Chính phủ mở rộng (1955–1959)

Chính phủ mở rộng

Chính phủ thứ năm của Việt Nam
1955 - 1959
Hồ Chí Minh - Chủ tịch chính phủ
Ngày thành lập22 tháng 09, 1955
Ngày kết thúctháng 10, 1960
Thành viên và tổ chức
Nguyên thủ quốc giaHồ Chí Minh
Lãnh đạo Chính phủPhạm Văn Đồng
Phó Lãnh đạo Chính phủPhan Kế Toại
Võ Nguyên Giáp
Trường Chinh
Phạm Hùng
Số Bộ trưởng22
Đảng chính trị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đảng Lao động Việt Nam
Đảng Dân chủ Việt Nam
Đảng Xã hội Việt Nam
Cơ quan lập phápQuốc hội Việt Nam khóa I

Chính phủ mở rộng được thành lập 22/09/1955 trên cơ sở của chính phủ Liên hiệp Quốc dân.

Sau khi chiến thắng Pháp, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội tại miền Bắc, để phù hợp hơn với vị thế mới, Chính phủ đã cải tổ và bổ sung thêm một số Bộ để phát triển và xây dựng đất nước. Chủ trương của Chính phủ mở rộng là Chính phủ dự bị cho Tổng tuyển cử toàn quốc.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I (20/9/1955), chính phủ mở rộng bắt đầu làm việc từ ngày 20/9/1955 và tiếp tục được bổ sung Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I (27/5/1959). Kết thúc nhiệm kỳ khi Quốc hội khóa II bầu được Chính phủ mới (10/1960).

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian Chính phủ mở rộng được thành lập, Đảng Lao động Việt Nam củng cố quyền lực trên lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở ra. Hoạt động chủ yếu của Chính phủ được chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1955-1957): Khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá
    • Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành để chỉ đạo thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá.
    • Kiện toàn bộ máy Chính phủ gồm 18 bộ.
  • Giai đoạn 2 (1958-1960): Phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá
    • Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy với 22 bộ nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển, cải tạo kinh tế, phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật.
    • Kế hoạch 3 năm (1958-1960) đưa nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế về cơ bản chỉ có hai thành phần là quốc doanh và tập thể.
    • Văn hoá, khoa học được phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

Về đối ngoại tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, đoàn kết, đấu tranh trên trường quốc tế, kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của bè bạn anh em, đồng thời cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ đoàn kết quốc tế.

Về quốc phòng củng cố và phát triển quân sự, tiếp nhận trang thiết bị của các nước Xã hội chủ nghĩa.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Chức vụ trong Đảng Tên Ghi chú khác
Chủ tịch nước Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam Hồ Chí Minh
Thủ tướng Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Phạm Văn Đồng
Phó Thủ tướng Phan Kế Toại từ 9-1955
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Bí thư Quân ủy Trung ương
Võ Nguyên Giáp
Ủy viên Bộ Chính trị Trường Chinh từ 4/1958
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ban Bí thư
Phạm Hùng từ 4/1958
Chức vụ Trực thuộc Tên Ghi chú khác
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp
Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng
Bộ Nội vụ Phan Kế Toại
Bộ Công an Trần Quốc Hoàn
Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đến 6/1958
Hoàng Anh từ 6/1958
Bộ Giao thông và Bưu điện Nguyễn Văn Trân
Bộ Thủy lợi và Kiến trúc Trần Đăng Khoa đến 4/1958
Bộ Thủy lợi Trần Đăng Khoa từ 4/1958
Bộ Kiến trúc Bùi Quang Tạo từ 4/1958
Bộ Công nghiệp Lê Thanh Nghị
Bộ Thương nghiệp Phan Anh từ 9/1955 đến 4/1958
Bộ Nội thương Đỗ Mười từ 4/1958
Bộ Ngoại thương Phan Anh từ 4/1958
Bộ Y tế Hoàng Tích Trí đến 5/1959
Phạm Ngọc Thạch từ 5/1959
Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo
Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe
Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám
Bộ Thương binh Vũ Đình Tụng đến 5/1959, vì giải thể
Bộ Cứu tế Nguyễn Xiển từ 9/1955 đến 5/1959, vì giải thể
Bộ Nông lâm Nghiêm Xuân Yêm
Phủ Thủ tướng Phạm Hùng từ 9/1955 đến 4/1958
Nguyễn Duy Trinh từ 4/1958 đến 12/1958
Nguyễn Khang từ 5/1959
Bộ không Bộ
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Lê Văn Hiến từ 12/1958
Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Văn Trân từ 4/1958 đến 12/1958
Nguyễn Duy Trinh từ 5/1959
Ủy ban Khoa học Nhà nước Trường Chinh Phó Thủ tướng kiêm chức từ 4/1958
Tiền nhiệm:
Chính phủ Liên hiệp Quốc dân
Chính phủ mở rộng
22 tháng 09 năm 1955 - tháng 10 năm 1960
Kế nhiệm:
Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá II


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Nhân vật Kei Karuizawa - Classroom of the Elite
Đến cuối cùng, kể cả khi mình đã nhập học ở ngôi trường này. Vẫn không có gì thay đổi cả. Không, có lẽ là vì ngay từ ban đầu mình đã không có ý định thay đổi bất kì điều gì rồi. Mọi chuyện vẫn giống như ngày trước, bất kể mọi chuyện. Lý do thì cũng đơn giản thôi. ... Bởi vì, bản thân mình muốn thế.
Nhân vật Sora - No Game No Life
Nhân vật Sora - No Game No Life
Sora (空, Sora) là main nam của No Game No Life. Cậu là một NEET, hikikomori vô cùng thông minh, đã cùng với em gái mình Shiro tạo nên huyền thoại game thủ bất bại Kuuhaku.
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
[Light Novel Rating] Fate/Zero – Cuộc chiến Chén Thánh trên giấy
Chén Thánh (Holy Grail) là một linh vật có khả năng hiện thực hóa mọi điều ước dù là hoang đường nhất của chủ sở hữu. Vô số pháp sư từ khắp nơi trên thế giới do vậy đều khao khát trở thành kẻ nắm giữ món bảo bối có một không hai này
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Khả năng chính của Powered Suit là thay thế tất cả chỉ số của người mặc bằng chỉ số của bộ đồ ngoại trừ HP và MP