Chủ nghĩa toàn trị

Joseph Stalin (trái), lãnh tụ của Liên Xô, và Adolf Hitler (phải), lãnh tụ của Đức Quốc Xã - các nhà lãnh đạo của các chế độ toàn trị thuộc các hệ tư tưởng chính trị đối lập nhau (cánh tả và cánh hữu).

Chủ nghĩa toàn trị (tiếng Anh: totalitarianism) là một chế độ chính trị trong đó nhà nước áp đặt chế độ chuyên chế (authoritarian regime) và ý thức hệ của chính quyền lên tất cả mọi hoạt động cá nhân và công cộng trên mọi lĩnh vực bằng các chính sách áp chế mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần, ý thức, tâm linh...[1]

Những học giả có ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa toàn trị, như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew Brzezinski, và Juan Linz mỗi người có cách mô tả hơi khác nhau. Điểm chung của các định nghĩa là nhà nước cố gắng động viên toàn thể dân chúng trong việc hỗ trợ mục tiêu hoặc hệ tư tưởng của nhà nước và sự không khoan nhượng đối với những hoạt động chống lại mục tiêu đó, hoặc là sự kiểm soát toàn diện các cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội...); đồng thời nhà nước điều khiển các tổ chức quần chúng như công đoàn, các cơ quan truyền thông đại chúng, các cơ sở học thuật, các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, các tổ chức chính trị như là các đảng phái chính trị. Các chế độ toàn trị duy trì kiểm soát bằng các công cụ như cảnh sát mật, các biện pháp tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và đôi khi sử dụng các chiến thuật khủng bố. Các quốc gia độc tài quân sự, quân chủ chuyên chế đều là các thể chế toàn trị theo cách định nghĩa này. Tuy nhiên, sự phân loại và xác định rõ ràng các chế độ này chỉ là tương đối, bởi tùy theo các giai đoạn khác nhau mà mỗi nhà nước sẽ thi hành các chính sách có mức độ toàn trị khác nhau (ví dụ như Anh, Pháp, Hoa Kỳ trong Thế chiến 2 cũng thi hành các chính sách toàn trị nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong chiến tranh).

Chủ nghĩa phát xít mà điển hình là chủ nghĩa quốc xã được xem là kiểu chủ nghĩa toàn trị tuyệt đối.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism (1958, new ed. 1966)
  • John A. Armstrong, The Politics of Totalitarianism (New York: Random House, 1961)
  • Franz Borkenau The Totalitarian Enemy, London, Faber and Faber 1940
  • Karl Dietrich Bracher "The Disputed Concept of Totalitarianism," pages 11–33 from Totalitarianism Reconsidered edited by Ernest A. Menze (Port Washington, N.Y. / London: Kennikat Press, 1981), ISBN 0-8046-9268-8.
  • Michel Foucault, The Birth of Biopolitics (in particular 7 tháng 3 năm 1979 course)
  • Carl FriedrichZ. K. Brzezinski, Totalitarian Dictatorship and Autocracy (2nd edn 1967)
  • Zheliu Zhelev, The Fascism, 1982
  • Guy Hermet with Pierre Hassner and Jacques Rupnik, Totalitarismes (Paris: Éditions Economica, 1984)
  • Abbott Gleason Totalitarianism: The Inner History Of The Cold War, New York: Oxford University Press, (1995), ISBN 0-19-505017-7
  • Jeane Kirkpatrick, Dictatorships and Double Standards: Rationalism and reason in politics (1982)
  • Walter Laqueur The Fate of the Revolution Interpretations of Soviet History From 1917 to the Present, London: Collier Books, (1987) ISBN 0-02-034080-X.
  • Juan Linz and Alfred Stepan, Problems Of Democratic Transition And Consolidation: Southern Europe, South America, And Post-Communist Europe, Baltimore: Johns Hopkins University Press, (1996), ISBN 0-8018-5157-2.
  • Ludwig von Mises, Omnipotent Government: The Rise of the Total State and Total War (1944)
  • Ewan Murray, Shut Up: Tale of Totalitarianism (2005)
  • Stanley G. Payne, A History of Fascism (Routledge, 1996)
  • Pipes, Richard (1995), Russia Under the Bolshevik Regime, New York: Vintage Books, Random House Inc., ISBN 0-394-50242-6.* Robert Jaulin L'Univers des totalitarismes (Paris: Loris Talmart, 1995)
  • Giovanni Sartori, The Theory of Democracy Revisited (Chatham, N.J: Chatham House, 1987)
  • Wolfgang Sauer, "National Socialism: totalitarianism or fascism?" pages 404-424 from The American Historical Review, Volume 73, Issue #2, tháng 12 năm 1967.
  • Leonard Schapiro, Totalitarianism (London: The Pall Mall Press, 1972)
  • J. L. Talmon, The Origins of Totalitarian Democracy, (1952)
  • Slavoj Žižek, Did Somebody Say Totalitarianism? (London: Verso, 2001)
  • Marcello Sorce Keller, "Why is Music so Ideological, Why Do Totalitarian States Take It So Seriously: A Personal View from History, and the Social Sciences", Journal of Musicological Research, XXVI(2007), no. 2-3, pp. 91–122

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b totalitarianism, britannica, truy cập 26.02.2015
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Viết cho những nuối tiếc của Nanami - Jujutsu Kaisen
Nanami là dạng người sống luôn đặt trách nhiệm rất lớn lên chính bản thân mình, nên cái c.hết ở chiến trường ắt hẳn làm anh còn nhiều cảm xúc dang dở
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan