Từ định danh của chi, bodianus, được Latinh hóa từ bodiano hay pudiano (bodião), là tên thông thường để chỉ những loài cá bàng chài có kích thước lớn ở Brasil[2]. Theo Jordan & Evermann (1896), tên gọi này có nguồn gốc từ pudor trong tiếng Bồ Đào Nha, mang nghĩa là "khiêm tốn"[3].
Như hầu hết những loài bàng chài trong họ, cá con và cá trưởng thành của Bodianus thường có sự khác biệt đáng kể về màu sắc cơ thể. Bodianus cũng bao gồm những loài dị hình giới tính, nên một loài có thể được mô tả như một loài mới nhiều lần dựa trên các kiểu màu của cá con, cá cái hay cá đực. Cá cái của những loài có xu hướng có màu sắc tươi sáng hơn so với cá đực[4].
Những loài có màu sắc bắt mặt thường được đánh bắt bởi những người thu mua cá cảnh.
Bodianus là một chi có nhiều loài được xác nhận là lưỡng tính tiền nữ, tức cá đực trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá cái. Thức ăn của Bodianus chủ yếu là những loài thủy sinh không xương sống như nhuyễn thể và giáp xác. Cá con của một số loài có thể đóng vai trò là cá dọn vệ sinh: ăn các loài giáp xác ký sinh trên cơ thể cá lớn.
B. frenchii, một loài có thể sống đến 78 năm tuổi, là một trong những loài có tuổi thọ lớn nhất được biết đến trong họ Cá bàng chài[5]. B. rufus sống theo chế độ hậu cung, và một con cá đực có thể thống trị đến 20 con cá cái trong bầy của nó[6].
Có tất cả 45 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này. Theo phân loại học của Gomon (2006), Bodianus được chia thành 10 phân chi với các loài tương ứng như sau[7]:
^R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Bodianus”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
^Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
^Cossington, S.; Hesp, S. A.; Hall, N. G.; Potter, I. C. (2010). “Growth and reproductive biology of the foxfish Bodianus frenchii, a very long-lived and monandric protogynous hermaphroditic labrid”. Journal of Fish Biology. 77 (3): 600–626. doi:10.1111/j.1095-8649.2010.02706.x.
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)