Bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình với các đường đồng mức
Phần của bản đồ nói trên được biểu diễn kiểu địa hình bóng shaded relief, minh họa các đường đồng mức thể hiện địa vật
Hệ thống Chỉ số Bản đồ Toàn cầu đầu tiên, hiện đang được dùng ở Việt Nam, Liên Xô cũ, và nhiều nước khác.
Phần Bản đồ địa hình vùng NablusWest Bank, Trung Đông, với Khoảng cao đều 100 m, vùng cao được tô mã màu

Bản đồ địa hình trong đồ bản hiện đại, là loại bản đồ biểu diễn chi tiết và định lượng các đặc trưng của địa hình địa vật theo một hệ tọa độ địa lý xác định.

Định nghĩa truyền thống đòi hỏi một bản đồ địa hình phải hiển thị các chi tiết của cả thiên nhiên và con người tạo ra. Định nghĩa hiện đại thì do Trung tâm Thông tin Canada đưa ra: Bản đồ địa hình là biểu diễn đồ họa đầy đủ và chính xác các chi tiết văn hóa và tự nhiên trên mặt đất.[1]

Trên Bản đồ địa hình, bề mặt đất liền và đáy biển của Trái Đất được biểu diễn bằng các đường đồng mức, là đường nối các điểm có cùng độ cao xác định, và các đường đồng mức khác nhau thì không giao nhau. Các chi tiết khác thì biểu diễn bằng ký hiệu theo một quy ước nào đó, và ở các nước khác nhau thì thường không hẳn được thống nhất. Thiếu thống nhất cũng xảy ra trong lựa chọn hệ tọa độ địa lý và phương pháp chiếu, tức là cách chuyển tải tọa độ đối tượng trên mặt đất vốn cong lên mặt giấy phẳng.

Bản đồ địa hình thường được công bố như là một loạt tờ bản đồ, có thể gồm nhiều tấm bản đồ ghép lại. Các tấm này được đánh chỉ số (Index) sao cho nó đơn nhất trên toàn thế giới.

Bản đồ địa hình cũng có thể được lập cho các hành tinhvệ tinh, tùy theo mức độ số liệu thu thấp được.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quy ước

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần chính của bản đồ địa hình là địa hình biểu diễn bằng đường đồng mức, có khoảng cao đều tùy thuộc địa hình và tỷ lệ bản đồ. Đường đồng mức gián đoạn ở các sườn dốc, núi đá,... Tại vùng đồng bằng có thể thêm các đồng mức phụ, chẳng hạn mức +2,5 m biểu diễn bằng nét đứt [2]. Các điểm cao hoặc điểm đặc trưng thường có giá trị độ cao ghi kèm.

Các vùng nước được xác định theo độ cao của mực nước trung bình, ví dụ mặt Biển Chết là -429 m, mặt hồ Ba Bể ở Việt Nam là +145 m, và từ đó xác định ra ranh giới vùng nước, hay đường bờ vùng nước. Vùng nước thường được tô màu lam nhạt (lam sáng màu), đôi chỗ có ghi giá trị độ cao. Mảng vùng nước không gắn với độ cao xác định, tức là mảng của một con sông thì độ cao mực nước có thể khác nhau, ví dụ như mực nước sông Hồng khác nhau tại Lào Cai và tại Nam Định.

Các đối tượng khác nhau được thể hiện trên bản đồ bằng các dấu hiệu hoặc biểu tượng, đôi khi kèm theo chữ tên hay kiểu đối tượng. Ví dụ, phân loại đường sá bằng kiểu vẽ đường và màu vẽ. Các suối có phân biệt theo mùa nước. Độ che phủ thực vật thì là mảng màu và biểu tượng nhóm cây kèm theo tên loại cây phổ biến ở đó, ví dụ "khộp".

Các dấu hiệu hoặc biểu tượng được chú giải ở ô chú giải, lập cho nhóm tấm bản đồ cho những đối tượng có trong nhóm đó, tức là có thể không có ở một vài tấm. Thường thì không đưa vào biểu tượng cho đối tượng không có ở vùng đó. Điều này dẫn đến thực tế biên tập biểu tượng đôi khi là theo thói quen của phái những người tham gia biên soạn. Ví dụ tại Việt Nam trên bản đồ 1:50000 đối tượng miếu thờ được biên tập chi tiết ở các tờ phía nam, nhưng ít thấy ở các tờ phía bắc.

Tỷ lệ và độ chính xác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ của bản đồ là tỷ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Nó thường biểu diễn ở dạng 1:M, với M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Ví dụ bản tỷ lệ 1:50.000 thì 1 cm ứng với 500 m ngoài thực địa.

Bản đồ có tỷ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỷ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.

Độ chính xác tọa độ các địa vật được quy ước là 0,3 mm trên bản đồ, ví dụ ở tỷ lệ 1:100000 là 30 m. Tuy nhiên với đối tượng dạng đường hay đa giác thì ảnh hưởng của đồ hình làm nó không mang nhiều ý nghĩa.

Nguồn dữ liệu lập bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản đồ hiện đại là kết quả của một quá trình sản xuất phức tạp, bắt đầu với việc lập kế hoạch và thực hiện chuyến bay để chụp ảnh trên không. Các máy lập thể quang học hoặc số hóa, được sử dụng để chuyển đổi hình ảnh ra bản đồ theo hệ thống tọa độ ấn định.

Ảnh vệ tinh đang thay thế dần ảnh máy bay. Kết quả được kết hợp kế thừa các thông tin bản đồ đã có, để cho ra phiên bản mới phù hợp thực tế hơn. Công nghệ mới cho ra dữ liệu số hóa.[3]

Nguồn dữ liệu tên các đối tượng, trong đó có địa danh, vốn là vấn đề phức tạp. Nó được biên tập theo quy tắc "tốt nhất có thể", và do đó được chia ra các nhóm nguồn:

  1. Các điều tra trực tiếp, là nguồn cho tên lần đầu tiên được đưa lên bản đồ, hoặc hiệu đính tên đã có.
  2. Kế thừa từ các biên tập có trước.
  3. Vay mượn từ những bản đồ nước khác khi không có điều kiện tiếp cận đối tượng.

Lập bản đồ tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam trước đây các tên phần lớn kế thừa từ bản đồ do người Pháp lập cho Đông Dương thời những năm 1940 về trước. Hiện nay cơ sở dữ liệu "tên" được coi là đầy đủ cho vùng. Tuy nhiên hoạt động "nhập vào, tách ra, chuyển đơn vị, nâng hạ cấp hành chính" diễn ra liên miên, nên bản đồ vừa lập ra đã bị lạc hậu về hành chính.

Từ năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã biên tập và ban hành dần dần các bản quy chuẩn như "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" [4], "Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ" cho các tỉnh thành [5].

Trong thực tế các văn bản pháp quy này mắc nhiếu lỗi biên tập ở dạng nói ngọng và sai dấu, làm sai lệch tên gọi dẫn đến chúng chẳng thể làm quy chuẩn được. Ví dụ đối tượng "sông Nậm Nhé" (theo các bản đồ địa hình 2004) thì trong Danh mục sông liên tỉnh QĐ 1989/QĐ-TTg [6]Danh mục địa danh tỉnh Lai Châu [7] viết là "Nậm Nhè", còn trong Danh mục địa danh tỉnh Điện Biên [8] lại viết là "nặm Nhé" trong khi tên các bản vẫn ghi là nậm. "Danh mục địa danh tỉnh Lai Châu" ghi đối tượng "suối Nùng Than" ở xã Vàng Ma Chải thành suối Lùng Thàn [7]. "Danh mục địa danh tỉnh Lào Cai" viết các đối tượng "ngòi Chỉ", "làng Chỉ" thành ngòi Trĩ, làng Trĩ [9].

Tại Việt Nam có hai cơ sở chính đảm trách thu thập và biên tập bản đồ:

Nội dung Bản đồ địa hình của Việt Nam

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ địa hình gồm phần đồ họa chính, khung tọa độ và các chỉ dẫn. Nội dung chính thiên về mục đích quân sự và quản lý lãnh thổ, nên các địa vật ảnh hưởng tới tác chiến được ưu tiên thể hiện.

  • Phần đồ họa chính, hay tự thân của bản đồ, biểu diễn đồ họa địa hình theo đường đồng mức, ranh giới quốc gia và hành chính, khu dân cư, mạng lưới giao thông, mức độ và loại thực vật che phủ đất, các khối nhà hay công trình xây dựng,... Các vách dốc như núi đá vôi thì thường có ký hiệu riêng và ghi chú. Trên biển và vùng nước thì có đường đồng mức đáy, các tuyến đường thủy, luồng lạch, loại vật liệu đáy và thực vật đáy nếu có, cũng như các chướng ngại. Một số ký hiệu địa vật có thể to hơn kích thước thật theo tỷ lệ bản đồ. Các tên hay ký hiệu chữ thì cỡ chữ đại diện cho mức quan trọng cần quan tâm.
  • Lưới tọa độ thường không có dạng chữ nhật, do biểu diễn theo hình chiếu. Bản đồ tỷ lệ nhỏ cho vùng rộng lớn thì méo dạng càng lớn. Khung bản đồ thường cắt theo lưới tọa độ, nhưng khi cần trình bày cho đẹp, ví dụ bản ghép toàn bộ quốc gia, thì cắt hình chữ nhật.
  • Rìa bản đồ, là tên mảnh, các thông tin biên tập, tỷ lệ, các chỉ dẫn bằng văn bản hay hình vẽ, và vị trí ghép với các mảnh khác,...

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ thường được biên soạn bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia xuất bản và lưu hành. Tuy nhiên khi hệ ký tự của ngôn ngữ có thể gây khó khăn trong sử dụng quốc tế, như tiếng Hoa, Lào, Thái,... hoặc khi biên soạn phần lãnh thổ của nước khác nhưng có để ý đến tính đa dụng, thì thường biên soạn đa ngữ. Phần lớn thường ghi kèm tên hoặc chỉ dẫn bằng chữ Latin, với cách chuyển tự do nước biên soạn quy định.

Bản đồ của Lào xuất bản có ghi các tên chuyển tự Latin cùng với chữ Lào.
  • Bản đồ của Việt Nam xuất bản là đơn ngữ tiếng Việt [10]. Hầu hết tên đối tượng trong nước Việt đã được điều tra và hiệu đính. Tuy nhiên một số vùng trong nước, và các vùng ngoài nước, vẫn kế thừa nhiều tên từ bản đồ cũ, trong đó có cả tên làng bản.
    • Tên nhiều làng bản ở xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ, Hà Giang, bản đồ 1:50.000 tờ F-48-18-D, vẫn ghi phiên âm Latin của tiếng Trung, như bản "Yi Wan Shui", "Ku Zhu Wan",... Một số tên buôn làng ở vùng Tây Nguyên cũng vẫn còn ghi theo tên cũ.
    • Phần lãnh thổ Trung Quốc được ghi bằng phiên âm Latin của tiếng Trung, ví dụ "Yuan Jiang" cho Nguyên Giang, là phần đầu nguồn của sông Hồng.
    • Phần lãnh thổ Lào, Campuchia thì hỗn tạp của kế thừa từ bản đồ cũ lẫn sửa mới theo phát âm tiếng Việt.
  • Bản đồ của Anh, Hoa Kỳ và vùng ảnh hưởng xuất bản thì theo "tiêu chuẩn chuyển ngữ sang chữ Latin" các địa danh của ngôn ngữ phi Latin, tên thường tham chiếu là "chuẩn Latin hóa BGN/PCGN", được hai tổ chức là Ban Địa danh Hoa Kỳ (BGN, United States Board on Geographic Names) và Ủy ban thường trực về Địa danh cho sử dụng chính thức ở nước Anh (PCGN, Permanent Committee on Geographical Names for British Official Use) lập ra.
  • Bản đồ của Lào xuất bản có kèm chữ Latin theo quy cách phiên âm và chuyển tự do Ủy ban Quốc gia Lào về Địa danh (Lao Commission Nationale de Toponymie) đưa ra khoảng những năm 1960. Chuẩn Latin hóa BGN/PCGN cho tiếng Lào sử dụng quy cách này [note 1].
  • Bản đồ của Thái Lan xuất bản có kèm chữ Latin theo quy cách chuyển tự được chính phủ quy định trong "Hệ thống Chuyển tự Tiếng Thái Hoàng gia" (Royal Thai General System of Transcription).

Tại Liên Hợp Quốc thì Nhóm chuyên viên về Địa danh Liên Hợp Quốc đảm trách việc quy chuẩn phiên âm và chuyển tự địa danh, đưa ra khuyến nghị về sử dụng quy chuẩn đó [11].

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ địa hình, đặc biệt là loại tỷ lệ lớn, biểu diễn đầy đủ và chính xác bề mặt Trái Đất, là dữ liệu cơ bản cho quản lý đất đai lãnh thổ, cho các nghiên cứu, điều tra khoa học, quy hoạch kinh tế, thiết kế và xây dựng các cơ sở kinh tế, giao thông, các đường ống dẫn,...

Bản đồ địa hình chính thức được cơ quan nhà nước xuất bản phục vụ lợi ích quốc gia, quốc phòng và an ninh công cộng. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các bản đồ địa hình được coi là tài liệu mật. Tại Việt Nam dấu "MẬT" hiện vẫn có trong các bản in và bản điện tử. Trước năm 1980 bản đồ được sử dụng theo quy chế tài liệu mật, các bản hỏng phải được một hội đồng thanh lý, và các trường hợp đánh mất có thể gây phiền toái cho người dùng. Tuy nhiên hiện nay bản đồ được bán tràn lan.

Các dẫn xuất là bản đồ lược trích, được xuất bản để làm nền cho bản đồ chuyên đề khoa học kỹ thuật khác, như bản đồ địa chất, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, dân cư,... và cả nhu cầu dân sinh như bản đồ du lịch, giao thông dân sự,... Các đối tượng lược bỏ là phần hoạt động quân sự quan tâm: đường đồng mức chi tiết, độ cao các cao điểm, chỉ dẫn về các đặc điểm địa vật như độ dốc taluy,...

Tác động của bản đồ tới địa danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đối tượng do từng nhóm biên tập khác nhau thực hiện vào thời gian và hoàn cảnh khác nhau, nên khi đưa lên bản đồ lần đầu tiên thì khó tránh khỏi sự "chưa chuẩn xác" và thiếu thống nhất. Dẫu vậy nếu không quá sai lệch thì tên đưa lên được thừa nhận, và việc trích xuất sang bản đồ cho môn học địa lý góp phần vào phổ biến những tên đó. Tại Việt Nam, và ở vùng Đông Dương nói chung, bản đồ do người Pháp lập ra đã tác động đến tên sông và một số địa danh.

  1. Việc truy tìm thượng nguồn và ghi thống nhất theo tên điển hình cho nhiều sông, đã làm mất đi nhiều tên địa phương của từng đoạn sông. Ví dụ sông Hồng ngày nay được coi là vào đất Việt Nam ở bản Lũng Po xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, bỏ đi những tên như "sông Thao",...
  2. Một số ít tên vùng do người Pháp ghi, nay trở thành địa danh chính thức. Ví dụ tên "Lào Cai" có nguồn gốc từ Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879, là bản đồ đầu tiên do Jean Dupuis lập ra, đã ghi tên "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen). Đây là vị trí của "Chợ Cũ" lúc đó, theo tiếng H'Mông là "Lao Cai", và nay là phường Lào Cai. Sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng và của tỉnh [12].

Số hóa bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ những năm 1990 việc số hóa bản đồ địa hình đã được bắt đầu. Ví dụ như tại Cục Trắc địa và Đồ bản CHLB Đức (Bundesamt für Kartographie und Geodäsie), và đến nay đã hoàn thiện ở các tỷ lệ.[13]

Tại Việt Nam, việc số hóa bắt đầu muộn hơn một chút, khi các phần mềm biên tập bản đồ được nhập khẩu và qua giai đoạn thử nghiệm[14]. Đến nay Bản đồ địa hình chính thức ở tỷ lệ đến 1:50 000 theo Hệ toạ độ quốc gia Việt Nam VN2000 đã hoàn thiện số hóa năm 2004, do Trung tâm Thông tin Dữ liệu Đo đạc và Bản đồ thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam quản lý và phát hành Lưu trữ 2018-08-27 tại Wayback Machine cho các mục đích công vụ.

OpenStreetMap

[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo dữ liệu bản đồ thế giới, các dạng trực quan của bản đồ địa hình được đưa ra ở Dự án OpenStreetMapShuttle Radar Topography Mission.

Bảng Unicode Biểu tượng giao thôngbản đồ
Official Unicode Consortium code chart: Transport and Map Symbols Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+1F68x 🚀 🚁 🚂 🚃 🚄 🚅 🚆 🚇 🚈 🚉 🚊 🚋 🚌 🚍 🚎 🚏
U+1F69x 🚐 🚑 🚒 🚓 🚔 🚕 🚖 🚗 🚘 🚙 🚚 🚛 🚜 🚝 🚞 🚟
U+1F6Ax 🚠 🚡 🚢 🚣 🚤 🚥 🚦 🚧 🚨 🚩 🚪 🚫 🚬 🚭 🚮 🚯
U+1F6Bx 🚰 🚱 🚲 🚳 🚴 🚵 🚶 🚷 🚸 🚹 🚺 🚻 🚼 🚽 🚾 🚿
U+1F6Cx 🛀 🛁 🛂 🛃 🛄 🛅 🛆 🛇 🛈 🛉 🛊 🛋 🛌 🛍 🛎 🛏
U+1F6Dx 🛐 🛑 🛒 🛓 🛔 🛕
U+1F6Ex 🛠 🛡 🛢 🛣 🛤 🛥 🛦 🛧 🛨 🛩 🛪 🛫 🛬
U+1F6Fx 🛰 🛱 🛲 🛳 🛴 🛵 🛶 🛷 🛸 🛹 🛺

Chỉ dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chú ý rằng trong Wikipedia tiếng Việt thì tên các đối tượng của Lào được đặt theo nhiều cách, có vẻ là phần lớn dùng tên trong văn liệu tiếng Anh có chuyển đổi chút ít. Ví dụ tên Hinboun thì Wikipedia tiếng Việt dùng Hinboon, Wikipedia tiếng Anh dùng Hineboune.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Centre for Topographic Information. Topo Maps: Frequently Asked Questions Lưu trữ 2007-12-09 tại Wayback Machine
  2. ^ Topographic Map Symbols. United States Geological Survey Publications. Truy cập 01/04/2015.
  3. ^ Thông tư Số 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh. Lưu trữ 2015-04-10 tại Wayback Machine Thuvien Phapluat Online, 2015. Truy cập 01/04/2015.
  4. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 12/08/2018.
  5. ^ Quyết định Số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 12 năm 2006 về ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ gồm 64 tập của 64 tỉnh, thành phố. Thuvien Phapluat Online, 2013. Truy cập 01/04/2018.
  6. ^ Quyết định 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 12/08/2018.
  7. ^ a b Thông tư 44/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Lai Châu. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 20/08/2018.
  8. ^ Thông tư 47/2013/TT-BTNMT ngày 26/12/2013 Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Điện Biên. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 20/08/2018.
  9. ^ Thông tư 36/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Lào Cai. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  10. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các tờ. Trung tâm Thông tin Dữ liệu Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  11. ^ Kerfoot, Helen. Role of the United Nations in the standardization of geographical names: some fifty years on. In: United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Statistics Division (ed.): Manual for the standardization of geographical names. United Nations Group of Experts on Geographical Names. New York 2006: 83-97. ISBN 92-1-161490-2
  12. ^ Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879, trong Il etait un Tonkin: Jean Dupuis. forez-info, 2012. Truy cập 22/04/2016.
  13. ^ Digitale Karten von Deutschland. Lưu trữ 2015-09-23 tại Wayback Machine Bundesamt für Kartographie und Geodäsie. Truy cập 01/04/2015.
  14. ^ Quyết định Số: 70/2000/QĐ-ĐC Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình... Truy cập 01/04/2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Phim đề tài tình yêu luôn là những tác phẩm có nội dung gần gũi, dung dị, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là dành cho những trái tim đang thổn thức trong ngày tình nhân.
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
5 lọ kem dưỡng bình dân cho da dầu
Nhiều người sở hữu làn da dầu không biết rằng họ vẫn cần dùng kem dưỡng ẩm, để cải thiện sức khỏe tổng thể, kết cấu và diện mạo của làn da
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt