Bắc Thái
|
||
---|---|---|
Tỉnh | ||
Tỉnh Bắc Thái | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh lỵ | Thành phố Thái Nguyên | |
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện | |
Thành lập | 1965[1] | |
Giải thể | 1996[2] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°35′44″B 105°50′19″Đ / 21,595483°B 105,838685°Đ | ||
| ||
Bắc Thái là một tỉnh cũ ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tỉnh Bắc Thái có vị trí địa lý (năm 1991-1996):
Từ xa xưa, 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên vốn cùng thuộc một đơn vị hành chính thống nhất. Thời Hậu Lê gọi là thừa tuyên Thái Nguyên hay thừa tuyên Ninh Sóc, thời Lê-Trịnh gọi là trấn Thái Nguyên, thời Nguyễn gọi là tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 1900, thực dân Pháp tách toàn bộ phủ Thông Hoá ra khỏi tỉnh Thái Nguyên, lập ra tỉnh Bắc Kạn.
Năm 1965, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành quyết định sáp nhập 2 tỉnh trên thành tỉnh Bắc Thái[1]. Đơn vị hành chính ban đầu gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Kạn và 12 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Na Rì, Ngân Sơn, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.
Ngày 14 tháng 4 năm 1967, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông.
Ngày 28 tháng 12 năm 1978, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã về tỉnh Cao Bằng quản lý vừa được tái lập.
Ngày 11 tháng 4 năm 1985, thành lập thị xã Sông Công trên cơ sở tách thị trấn Mỏ Chè và 3 xã: Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, tái lập thị xã Bắc Kạn từ huyện Bạch Thông.
Đến thời điểm năm 1996, tỉnh Bắc Thái có diện tích 8336,64 km², dân số 1.287.346 người, gồm: Thành phố Thái Nguyên (tỉnh lỵ), thị xã Bắc Kạn, thị xã Sông Công và 10 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Na Rì, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Bắc Thái để tái lập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên[2]. Cùng lúc đó, 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng trở về với tỉnh Bắc Kạn: