Bùi Thế Lân

Bùi Thế Lân
Thiếu tướng Bùi Thế Lân
và viên Cố vấn Mỹ
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
Nhiệm kỳ5/1972 – 4/1975
Cấp bậc-Đại tá (11/1966)
-Chuẩn tướng (6/1972)
-Thiếu tướng (1/4/1975)
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Nguyễn Thành Trí
-Đại tá Lê Đình Quế
Tiền nhiệm-Trung tướng Lê Nguyên Khang
Kế nhiệmCuối cùng
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tư lệnh phó Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn
Nhiệm kỳ1/1971 – 5/1972
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tham mưu trưởng
Sư đoàn đoàn Thủy quân Lục chiến
Nhiệm kỳ6/1968 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tham mưu trưởng
Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến
Nhiệm kỳ3/1964 – 6/1968
Cấp bậc-Thiếu tá (3/1964)
-Trung tá (11/1965)
Tiền nhiệmThiếu tá Trần Văn Nhựt
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh18 tháng 11 năm 1932
Hà Nội, Bắc Kỳ
Mất14 tháng 1, 2014(2014-01-14) (81 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởTexas, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợVũ Tuyết Khanh
ChaBùi Thế Quỳnh
MẹLê Thị Thân
Họ hàngCác anh:
Bùi Thế Tôn
Bùi Thế Cầu
Các em:
Bùi Thế Cảnh
Bùi Thế Phụng
Bùi Thị Út
Bùi Thế Phan
Bùi Thị Ngưu Giang
Bùi Thị Giang Sơn
Con cái4 người con (1 trai, 3 gái)
Bùi Vân Khanh
Bùi Vân Trang
Bùi Vân Anh
Bùi Vĩnh Lộc
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội
-Trường Trung học Dũng Lạc, Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
-Trường Chỉ huy Tham mưu TQLC Quantico, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1953-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Quân chủng Hải quân
Thủy quân Lục chiến
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Bùi Thế Lân (1932 – 2014), nguyên là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng.[1] Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trừ bị được mở ra ở Nam phần dưới thời Quốc gia Việt Nam. Ra trường, ông được chọn phục vụ Lực lượng Thủy quân lục chiến thuộc Quân chủng Hải quân.[2] Trong thời gian tại ngũ ông chỉ phục vụ đơn vị của mình. Ban đầu là một sĩ quan Trung đội trưởng. Mười tám năm sau ông đã là một tướng lĩnh Tư lệnh Binh chủng Thủy quân Lục chiến (1972 – 1975).

Tiếu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 11 năm 1932, là thứ năm trong một gia đình thương nhân khá giả tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông đã học qua các trường Trung học Chu Văn An và Dũng Lạc ở Hà Nội. Năm 1952, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài 1 (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1953, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 52/700.453. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 7 tháng 11 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được phân bổ vào Lực lượng Bộ binh Hải quân, giữ chức vụ Chỉ huy cấp Trung đội, rồi cấp Đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến.[3]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1958, sau hơn 2 năm từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung úy, giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến. Đầu năm 1960, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên đoàn Thủy quân Lục chiến.[4]

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy và được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4.[5] Tháng 9 năm 1963, ông được lệnh bàn giao Tiểu đoàn 4 lại cho Đại úy Lê Hằng Minh[6] để lên đường đi du học khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại căn cứ Thủy quân Lục chiến Quantico, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Sau cuộc Chỉnh lý nội bộ các tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng vào cuối tháng 1 năm 1964 để lên cầm quyền của tướng Nguyễn Khánh. Giữa tháng 3 mãn khóa về nước, ông được cử làm Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến thay thế Thiếu tá Trần Văn Nhựt[7] đồng thời ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Đến ngày lễ Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.

Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1966, ông được đặc cách thăng cấp Đại tá, vẫn đương nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Lữ đoàn.[8] Tư lệnh Lữ đoàn là Thiếu tướng Lê Nguyên Khang. Sau khi Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến được nâng lên cấp Sư đoàn (tháng 6/1968), đầu năm 1971 ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn và vẫn kiêm chức vụ Tham mưu trưởng của Sư đoàn.

Tháng 5 năm 1972, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến thay thế Trung tướng Lê Nguyên Khang được điều về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Tổng thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.

  • Sư đoàn Thủy quân Lục chiến vào thời điểm tháng 4/1975, nhân sự của Bộ tư lệnh Sư đoàn và Bộ Chỉ huy của các Lữ đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:

-Tư lệnh - Thiếu tướng Bùi Thế Lân
-Tư lệnh phó - Đại tá Nguyễn Thành Trí[9]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Lê Đình Quế[10]
-Chỉ huy Pháo binh - Trung tá Đặng Bá Đạt[11]
-Lữ đoàn 147 - Đại tá Nguyễn Thế Lương[12]
-Lữ đoàn 258 - Đại tá Nguyễn Năng Bảo[13]
-Lữ đoàn 369 - Trung tá Nguyễn Xuân Phúc[14]
-Lữ đoàn 468 - Đại tá Ngô Văn Định[15]

Ngày 1 tháng 4, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Ngày 14 tháng 1 năm 2014 ông từ trần tại San Jose, Tiểu bang California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tướng Lân được ân thưởng nhiều huy chương Quân sự, Dân sự và Đồng minh. Trong số huy chương Đồng minh có huy chương Legion of Merit (Degree of Commander) của Hoa Kỳ.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Bùi Thế Quỳnh (nguyên là viên chức trong bộ phận Quản lý tại Phi trường Tân Sơn Nhất)
  • Thân mẫu: Cụ Lê Thị Thân (1905 – 2000). Cả hai cụ mất tại Montreal, Canada
  • Bào huynh: Bùi Thế Tôn, Bùi Thế Cầu (Y sĩ Trung tá VNCH)[16]
  • Bào đệ: Bùi Thế Cảnh, Bùi Thế Phan
  • Bào muội: Bùi Thị Út, Bùi Thị Ngưu Giang, Bùi Thị Giang Sơn
  • Phu Nhân: Vũ Tuyết Khanh
Ông bà có 4 người con (1 trai, 3 gái)
Bùi Vân Khanh, Bùi Vân Trang, Bùi Vân Anh, Bùi Vĩnh Lộc

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, ngoài tướng Bùi Thế Lân, còn hai Chuẩn tướng nữa được thăng cấp Thiếu tướng là Lê Minh ĐảoPhan Đình Niệm.
  2. ^ Đơn vị Bộ binh Hải quân về sau tách ra khỏi Quân chủng Hải quân và được đặt tên là Binh chủng Thủy quân Lục chiến
  3. ^ Tiểu đoàn 1, ban đầu là đơn vị Thủy bộ của Hải quân, được thành lập đầu tiên vào tháng 8 năm 1954. Sau này có danh xưng là Tiểu đoàn "Quái Điểu" của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
  4. ^ Năm 1965, Liên đoàn Thủy quân Lục chiến được nâng cấp thành Lữ đoàn và tách khỏi Quân chủng Hải quân
  5. ^ Tiểu đàn 4 Thủy quân Lục chiến về sau có danh xưng là Tiểu đoàn "Kình Ngư"
  6. ^ Đị uý Lê Hằng Minh sinh năm 1935 tại Gia Định (số quân: 55/700.794), tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, là bào đệ của Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Năm 1966, là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Thủy quân Lục chiến (Tiểu đoàn Trâu Điên), bị tử trận do đối phương phục kích khi đang chỉ huy đơn vị tham chiến tại mặt trận Phong Điền, Thừa Thiên. Do mới được thăng cấp Trung tá trước đó một tuần nên không truy thăng.
  7. ^ Thiếu tá Trần Văn Nhựt được cử đi làm Phụ tá Tùy viên Quân lực cạnh Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Manila, Philippines.
  8. ^ Năm 1968, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến được nâng lên cấp Sư đoàn, đồng thời tổ chức trang bị hoàn chỉnh để trở thành đơn vị Tổng Trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu
  9. ^ Đại tá Nguyễn Thành Trí sinh năm 1935 tại Sóc Trăng, tốt nghiệp khóa 5 Võ khoa Thủ Đức
  10. ^ Đại tá Lê Đình Quế sinh năm 1933 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 4 Võ khoa Thủ Đức
  11. ^ Trung tá Đặng Bá Đạt sinh năm 1936, tốt nghiệp khóa 6 Võ khoa Thủ Đức
  12. ^ Đại tá Nguyễn Thế Lương sinh năm 1933 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp khóa 5 Võ khoa Thủ Đức
  13. ^ Đại tá Nguyễn Năng Bảo sinh năm 1931 tại Hà Đông, tốt nghiệp Võ bị Địa phương Bắc Việt
  14. ^ Trung tá Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1938 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt
  15. ^ Đại tá Ngô Văn Định sinh năm 1935 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp khóa 4p Võ khoa Thủ Đức
  16. ^ Trung tá Bùi Thế Cầu, nguyên Tỉnh trưởng tỉnh Gia Định năm 1965–1966, giải ngũ cùng cấp năm 1967.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
That Time I Got Reincarnated as a Slime: Trinity in Tempest
Trinity in Tempest mang đến cho độc giả những pha hành động đầy kịch tính, những môi trường phong phú và đa dạng, cùng với những tình huống hài hước và lôi cuốn
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình