Khoa học viễn tưởng nặng

Photograph of a man sitting in a chair.
Arthur C. Clarke, một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng của thể loại khoa học viễn tượng nặng.
Black and white photograph of a man, in the foreground, sitting at a table.
Poul Anderson, tác giả của Tau Zero, Kyrie và những người khác.

Khoa học viễn tưởng nặng là một thể loại khoa học viễn tưởng đặc trưng bởi mối quan tâm về tính chính xác và logic của khoa học.[1][2][3] Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong đánh giá năm 1957 bởi P. Schuyler Miller trong một bài phê bình về Islands of Space của John W. Campbell trong số ra tháng 11 của Astounding Science Fiction.[1][4] Thuật ngữ bổ sung khoa học viễn tưởng nhẹ được ra đời trong bối cảnh tương tự như khoa học viễn tưởng nặng,[5] xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1970. Thuật ngữ này được hình thành bởi sự tương đồng với sự phân biệt phổ biến giữa khoa học "nặng" (khoa học tự nhiên) và khoa học "nhẹ" (khoa học xã hội). Nhà phê bình khoa học viễn tưởng Gary Westfahl lập luận rằng không có thuật ngữ nào là một phần của sự phân loại nghiêm ngặt; thay vào đó chúng chỉ là những cách mô tả gần đúng với các câu chuyện mà các nhà phê bình và bình luận thấy nó hữu ích.[6]

Những câu chuyện xoay quanh với sự nhất quán về khoa học và kỹ thuật đã được viết từ đầu những năm 1870 thể hiện qua tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển của Jules Verne trong số vô vàn những câu chuyện khác. Sự tỉ mỉ đến từng chi tiết khoa học trong tác phẩm của Verne đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà khoa học và nhà thám hiểm trong tương lai, mặc dù chính Verne đã phủ nhận việc viết chính xác như một nhà khoa học hay có ý định dự đoán nghiêm túc về máy móc và công nghệ trong tương lai.

Tính chính xác của khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh bìa của Frank R. Paul cho số ra cuối cùng (tháng 12 năm 1953) của Science-Fiction Plus [7]

Hugo Gernsback đã có niềm tin ngay từ khi ông mới bắt đầu tham gia vào khoa học viễn tưởng vào những năm 1920 rằng những câu chuyện của nó nên có tính hữu dụng,[8] mặc dù không lâu sau đó, ông cảm thấy cần phải có yếu tố kỳ ảo và phi khoa học trong tác phẩm Amazing Stories để thu hút độc giả.[9] Trong thời gian dài ông dừng xuất bản các tác phẩm khoa học viễn tưởng từ năm 1936 đến 1953, thể loại này đã phát triển xa rời khỏi ý tưởng của ông về sự tập trung vào sự thật và tính giáo dục của tác phẩm.[10][11] Thời kỳ hoàng kim của khoa học viễn tưởng thường được coi là bắt đầu từ cuối những năm 1930 và kéo dài đến giữa những năm 1940, có một "bước nhảy vọt lượng tử về chất lượng, có lẽ là vĩ đại nhất trong lịch sử thể loại", theo các nhà sử học khoa học viễn tưởng Peter Nicholls và Mike Ashley.[12] Tuy nhiên, quan điểm của Gernsback vẫn không thay đổi. Trong bài xã luận của mình trong số ra đầu tiên của Science-Fiction Plus, ông đã đưa ra quan điểm của mình về các câu chuyện khoa học viễn tưởng hiện đại: "dấu ấn của truyện cổ tích, các thể loại kì dị hoặc kì quặc của những thứ nhầm lẫn ngụy tạo dưới cái tên Khoa học - Viễn tưởng ngày nay!" và ông tuyên bố sở thích của mình về "khoa học đúng nghĩa, Khoa học - Viễn tưởng tiên đoán với giọng văn hùng hồn về KHOA HỌC".[11] Trong cùng một bài xã luận, Gernsback kêu gọi cải cách bằng sáng chế để cho các tác giả khoa học viễn tưởng có quyền tạo bằng sáng chế cho các ý tưởng mà không cần mô hình bằng sáng chế vì nhiều ý tưởng của họ đã có trước tiến bộ kỹ thuật cần thiết để phát triển thông số kỹ thuật cho ý tưởng của họ. Phần giới thiệu đã tham khảo rất nhiều công nghệ đã dự đoán từ trước được mô tả trong suốt Ralph 124C 41+.[13]

Photograph of a man sitting at a table.
Carl Sagan, nhà thiên văn học và cố vấn của NASA, cũng đã viết cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nặng Contact.

Trọng tâm của sáng kiến "khoa học viễn tưởng nặng" là mối quan hệ của nội dung và thái độ khoa học với lối tường thuật của câu chuyện, và (đối với một số độc giả, ít nhất là) "độ nặng" hoặc tính chính xác của chính khoa học.[14] Một yêu cầu đối với khoa học viễn tượng nặng là tính thủ tục hoặc tính chủ ý: một câu chuyện nên cố gắng trở nên chính xác, hợp lý, đáng tin cậy và nghiêm ngặt trong việc sử dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật hiện tại về công nghệ, hiện tượng, kịch bản và tình huống nào có thể thực tế và/hoặc về mặt lý thuyết. Ví dụ, việc phát triển các đề xuất cụ thể cho tàu vũ trụ, trạm vũ trụ, sứ mệnh không gian và chương trình không gian của Hoa Kỳ trong những năm 1950 và 1960 đã ảnh hưởng đến sự phổ biến rộng rãi của những câu chuyện không gian "nặng".[15] Những khám phá sau này không nhất thiết làm mất hiệu lực nhãn khoa học viễn tưởng nặng, bằng chứng là P. Schuyler Miller, người đã gọi cuốn tiểu thuyết năm 1961 A Fall of Moondust của Arthur C. Clarke là khoa học viễn tưởng nặng,[16] và chỉ định vẫn có hiệu lực mặc dù các yếu tố quan trọng trong cốt truyện, sự tồn tại của các túi sâu của "bụi mặt trăng" trong các miệng lỗ mặt trăng, ngày nay được biết là không chính xác.

Có một mức độ mềm dẻo trong khoảng cách từ "khoa học thực tế" của một câu chuyện có thể đi lạc trước khi nó rời khỏi lãnh địa của khoa học viễn tưởng nặng.[17] Các tác giả khoa học viễn tưởng nặng tuyệt đối tránh xa các công nghệ vô lý như di chuyển nhanh hơn ánh sáng (trong đó có các khả năng thay thế [18] được NASA Lưu trữ 2016-11-14 tại Wayback Machine chứng thực), trong khi các tác giả viết khoa học viễn tưởng nhẹ chấp nhận các khái niệm đó (đôi khi được gọi là "thiết bị cho phép", vì họ cho phép mọi khả năng có thể xảy ra trong câu chuyện).[19]

Độc giả của "khoa học viễn tưởng nặng" thường cố gắng tìm ra những điểm không chính xác trong các câu chuyện. Ví dụ, một nhóm tại MIT đã kết luận rằng hành tinh Mesklin trong tiểu thuyết năm 1953 của Hal Clement, Mission of Gravity sẽ có một bờ rìa nhọn ở xích đạo, và một lớp học ở trường trung học ở Florida đã tính toán rằng trong tiểu thuyết Ringworld năm 1970 của Larry Niven lớp đất mặt sẽ trượt xuống biển trong vài nghìn năm.[6] Niven đã sửa những lỗi này trong phần tiếp theo của mình The Ringworld Engineers, và lưu ý chúng trong lời tựa.

Các bộ phim được đặt ở ngoài không gian mong muốn tác phẩm gắn mác khoa học viễn tưởng nặng cố gắng giảm thiểu các phóng tác nghệ thuật được thực hiện vì tính thực tế của hiệu ứng. Các yếu tố bao gồm:

Các tác phẩm tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Photograph of a man sitting in a chair.
Larry Niven, tác giả của Ringworld, " Inconstant Moon ", " The Hole Man " và những người khác.

Sắp xếp theo thứ tự thời gian theo năm xuất bản.

Tuyển tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyện ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiểu thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Anime / Manga

[sửa | sửa mã nguồn]

Visual novel

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Truyện ngắn "Surface Tension" cũng được mô tả như một ví dụ điển hình của khoa học viễn tưởng mềm. (McGuirk, Carol (1992). “The 'New' Romancers”. Trong Slusser, George Edgar; Shippey, T. A. (biên tập). Fiction 2000. University of Georgia Press. tr. 109–125. ISBN 9780820314495.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Westfahl, Gary (1996). “Introduction”. Cosmic Engineers: A Study of Hard Science Fiction. Greenwood Press. tr. 2. ISBN 978-0-313-29727-4. hard science fiction... the term was first used by P. Schuyler Miller in 1957
  2. ^ Nicholls, Peter (1995). Clute, John; Nicholls, Peter (biên tập). The Encyclopedia of Science Fiction. St. Martin's Griffin. ISBN 978-0-312-13486-0.
  3. ^ Wolfe, Gary K. (1986). Critical terms for science fiction and fantasy: a glossary and guide to scholarship. Greenwood Press. ISBN 978-0-313-22981-7.
  4. ^ Hartwell, David G.; Cramer, Kathryn (2003). “Introduction: New People, New Places, New Politics”. The Hard SF Renaissance: An Anthology. Tom Doherty Associates. ISBN 978-1-4299-7517-9.
  5. ^ “soft science fiction n.”. Science fiction citations. Jesse's word. 25 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007. Soft science fiction, probably a back-formation from Hard Science Fiction)
  6. ^ a b Westfahl, Gary (ngày 9 tháng 6 năm 2008). “Hard Science Fiction”. Trong Seed, David (biên tập). A Companion to Science Fiction. John Wiley & Sons. tr. 195–8. ISBN 978-0-470-79701-3.
  7. ^ Ashley (2005), p. 381.
  8. ^ Ashley (2000), p. 50.
  9. ^ Ashley (2000), p. 54.
  10. ^ Ashley (2004), p. 252.
  11. ^ a b Lawler (1985), pp. 541–545.
  12. ^ Nicholls, Peter; Ashley, Mike (ngày 9 tháng 4 năm 2015). “Golden Age of SF”. The Encyclopedia of Science Fiction. Gollancz. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016.
  13. ^ “Science Fiction Plus v01n01”.
  14. ^ Samuelson, David N. (tháng 7 năm 1993). “Modes of Extrapolation: The Formulas of Hard Science Fiction”. Science Fiction Studies. 20. part 2 (60). Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007.
  15. ^ Westfahl, Gary (tháng 7 năm 1993). “The Closely Reasoned Technological Story: The Critical History of Hard Science Fiction”. Science Fiction Studies. 20 (2): 141–142.
  16. ^ “hard science fiction n.”. Science fiction citations. Jesse's word. 25 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2007. Earliest cite: P. Schuyler Miller in Astounding Science Fiction... he called A Fall of Moondust "hard" science fiction
  17. ^ Westfahl, G. (tháng 7 năm 1993). “'The Closely Reasoned Technological Story': The Critical History of Hard Science Fiction”. Science Fiction Studies. SF-TH Inc. 20 (2): 157–175. JSTOR 4240246.
  18. ^ “Methods of Interstellar Propulsion”. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  19. ^ Chiang, T. (ngày 15 tháng 4 năm 2009). “Time travel is one of the trickiest SF/F tropes to use well”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
  20. ^ a b c Hartwell, David G.; Cramer, Kathryn biên tập (1994). The Ascent of Wonder: The Evolution of Hard SF. New York: Published by Tom Doherty Associates, Inc. ISBN 978-0-312-85509-3. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  21. ^ a b c Hartwell, David G.; Cramer, Kathryn (2002). The Hard SF Renaissance. New York: Tor. ISBN 0-312-87635-1.
  22. ^ Review, Carbide-Tipped Pens: Seventeen Tales of Hard Science Fiction, Kirkus Reviews, Oct. 15, 2014. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ Clayton, David (1986). “What Makes Hard Science Fiction "Hard"?”. Trong Seiters, Dan (biên tập). Hard Science Fiction. Southern Illinois University Press. tr. 58–69. ISBN 0809312344.
  24. ^ Huntington, John (1986). “Hard-Core Science Fiction and the Illusion of Science”. Trong Seiters, Dan (biên tập). Hard Science Fiction. Southern Illinois University Press. tr. 45–57. ISBN 0809312344.
  25. ^ a b Benford, Gregory (1986). “Is There a Technological Fix for the Human Condition?”. Trong Seiters, Dan (biên tập). Hard Science Fiction. Southern Illinois University Press. tr. 70–81. ISBN 0809312344.
  26. ^ a b Gunn, James (1986). “The Readers of Hard Science Fiction”. Trong Seiters, Dan (biên tập). Hard Science Fiction. Southern Illinois University Press. tr. 82–98. ISBN 0809312344.
  27. ^ Brin, David (1986). “Running Out of Speculative Niches: A Crisis for Hard SF?”. Trong Seiters, Dan (biên tập). Hard Science Fiction. Southern Illinois University Press. tr. 8–13. ISBN 0809312344.
  28. ^ Aylott, Chris. “The Humans Were Flat but the Cheela Were Charming in 'Dragon's Egg'. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009. Một số ấn bản cũng bao gồm một lời nói đầu của Larry Niven, thừa nhận rằng "Tôi đã từng không thể viết nó, nó đòi hỏi quá nhiều kiến thức vật lý thực tế"
  29. ^ Alyott, Chris (20 tháng 6 năm 2000). “The Vanishing Martian”. SPACE.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  30. ^ Horton, Richard R. (21 tháng 2 năm 1997). “Blue Mars review”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2008.
  31. ^ “Schild's Ladder”.
  32. ^ Prisco, Giulio (ngày 20 tháng 8 năm 2013). “In Memories with Maya, human sexuality gets an upgrade”. io9 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
  33. ^ “Contemplate Your Place in the Universe with Hard Sci-Fi Film Classics!”. ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  34. ^ “Colossus, the Forbin Project”. SFE: The Encyclopedia of Science Fiction. Site ©2011 Gollancz, SFE content ©2011–2019 SFE Ltd. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
  35. ^ “23 Best Hard Science Fiction Books – The Best Science Fiction Books”. ngày 28 tháng 2 năm 2015.
  36. ^ Dilks, Andrew (16 tháng 11 năm 2018). “15 Greatest Hard Science Fiction Movies Of All Time”. WhatCulture.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2019.
  37. ^ Ruh, B. (2004). Stray Dog of Anime: The Films of Mamoru Oshii. Springer. tr. 77. ISBN 978-1-4039-8279-7.
  38. ^ “Hard Science Fiction”. Visual Novel Database. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Các thiếu nữ mơ mộng theo đuổi School Idol. Lần này trường sống khỏe sống tốt nên tha hồ mà tấu hài!
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn