Ngành nghề | Xây dựng, giao thông, thủy lợi, sản xuất xi măng, thủy điện, khoáng sản, cảng nước sâu. |
---|---|
Lĩnh vực hoạt động | Xuất nhập khẩu |
Thành lập | 1976 |
Người sáng lập | Nguyễn Xuân Thành |
Trụ sở chính | Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam |
Thành viên chủ chốt | Nguyễn Đức Thụy |
Dịch vụ | Import & Export Services |
Website | thaigroup.com.vn |
Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiGroup (tiền thân là Tập đoàn Xuân Thành) là một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, đa ngành nghề, có địa bàn hoạt động khắp Việt Nam với đội ngũ các bộ công nhân viên trên 32.000 người, hàng năm nộp ngân sách nhà nước gần 500 tỷ đồng.[1]
Tập đoàn Thaigroup tiền thân là Hợp tác xã xây dựng Bình Minh thành lập năm 1976 tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, thành lập Xí nghiệp tư doanh xây dựng Xuân Thành. Năm 2003 thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thành. Năm 2004 thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thái. Đến năm 2007 thành lập Xuân Thành Group do Nguyễn Đức Thụy làm Chủ tịch hội đồng quản trị với 12 Công ty thành viên.[2]
Xây dựng là một trong những lĩnh vực làm lên tên tuổi của tập đoàn Thaigroup. Tại Ninh Bình, Thaigroup đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của tỉnh như: Trung tâm Thương mại chợ Rồng Ninh Bình, Khách sạn Hoa Lư, Khu nhà thi đấu đa năng, Sân vận động Ninh Bình, Trụ sở của cơ quan Tỉnh ủy, UBND Ninh Bình, Nhà máy xử lý chất thải, Bệnh viện đa khoa Ninh Bình, nâng cấp hệ thống giao thông nội thành, liên tỉnh, liên huyện; hệ thống thủy lợi, xây dựng cơ bản, nạo vét khơi thông dòng chảy chống ngập úng của tỉnh Ninh Bình, hồ Máy Xay,...
Thaigroup còn tích cực tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, một số công trình tiêu biểu phải kể đến: Dự án Xây dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ (Quảng Nam), với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ hiện đại, công suất 2 triệu tấn xi măng/năm. Quy hoạch khu tái định cư cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); thi công xây dựng cảng số 4 Vũng Áng… Dự án đầu tư hạ tầng để tạo động lực xây dựng, phát triển thành phố mới du lịch và sinh thái Nam Hội An từ bờ Nam sông Thu Bồn đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) trên diện tích 4.000 ha; Đầu tư xây dựng khu Resort vui chơi giải trí Thác Đa, Ba Vì (Hà Nội)… Nhà máy Xi măng Xuân Thành tại Hà Nam (có công suất thiết kế 3,6 triệu tấn xi măng/năm), với tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ hiện đại… Nhà máy Thủy điện Bắc Yên (Sơn La) có tổng đầu tư trên 3.000 tỷ đồng với 6 tổ máy công suất 120 MW. Năm 2012, Xuân Thành tiếp tục đầu tư xây dựng 9 cụm thủy điện (9 tổ máy) tại tỉnh Yên Bái, với tổng đầu tư 6.500 tỷ đồng, công suất 220 MW.[3]