Ceratopsia hay Ceratopia (/ˌsɛrəˈtɒpsiə/ hoặc /ˌsɛrəˈtoʊpiə/; tiếng Hy Lạp: "mặt sừng", giác long) là một nhóm các khủng long ăn cỏ phát triển tại nơi hiện nay là Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á vào kỷ Creta, mặc dù một số loài cổ hơn sống vào kỷ Jura. Ceratopsia cổ nhất được biết đến, Yinlong downsi, sống từ 161.2 đến 155.7 triệu năm trước.[1] Ceratopsia có kích thước dao động từ 1 mét (3 ft) và 23 kilogram (50 lb) đến hơn 9 mét (30 ft) và 5,400 kg (12,000 lb).
Ceratopsia được đặt tên bởi Othniel Charles Marsh năm 1890 bao gồm các loài khủng long có các đặc điểm, bao gồm sừng, một xương mỏ, hai chân răng, đốt sống cổ hợp nhất, và một xương mu hướng về phía trước. Marsh cho rằng chúng đủ khác biệt để tạo ra một phân bộ trong bộ Ornithischia.[2] Tên Ceratopsia xuất phát từ tiếng Hy Lạpκερας/keras nghĩa là 'sừng' và οψις/opsis nghĩa là 'mặt'. Vào đầu thập kỷ 1960, Ceratopsia được cho là một lỗi sai và tên đúng phải là Ceratopia.[3] Tuy nhiên, tên đúng này lại ít được dùng trong nghiên cứu khoa học.
Danh sách các chi theo phân loại của Thomas R. Holtz, Jr. năm 2010.[1]
Brenda Chinnery, trước đây làm việc cho Bảo tàng Rockies tại Bozeman, Montana, đã độc lập miêu tả Prenoceratops năm 2005 và công bố một phát sinh loài mới[9]. Năm 2006, Makovicky và Mark Norell của AMNH đã hợp nhất phân tích của Chinnery vào phân tích của họ và cũng bổ sung Yamaceratops, mặc dù họ đã không thể gộp Yinlong[10]. Biểu đồ trình bày dưới đây là tổ hợp công trình gần đây nhất của Xu, Makovicky và các cộng tác viên.
You Hailu từ Viện Khoa học Địa chất Trung Quốc tại Bắc Kinh, từng là đồng tác giả với Xu và Makovicky năm 2002, nhưng trong năm 2003 đã cùng Peter Dodson từ Đại học Pennsylvania công bố một phân tích riêng rẽ[11]. Hai người đã trình bày phân tích này một lần nữa vào năm 2004[12]. Năm 2005, You và ba người khác, gồm cả Dodson, đã công bố chi Auroraceratops và chèn chi khủng long mới này vào cây phát sinh loài của họ[13].
^Xu X., Makovicky, P.J., Wang X., Norell M.A., You H. (2002). A ceratopsian dinosaur from China and the early evolution of Ceratopsia. Nature 416: 314-317.
^Makovicky P.J. (2001). A Montanoceratops cerorhynchus (Dinosauria: Ceratopsia) braincase from the Horseshoe Canyon Formation of Alberta, trong: Tanke D.H. & Carpenter K. (chủ biên). Mesozoic Vertebrate Life. Bloomington: Nhà in Đại học Indiana. tr. 243-262.
^Xu X., Forster C.A., Clark J.M., & Mo J. (2006). A basal ceratopsian with transitional features from the Late Jurassic of northwestern China. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 273: 2135-2140
^Chinnery B. (2005). Description of Prenoceratops pieganensis gen. et sp. nov. (Dinosauria: Neoceratopsia) from the Two Medicine Formation of Montana. Journal of Vertebrate Paleontology 24(3): 572–590.
^Makovicky P.J. & Norell M.A. (2006). Yamaceratops dorngobiensis, a new primitive ceratopsian (Dinosauria: Ornithischia) from the Cretaceous of Mongolia. American Museum Novitates 3530: 1-42.
^You H. & Dodson P. (2003). Redescription of neoceratopsian dinosaur Archaeoceratops and early evolution of Neoceratopsia. Acta Palaeontologica Polonica 48(2): 261–272.
^You H. & Dodson P. (2004). Basal Ceratopsia. trong: Weishampel D.B., Dodson P., & Osmolska H. (chủ biên). The Dinosauria (ấn bản lần 2). Berkeley: Nhà in Đại học California. tr. 478-493.
^You H., Li D., Lamanna M.C., & Dodson P. (2005). On a new genus of basal neoceratopsian dinosaur from the Early Cretaceous of Gansu Province, China. Acta Geologica Sinica (ấn bản tiếng Anh) 79(5): 593-597.
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại