Bùi Quang Tạo

Bùi Quang Tạo
Chức vụ
Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
Nhiệm kỳ15 tháng 2 năm 1984 – 16 tháng 2 năm 1987
3 năm, 1 ngày
Tiền nhiệmTrần Nam Trung
Kế nhiệmNguyễn Văn Chính
Nhiệm kỳ7/1979 – 4/1982
Tiền nhiệmTrần Đông
Kế nhiệmĐoàn Duy Thành
Nhiệm kỳ14 tháng 6 năm 1973 – 6/1979
Trưởng Ban
Bộ trưởng Bộ Kiến trúc
Nhiệm kỳ4/1958 – 14 tháng 6 năm 1973
15 năm, 60 ngày
Tiền nhiệmđầu tiên
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi và Kiến trúc
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1955 – tháng 9 năm 1958
Bộ trưởngTrần Đăng Khoa
Tiền nhiệmđầu tiên
Bí thư Khu uỷ, chính uỷ Quân khu kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Khu Tây Bắc
Nhiệm kỳ1952 – 1954
Bí thư Khu ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu Việt Bắc
Nhiệm kỳ1948 – 1952
Bí thư Khu X
Nhiệm kỳ1947 – 1948
Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông kiêm Bí thư Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây
Nhiệm kỳ1945 – 1947
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinhtháng 10 năm 1913
Mất28 tháng 12 năm 1995
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh

Bùi Quang Tạo tức: Bùi Nhật (1913 - 1995); quê quán huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình[1], là nhà hoạt động cách mạng, chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, khóa III, khóa IV, khóa V; Đại biểu Quốc hội Khoá II, III, IV, V, VI, VII. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Khu ủy Việt BắcTây Bắc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đầu tiên (khi đó gọi là Bộ Kiến trúc), Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước. Huân chương Hồ Chí Minh

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1943 ông cùng với các đồng chí Bình Phương, Lý Bạch Luân, Ngô Minh Loan... về gây dựng phong trào ở vùng Linh thông (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái).
  • Năm 1944 ông bị giam tại Nhà tù Hòa Bình, vượt ngục thành công.
  • Tháng 10/1945 đến cuối năm 1945 ông làm Bí thư tỉnh ủy Hà Đông, đồng thời kiêm Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây đến giữa năm 1946.[2]
  • Khi chiến tranh với Pháp nổ ra, ông làm Trưởng ban Tiêu thổ Kháng chiến tại Vĩnh Yên.

Lãnh đạo chiến khu Việt Bắc, Tây Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1947 ông là Bí thư khu X [3]
  • Năm 1948 Khi Chính phú sáp nhập khu XIV và khu X thành Liên khu X thì ông được cử làm Bí thư Khu ủy, Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu Việt bắc [4] gồm 17 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, Đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình.
  • Trong Chiến dịch Biên giới năm 1950 ông là Đảng ủy viên Bộ chỉ huy, Phó chủ nhiệm Phòng cung cấp chiến dịch. Sau đó ông làm phó Bí thư Khu ủy Việt Bắc
  • Năm 1952 để chuẩn bị giải phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch quyết định bốn tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La tách khỏi Liên khu Việt Bắc thành lập Khu Tây Bắc và cử ông làm Bí thư Khu ủy, Chính ủy quân khu và Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Tây Bắc. Ông trực tiếp làm Trưởng ban Tổ chức và Tuyên Huấn. Ông được Hồ chủ tịch đổi tên làm Nguyễn Kháng.[5] Theo Sắc lệnh 205-SL ngày 24/4/1954, ông làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Khu Tây Bắc.[6]
  • Tại Đại hội Đảng II (tháng 2/1951), ông được Đại hội bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Tháng 3 năm 1955 ông là Ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 9 năm 1955 Bộ Thủy lợi và Kiến trúc được thành lập, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Bộ (Bộ trưởng là ông Trần Đăng Khoa nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính).
  • Năm 1957 ông là thành viên Ban tổ chức cho Đại hội Đảng.
  • Ngày 29 tháng 4 năm 1958, tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa I đã ra Nghị quyết Tách Bộ Thủy lợi và Kiến trúc, để thành lập 2 Bộ mới, là Bộ Thủy lợi và Bộ Kiến trúc, ông Trần Đăng Khoa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Còn Ông được giao giữ chức Bộ trưởng Bộ Kiến trúc[7] - đây chính là tiền thân của Bộ Xây dựng.
  • Ông còn kiêm nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhà nước trong thời gian đầu thành lập Ủy ban.[8]
  • Năm 1964 ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III khu vực tỉnh Hà Nam [9]
  • Năm 1973 khi Bộ Xây dựng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Kiến trúc và Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, ông thôi chức vụ Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (14-6-1973)[10]

Công tác Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư tỉnh ủy Hải Phòng

[sửa | sửa mã nguồn]

7/1979 – 4/1982 ông được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải phòng bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng [12] thay ông Trần Đông về Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng. Ông cùng Chủ tịch UBND Thành phố Đoàn Duy Thành bàn cách tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, thống nhất cử cán bộ xuống các huyện nghiên cứu thực tế về đời sống, sản xuất của bà con xã viên để về báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy.[13]

Công tác Thanh tra Nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng.

Từ 23-4-1982 đến 16-2-1987 ông được điều động giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thay ông Trần Nam Trung,[14] (tháng 5-1984 đổi là Thanh tra Nhà nước mà ngày nay là Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam). Người kế nhiệm ông là ông Nguyễn Văn Chính.

Tham khảo - Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cổng Giao tiếp điện tử”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Danh sách đoàn Đại biểu Quốc hội khóa VII”. Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ “Chiến thắng sông Lô thu đông 1947:Chiến thắng sông Lô thu đông 1947”. Báo Phú Thọ. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.[liên kết hỏng]
  4. ^ Sắc lệnh 123/SL cử: ông Bùi Quang Tạo,... uỷ viên uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính liên khu 10
  5. ^ “Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển”. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ Sắc lệnh 205/SL chỉ định Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Khu Tây Bắc
  7. ^ “Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá I)”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ “Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  9. ^ “Văn kiện Quốc hội toàn tập”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2008.
  10. ^ “Nghị quyết số 354 NQ/TVQH – Wikisource tiếng Việt”. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ “Van kien Quoc hoi toan tap”.[liên kết hỏng]
  12. ^ “Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ VII (tháng 7 năm 1979)”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  13. ^ "Khoán" ở Hải Phòng”. ipsard.gov.vn. Truy cập 3 tháng 5 năm 2015.
  14. ^ “Nghị quyết số 166 NQ/HĐNN7 – Wikisource tiếng Việt”. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước