Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 9/2022) |
Tỉnh lỵ là trung tâm hành chính của một tỉnh ở Việt Nam, tức là nơi các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đó đóng trụ sở. Thông thường, mỗi tỉnh sẽ chọn tỉnh lỵ (trung tâm hành chính tỉnh) là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh đó, nhưng không nhất thiết là thị xã hay thành phố lớn nhất.
Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan hành chính của nó cũng thường đặt trụ sở tại một quận (hoặc một vài quận) trực thuộc. Quận này được coi là quận trung tâm của thành phố trên thực tế, nhưng không hề có khái niệm công nhận chính thức nó là "quận trung tâm" hoặc "thành phố lỵ".
Đô thị lớn nhất được liệt kê dưới đây dựa theo quy mô dân số. Số liệu dân số được lấy theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Tỉnh | Thành phố tỉnh lỵ | Dân số | Đô thị lớn nhất | Dân số | Tỉ lệ |
---|---|---|---|---|---|
Bà Rịa – Vũng Tàu | Bà Rịa | 108.701 | Thành phố Vũng Tàu | 357.124 | 3,29 |
Bắc Giang | Bắc Giang | 174.229 | Thị xã Việt Yên | 205.900 | 1,18 |
Bình Dương | Thủ Dầu Một | 321.607 | Thành phố Thuận An | 596.227 | 1,85 |
Quảng Nam | Tam Kỳ | 122.374 | Thị xã Điện Bàn | 226.564 | 1,85 |
Sóc Trăng | Sóc Trăng | 137.305 | Thị xã Vĩnh Châu | 164.680 | 1,20 |
Tây Ninh | Tây Ninh | 133.805 | Thị xã Trảng Bàng | 178.148 | 1,33 |
Đây là quận đặt hầu hết cơ quan hành chính của thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là ủy ban nhân dân thành phố.
Quận trung tâm | Thành phố |
---|---|
Ninh Kiều | Cần Thơ |
Hải Châu | Đà Nẵng |
Hoàn Kiếm | Hà Nội |
Hồng Bàng | Hải Phòng |
Quận 1 | Thành phố Hồ Chí Minh |