurnikova là thành viên đội tuyển Nga tham dự Atlanta 1996. Năm 1997, khi 16 tuổi, cô lọt vào bán kết Wimbledon, trước khi chịu thua tay vợt sau đó sẽ giành chức vô địch, Martina Hingis, với tỉ số 6-3, 6-2. Năm 1998 là năm cô khẳng định sự kỳ vọng của giới hâm mộ, khi cô lọt vào Top 20 trong bảng xếp hạng của WTA's lần đầu tiên và một series chiến thắng trước Martina Hingis, Lindsay Davenport cùng Steffi Graf. Hai chức vô địch Grand Slam ở nội dung đánh đôi mà cô giành được đều là các chức vô địch Australian Open, vào các năm 1999 và 2002, cùng với một đồng đội là Martina Hingis, người mà cô bắt đầu thi đấu thường xuyên cùng kể từ năm 1999.

Nhưng sự nghiệp đánh đơn của cô bắt đầu chững lại kể từ năm 1999. Dù cô duy trì được vị trí xếp hạng của mình dao động vào khoảng từ #10 đến #15 trong bảng xếp hạng thế giới (vị trí tốt nhất mà cô giành được trong sự nghiệp là số #8), nhưng kỳ lại là cô chưa giành được một danh hiệu đánh đơn trong hệ thống giải WTA nào cả, khi chỉ 4 lần lọt vào các trận chung kết trong tổng số 130 giải đấu tham gia, và đều thua. Lối chơi của Kurnikova nổi bật ở tốc độ di chuyển nhanh, lối đánh tấn công mãnh liệt cũng như khả năng chọn góc đánh bóng xuất sắc; Nhưng, chính lối chơi quá mạo hiểm và đường bóng thường quá phẳng khiến cô thường mắc khá nhiều lỗi khi thi đấu.

Năm 2003, Kournikova gặp phải hàng loạt chấn thương và quyết định tạm dừng sự nghiệp thi đấu quần vợt, từ đó cô chỉ thi thoảng tham gia vài giải đấu gây quỹ từ thiện. Cuối năm 2004, cô tham gia giải đấu do Elton John tổ chức cùng vài ngôi sao quần vợt khác như Serena WilliamsAndy Roddick. Vào Tháng 1 năm 2005, cô chơi một trận đấu đôi nhằm ủng hộ các nạn nhân của Cơn sóng thần tại Ấn Độ Dương cùng John McEnroe, Andy Roddick, và Chris Evert.

Trong một bài phỏng vấn tạp chí ELLE ấn hành vào Tháng 7 năm 2005, Kournikova khẳng định rằng cô vẫn sung sức 100%, và cô muốn quay trở lại thi đấu.

Hình ảnh trong giới truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn sự nổi tiếng mà Kurnikova có được là nhờ sự truyền thông hóa một cách quá mức về cuộc sống riêng của cô. Vào lần đầu tham dự U.S. Open năm 1996 khi mới 15 tuổi, vẻ đẹp của Kurnikova lập tức được tất cả trầm trồ, và ngay sau đó hàng loạt ảnh của cô được xuất hiện trên hàng loạt tạp chí được xuất bản khắp hành tinh.

Tình trạng hôn nhân của Kurnikova cũng là một chủ đề gây nhiều xôn xao trong giới truyền thông. Đã từng có một cuộc tranh cãi xem cô đã từng đính hôn với vận động viên khúc côn cầu trên băng Pavel Bure hay chưa. Cũng đã có thông tin cô đã kết hôn với ngôi sao NHL Sergei Fedorov vào năm 2001. Người đại diện của Kurnikova phủ nhận tin này, nhưng Fedorov lại phát biểu vào năm 2003 rằng hai người đã từng kết hôn nhưng đã ly dị. Kurnikova gần đây có quan hệ với ngôi sao nhạc pop Enrique Iglesias (cô từng xuất hiện trong video clip "Escape" của anh), có tin đồn rằng hai người đã kết hôn vào năm 2003, đến năm 2005 lại xuất hiện tin đồn này. Kurnikova không bao giờ tự khẳng định hay phủ nhận một tin đồn về các mối quan hệ cá nhân của mình.

Kurnikova được tạp trí People bầu chọn là một trong 50 người nổi tiếng đẹp nhất vào các năm 1998, 2000, 2002, và 2003. Cô cũng từng được bầu là "vận động viên thể thao quyến rũ nhất" và "cặp tình nhân quyến rũ nhất" (cùng Iglesias) trên ESPN.com. Vào năm 2002, cô được xếp ở vị trí số một trong danh sách 100 người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới của tạp trí FHM' (bản của Mỹ và Anh quốc).

Nhưng ngược lại, ESPN cũng xếp cô vào vị trí thứ 18 trong số "25 sự thất vọng nhất của thể thao trong 25 năm gần đây".

Kurnikova có một vai diễn nhỏ (quản lý khách sạn) trong bộ phim Me, Myself and Irene, với sự tham gia của Jim Carrey, khởi chiếu năm 2000.

Trong bài poker, khi cầm trên tay một cây As và một cây K, bây giờ người ta thường gọi là một "Anna Kurnikova" (Ý nói trông thì hay nhưng chẳng bao giờ thắng được) (Susie Dent (2006) The Language Report).

Chung kết Grand Slam đã tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch đôi nữ (2)

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt. Năm Giải Đồng đội Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 1999 Australian Open Martina Hingis Lindsay Davenport
Natasha Zvereva
7-5, 6-3
2. 2002 Australian Open (2) Martina Hingis Daniela Hantuchova
Arantxa Sanchez-Vicario
6-2, 6-7 (4), 6-1

Thua ở trận chung kết (1)

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt. Năm Giải Đồng đội Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 1999 Pháp mở rộng Martina Hingis Venus Williams
Serena Williams
6-3, 6-7 (2), 8-6

Thua ở trận chung kết đôi nam nữ phối hợp (2)

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt. Năm Giải Đồng đội Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 1999 Wimbledon Jonas Bjorkman Leander Paes
Lisa Raymond
6-4, 3-6, 6-3
2. 2000 US Open Max Mirnyi Arantxa Sánchez Vicario
Jared Palmer
6-4, 6-3

Chung kết các giải WTA Tour đã tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Thua ở trận chung kết (4)

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
Grand Slam
WTA Championships
Tier I
WTA Tour
Stt. Ngày Giải Mặt sân Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 29 tháng 3, 1998 Miami, Hoa Kỳ Cứng Venus Williams 2-6, 6-4, 6-1
2. 04 tháng 4, 1999 Hilton Head, Hoa Kỳ Đất nện Martina Hingis 6-4, 6-3
3. 29 tháng 10 năm 2000 Moscow, Nga Trải thảm Martina Hingis 6-3, 6-1
4. 15 tháng 9, 2002 Thượng Hải, Trung Quốc Cứng Anna Smashnova 6-2, 6-3

Vô địch đôi nữ (16)

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt. Ngày Giải Mặt sân Đồng đội Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 27 tháng 9, 1998 Tokyo [Princess Cup]
Nhật Bản
Cứng Monica Seles Mary Joe Fernandez
Arantxa Sanchez-Vicario
6-4, 6-4
2. 31 tháng 1, 1999 Australian Open, Melbourne
Australia
Cứng Martina Hingis Lindsay Davenport
Natasha Zvereva
7-5, 6-3
3. 14 tháng 3, 1999 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng Martina Hingis Mary Joe Fernandez
Jana Novotna
6-2, 6-2
4. 09 tháng 5, 1999 Roma, Ý Đất nện Martina Hingis Alexandra Fusai
Nathalie Tauziat
6-2, 6-2
5. 20 tháng 6, 1999 Eastbourne, Anh Cỏ Martina Hingis Jana Novotna
Natasha Zvereva
6-4 bỏ cuộc.
6. 21 tháng 11 năm 1999 WTA Championships
New York, Hoa Kỳ
Trải thảm Martina Hingis Arantxa Sanchez-Vicario
Larisa Neiland
6-4, 6-4
7. 07 tháng 1, 2000 Gold Coast, Australia Cứng Julie Halard-Decugis Sabine Appelmans
Rita Grande
6-3, 6-0
8. 07 tháng 5, 2000 Hamburg, Đức Đất nện Natasha Zvereva Nicole Arendt
Manon Bollegraf
6-7 (5), 6-2, 6-4
9. 08 tháng 10 năm 2000 Fiderstadt, Đức Cứng Martina Hingis Arantxa Sanchez-Vicario
Barbara Schett
6-4 6-2
10. 15 tháng 10 năm 2000 Zurich, Thụy Sĩ Cứng Martina Hingis Kimberly Po
Anne-Gaelle Sidot
6-3, 6-4
11. 12 tháng 11 năm 2000 Philadelphia, Hoa Kỳ Cứng Martina Hingis Lisa Raymond
Rennae Stubbs
6-2 7-5
12. 19 tháng 11 năm 2000 WTA Championships
New York, Hoa Kỳ
Trải thảm Martina Hingis Nicole Arendt
Manon Bollegraf
6-2, 6-3
13. 14 tháng 1, 2001 Sydney, Australia Cứng Barbara Schett Lisa Raymond
Rennae Stubbs
6-2 7-5
14. 07 tháng 10 năm 2001 Moskva, Nga Trải thảm Martina Hingis Elena Dementieva
Lina Krasnoroutskaya
7-6 (3), 6-3
15. 27 tháng 1, 2002 Australian Open, Melbourne
Australia
Cứng Martina Hingis Daniela Hantuchova
Arantxa Sanchez-Vicario
6-2, 6-7 (4), 6-1
16. 15 tháng 9, 2002 Thượng Hải, Trung Quốc Cứng Janet Lee Ai Sugiyama
Rika Fujiwara
6-2 7-5

Thua ở trận chung kết (13)

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt. Ngày Giải Mặt sân Đồng đội Đối thủ ở trận chung kết Kết quả
1. 24 tháng 9, 1995 Moskva, Nga Cứng Aleksandra Olsza Meredith McGrath
Larisa Neiland
6-1, 6-0
2. 15 tháng 2, 1998 Paris, Pháp Trải thảm Larisa Neiland Sabine Appelmans
Miriam Oremans
1-6, 6-3, 7-6 (3)
3. 01 tháng 3, 1998 Linz, Áo Cứng Larisa Neiland Alexandra Fusai
Nathalie Tauziat
6-3, 3-6, 6-4
4. 11 tháng 10 năm 1998 Filderstadt, Đức Cứng Arantxa Sanchez-Vicario Lindsay Daverport
Natasha Zvereva
6-4, 6-2
5. 28 tháng 3, 1999 Miami, Hoa Kỳ Cứng Elena Likhovtseva Mary Joe Fernandez
Monica Seles
6-2, 6-1
6. 06 tháng 6, 1999 Pháp mở rộng
Paris, Pháp
Đất nện Martina Hingis Venus Williams
Serena Williams
6-3, 6-7 (2), 8-6
7. 01 tháng 8, 1999 Stanford, Hoa Kỳ Cứng Elena Likhovtseva Lindsay Daverport
Corina Morariu
6-4, 6-4
8. 19 tháng 3, 2000 Indian Wells, Hoa Kỳ Cứng Natasha Zvereva Lindsay Daverport
Corina Morariu
6-2, 6-3
9. 06 tháng 8, 2000 San Diego, Hoa Kỳ Cứng Lindsay Daverport Lisa Raymond
Rennae Stubbs
4-6, 6-3, 7-6 (6)
10. 29 tháng 10 năm 2000 Moskva, Nga Trải thảm Martina Hingis Ai Sugiyama
Julie Halard-Decugis
4-6, 6-4, 7-6 (5)
11. 04 tháng 2, 2001 Tokyo [Pan Pacific]
Nhật Bản
Trải thảm Iroda Tulyaganova Lisa Raymond
Rennae Stubbs
7-6 (5), 2-6, 7-6 (6)
12. 05 tháng 8, 2001 San Diego, Hoa Kỳ Cứng Martina Hingis Elena Likhovtseva
Cara Black
6-4, 1-6, 6-4
13. 13 tháng 1, 2002 Sydney, Australia Cứng Martina Hingis Lisa Raymond
Rennae Stubbs
bỏ cuộc
  • Anna Kournikova, tác giả Susan Holden (2001)
  • Anna Kournikova (Women Who Win), tác giả Connie Berman

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Stranger Things season 4 - Sự chờ đợi liệu có xứng đáng
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Đường cùng của sói không phải nói về Andrius, cũng không phải Varka