Cái Nước (thị trấn)

Cái Nước
Thị trấn
Thị trấn Cái Nước
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
HuyệnCái Nước
Trụ sở UBNDĐường Tân Duyệt, khóm 1
Thành lập1987[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2016[2]
Địa lý
Tọa độ: 8°56′5″B 105°1′22″Đ / 8,93472°B 105,02278°Đ / 8.93472; 105.02278
Cái Nước trên bản đồ Việt Nam
Cái Nước
Cái Nước
Vị trí thị trấn Cái Nước trên bản đồ Việt Nam
Diện tích25,36 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng14.817 người[3]
Mật độ584 người/km²
Khác
Mã hành chính32128[4]
Websitethitrancainuoc.cainuoc.camau.gov.vn

Cái Nướcthị trấn huyện lỵ của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Cái Nước nằm ở phía nam huyện Cái Nước, có vị trí địa lý:

Thị trấn Cái Nước có diện tích 25,36 km², dân số năm 2019 là 14.482 người[3], mật độ dân số đạt 571 người/km².

Thị trấn Cái Nước nằm hoàn toàn trên bán đảo Cà Mau. Địa hình đồng bằng với độ cao chỉ từ 0,5 - 3m so với mặt nước biển. Đất đai của thị trấn chủ yếu là đất phèn, đất mặn với hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp địa bàn.

Trung tâm thị trấn Cái Nước nằm tại ngã 4 sông Cái Nước - kênh xáng Rau Dừa - Đầm Cùng. Kênh rạch của tỉnh Cà Mau nói chung và thị trấn Cái Nước nói riêng không chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Cửu Long, mà chịu sự ảnh hưởng thủy triều của biển Đông và vịnh Thái Lan.

Do đất phèn, mặn chiếm diện tích chủ yếu nên ở đây kinh tế nông nghiệp là nuôi trồng thủy sản, không trồng được lúa nước, và cây ăn quả năng suất không cao.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Cái Nước được chia thành 10 khóm[5]: 1, 2, 3, Cái Nước, Đồng Tâm, Hữu Trí, Ngọc Hườn, Ngọc Tuấn, Nguyễn Quy, Tân Lập.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thị trấn Cái Nước trước đây là một phần xã Tân Hưng Đông.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 275-CP[6] về việc thành lập xã Cái Nước trên cơ sở một phần của xã Tân Hưng Đông.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 33B-HĐBT[1]. Theo đó, giải thể xã Cái Nước để thành lập thị trấn Cái Nước – thị trấn huyện lỵ huyện Cái Nước.

Ngày 24 tháng 8 năm 2016, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1462/QĐ-UBND[2] về việc công nhận thị trấn Cái Nước đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.[7]

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Cái Nước phát triển kinh tế chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chợ Cái Nước nằm trong trung tâm thị trấn Cái Nước được xem như một trong những khu chợ sầm uất nhất tỉnh Cà Mau với nhịp độ trao đổi lưu thông hàng hóa diễn ra tấp nập thường xuyên. Tại đây có rất nhiều người dân từ các huyện và các tỉnh khác đến đây trao đổi mua bán. Hiện tại chợ Cái Nước đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng trung tâm thương mại ở thị trấn Cái Nước từ chợ loại II lên chợ loại I (có trên 500 điểm kinh doanh), từng bước tăng dần tỷ lệ kinh doanh bằng hình thức hiện đại (siêu thị nhỏ, cửa hàng tự chọn) ở trung tâm huyện. Đẩy nhanh thực hiện định hướng xây dựng thị trấn Cái Nước trở thành trung tâm thương mại của huyện và liên huyện (trung tâm bán buôn, trung chuyển hàng hóa).

Tại ngã 4 sông Cái Nước và kênh xáng Rau Dừa Đầm Cùng còn có chợ nổi Cái Nước.

Trước đây, dân thương hồ ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang,... mang đầy đủ các mặt hàng gia dụng, nhu yếu phẩm và hàng tươi (bắp cải, củ, trái quả các loại) tụ họp về đây bán cho người dân địa phương. Sau này, khi hệ thống đường bộ ở huyện Cái Nước được mở rộng và dần hoàn thiện, những chiếc ghe hàng từ các tỉnh bạn cũng thưa thớt hẳn.

Khu chợ nổi Cái nước hiện nay, chủ yếu buôn bán các mặt hàng hàng tươi do thương lái lấy từ các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Cái Nước hiện có 3 trường tiểu học: Cái Nước 1, 2, 3 (trong đó trường tiểu học Cái Nước 1 đã đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2007); 1 trường THCS Cái Nước và 2 trường THPT: Cái Nước và Nguyễn Mai (năm 2019 đã hợp nhất thành 1 lấy tên là Trường THPT Cái Nước). Hàng năm tỉ lệ đậu tốt nghiệp tại hai trường này đạt tỉ lệ khá cao. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2009-2010 trường PTTH Cái Nước đạt 88,96% (xếp hạng 19/27), trường PTTH Nguyễn Mai đạt 77,43% (xếp hạng 25/27).

Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện có 15 cán bộ nhân viên, giáo viên, năm 2009 tổ chức 12 lớp bậc Trung học phổ thông cho 298 học viên và một số lớp về tin học, ngoại ngữ.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước có quy mô 350 giường, là bệnh viện quy mô phục vụ liên huyện các huyện phía nam của tỉnh Cà Mau. Bệnh viện này đang được đầu tư xây dựng theo chương trình nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tín ngưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thị trấn Cái Nước có chùa Hưng Nghĩa tự và Tam Vị Cổ Miếu là 2 địa chỉ tâm linh quan trọng, được nhân dân địa phương đến chiếm bái vào các ngày rằm, lễ rất đông.

Hiện nay, tín ngưỡng thờ mẫu đã phát triển khá sâu rộng, ở mỗi địa phương, tín ngưỡng thờ mẫu đều có sắc thái riêng. Do ảnh hưởng Phật giáo, Lão giáo, quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa cùng với các tín ngưỡng dân gian mà các mẫu được thờ chủ yếu là: Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Xứ Nương Nương, Kim Hoa Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thủy Long Thần Nữ, bà Hỏa, bà Thủy... Ở Cà Mau nói riêng, các đình miếu, nếu không thờ mẫu ngay trong chánh điện, thì lập am thờ riêng ở sân. Thờ mẫu không những phổ biến mà còn phong phú, đa dạng về nội dung ý nghĩa, mang tính chất thiêng liêng về phương diện triết lý nhân sinh và nhận thức.

Ngôi Tam vị cổ miếu (thờ 3 mẫu) ở Khóm 2, thị trấn Cái Nước (Cái Nước – Cà Mau) là một minh chứng cho sự tôn sùng và tín ngưỡng mẫu của người dân nơi vùng đất cực Nam Tổ quốc. Theo ông Tăng Đức Hiền –  Trưởng ban Trị sự miếu, thì miếu được thành lập đến nay gần 200 năm, người sáng lập là ông Huỳnh Văn Hè. Lúc đầu chỉ là một am nhỏ và chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của một số ít người. Dần dà, do nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương tăng lên mà miếu được sửa sang, với kinh phí là khoản tiền cúng dường của người dân viếng miếu. Hiện miếu đang được trùng tu khang trang, trên diện tích 3.500m², với kinh phí hơn 2 tỷ đồng do người dân địa phương và các nơi đóng góp.

Bên trong chánh điện thờ ba vị mẫu, được đặt ngang nhau trang trọng: Chúa Xứ Thánh Mẫu, Bà Hỏa và Bà Thủy. Đó là lý do vì sao miếu có tên là Tam vị cổ miếu.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Lợi thế về vị trí địa lý kinh tế nổi bật của thị trấn Cái Nước là có vị trí trung tâm, nằm trên 2 trục giao thông chính của tỉnh Cà Mau (tuyến Quốc lộ 1 Cà MauNăm Căn dài nhất tỉnh, tuyến đường liên huyện Vàm Đình – Cái Nước – Đầm Dơi. Vì vậy có điều kiện phát triển nhanh, nhất là về dịch vụ. Trong đó:

  • Trục giao thông Bắc – Nam là tuyến Quốc lộ 1 chạy từ Thành phố Cà Mau đến thị trấn Năm Căn (một đoạn của tuyến đường Hồ Chí Minh và đây cũng là tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam của Tiểu vùng kinh tế MêKông mở rộng (Hà Tiên – Cà Mau – Năm Căn). Các cầu trên tuyến đường này đã được đầu tư xây dựng (cầu Đầm Cùng cũng hoàn thành vào năm 2011). Đây là tuyến liên kết phát triển các trung tâm kinh tế đô thị Cà Mau, Năm Căn (đang chủ trương xây dựng thành khu kinh tế Năm Căn)
  • Trục giao thông Đông – Tây là tuyến đường Cái Đôi Vàm – Vàm Đình – Cái Nước – Đầm Dơi.

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến đường chính ở thị trấn Cái Nước bao gồm: Quốc lộ 1, Cách mạng tháng 8, 19/5, 2/9, 30/4, Tân Duyệt, Phan Ngọc Hiển.

Thị trấn Cái Nước có hệ thống đường nội ô và giao thông nông thôn tại các khóm, ấp tương đối đồng bộ. Hiện nay giao thông cũng như cơ sở hạ tầng của thị trấn đang được nâng cấp để tiến tới đạt chuẩn văn minh đô thị.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”.
  2. ^ a b Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Cà Mau về việc công nhận thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
  3. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Nguyệt Thanh (10 tháng 12 năm 2021). “Phân loại ấp, khóm thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
  6. ^ “Quyết định 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”.
  7. ^ BBT (6 tháng 9 năm 2018-09-06). “Chung tay xây dựng thị trấn văn minh đô thị”. Cổng thông tin điện tử huyện Cái Nước. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Nhân vật Paimon trong Genshin Impact
Paimon là một pé đồng hành siêu dễ thương cùng main chính tham gia phiêu lưu trong thế giới Genshin Impart
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Akane Tachibana (橘たちばな 茜あかね, Tachibana Akane) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu thư ký của Hội học sinh.
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Review phim The Secret Life of Walter Mitty
Một bộ phim mình sẽ xem tới những giây cuối cùng, và nhìn màn hình tắt. Một bộ phim đã đưa mình đến những nơi unknown