Chùa Bốn Mặt

Chùa Bốn Mặt
Preah Buone Preah Phek
Wat Nei Rei
Wat Ba Rai
Wat Prha Buông Mút
Wat Buôl - Pres - Phek
Wat Prés on Prés Buôl Prés Phék
Chánh điện Chùa Bốn Mặt.
Vị trí
Quốc gia Việt Nam
Địa chỉẤp Phước Thuận, Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiPhật giáo Nam tông Khmer[1]
Tôn kínhPhật Thích Ca[1]
Khởi lập1537; 487 năm trước (1537)
Trụ trìSơn Hoàng Minh (đời thứ 6)[2]
Thạch Bonl (đời thứ 7)[3]
Di tích cấp tỉnh
Phân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuật
Ngày công nhận11 tháng 8 năm 2017 (2017-08-11)
Quyết địnhSố 1935/QĐ-UBND
icon Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Bốn Mặt, hay còn gọi là Preah Buone Preah Phek[4], Wat Nei Rei, Wat Ba Rai, Wat Prha Buông Mút,[5] Wat Buôl - Pres - Phek, hoặc Wat Prés on Prés Buôl Prés Phék theo tiếng Khmer, là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 16[6] và đã tồn tại gần 500 năm,[7] chùa đến nay tổng thể vẫn còn nguyên vẹn các công trình cổng Tam Quan, Chánh điện, nhà Sala, khu mai táng, trai đường, tăng đường, với phong cách kiến trúc Angkor-Khmer đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam.[7][8]

Nơi đây là một điểm đến văn hóa của Sóc Trăng với các thiết kế đặc trưng và các hoạt động tu tập, văn hóa, dạy học cho con em địa phương và giải trí hàng tháng. Hằng năm, khuôn viên chùa cũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer tại Sóc Trăng.[9]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về lịch sử của việc thành lập chùa. Tuy nhiên, một trong những phiên bản được truyền lại phổ biến đó là đầu thế kỷ 16[6], trong lúc khai khẩn đất hoang để làm nương rẫy canh tác và phát triển nông nghiệp, người dân địa phương tình cờ phát hiện ra một bức tượng Phật bằng đá có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng lại có Năm vị Phật khác. Người ta tin rằng đây là một điềm lành nên năm 1537, người dân trong vùng đã cùng nhau xây dựng ngôi chùa để thờ phượng tượng Phật Bốn Mặt này. Ban đầu, ngôi chùa có kiến trúc bằng tre, lá; sau đó được tu bổ và xây dựng kiên cố dần dần cho đến khi trở nên như hiện nay.[10]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Khuôn viên và chánh điện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chánh điện chùa Bốn Mặt và tháp Phật Bốn Mặt.

Chùa Bốn Mặt được xây dựng trên một khu đất rộng 6,5 ha, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.[11] Nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km về hướng Tây Bắc (huyện Kế Sách).[12]

Cổng Tam Quan là công trình đầu tiên của chùa Bốn Mặt, được thiết kế với ba ngọn tháp tròn cao năm tầng. Các tháp được đắp nổi với các hình tượng của nhân vật quan trọng trong tín ngưỡng Khmer, bao gồm thần gió Reahu, rắn thần Naga và chim thần Garuda. Trong khuôn viên của chùa, có một hình tượng đôi rắn thần Naga chín đầu, dài hơn 20 mét. Theo truyền thuyết Phật giáo, rắn thần Naga đã che mưa cho Phật Thích-ca-mâu-ni và trong văn hóa Khmer được xem như biểu tượng của sự an khang, thịnh vượng, xua đuổi tà khí và dẫn lối đến thiên giới.[12] Các hành lang, mái chùa và lối đi trong chùa đều có hình ảnh rắn thần Naga, thể hiện sự kết nối giữa văn hóa Khmer và Phật giáo.[12]

Tượng thần Vishnu trong chùa Bốn Mặt.

Chánh điện chùa Bốn Mặt Sóc Trăng có diện tích 225m2, được xây từ chất liệu truyền thống của người Khmer là đắp rơm, cát, đất sét rồi sơn vàng ánh kim trang trí, chất liệu này tạo âm thanh đặc biệt khi gõ vào tường. Mái chánh điện thiết kế tam cấp, trung tâm có đỉnh tháp nhọn, có tôn thần tượng bốn mặt Maha Prum - sáng thế thần của đạo Bà-la-môn.[13] Chánh điện được mở hai gian thành bốn mặt hướng đông, tây, nam, bắc[14], đây là lối bố trí kiến trúc nhìn ra bốn hướng vũ trụ theo Ấn Độ giáo.[15]

Viền và góc cạnh mái điêu khắc hình tượng rồng Khmer,[16] dưới là tiên nữ Keynor mình chim. Tượng chim thần Garuda miệng ngậm hồng ngọc đứng dưới chỗ tiếp giáp mái và trụ cột, biểu tượng sức mạnh nâng đỡ Chính điện. Bên trong, bức tượng Phật Bốn Mặt bằng đá gắn liền với truyền thuyết hình thành chùa, tồn tại 500 năm, thờ trong gian trước chánh điện hướng về hướng Tây.[14] Sau gian trước là khu vực thờ 40 tượng Phật khác.[17][18] Năm 2020, một pho tượng cổ làm bằng đá được cho là của thần Vishnu[19] được phát hiện trong khu đất Giếng Tiên gần chùa Bốn Mặt,[20] sau đó tượng này được người dân rước vào chùa để thờ tự.[4][21]

Các công trình phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Quan cảnh Ao Mách Cha Linh gần Chùa Bốn Mặt.

Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng đã được tu bổ và xây dựng thêm nhiều công trình theo thời gian. Đáng chú ý nhất là ao Mách Cha Linh với tháp cao 20m, bên trong có tượng Phật Thích Ca ngồi trên rắn thần Naga cuộn tròn và xòe mang che chở cho Phật. Xung quanh ao là điêu khắc tượng Phật Bốn Mặt và Mười hai con giáp Khmer: 10 con giống của người Việt và hai con khác là con mèo, con trâu được thay bằng con thỏ, con bò của người Khmer. Đây là các biểu tượng nổi bật của Phật giáo Nam tông Khmer.[3] Xung quanh chùa là hệ thống gồm đầy đủ các công trình phụ trợ cho việc tu tập: nhà sala, khu hỏa táng, tháp cốt, trai đường, tăng đường, nhà thọ trai...[16][17]

Ngoài ra, chùa Bốn Mặt nổi tiếng bởi hai Giếng Tiên (Giếng Ông phía trước và Giếng Bà phía sau chùa), liên quan đến truyền thuyết về tục đào giếng giữa người con trai và con gái trong làng ngày xưa, gần giếng có một bàn Tế thiên, là một nơi thờ cúng quen thuộc của người dân địa phương.[22]

Hoạt động hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đúng truyền thống của người Khmer, chùa Bốn Mặt không chỉ là nơi tu tập Phật giáo mà còn là trung tâm văn hóa đặc trưng với các thiết kế độc đáo như thư đường, phòng trưng bày hiện vật. Ngoài ra chùa Bốn Mặt còn là địa điểm dạy học cho trẻ em,[10] hoạt động từ thiện cộng đồng, giải quyết một số mâu thuẫn phát sinh trong cư dân địa phương,[2] cũng như nơi tụ tập hoạt động, tập luyện của các nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc truyền thống, múa Shdăm,[23] và là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ ghe Ngo của nhà chùa.[24] Hàng tháng vào ngày rằm, chùa Bốn Mặt thường có tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội khác nhau.[13]

Hằng năm, người Khmer tại Sóc Trăng tụ họp tại Chùa Bốn Mặt để tham dự các lễ hội truyền thống như Lễ Phật đản, lễ dâng áo cà sa, lễ đặt cơm vắt, lễ dâng bông,[10] cũng như các lễ hội dân gian như Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ cúng trăng (Ok Om Bok), lễ cúng ông bà (Sene Dolta), lễ cúng dừa (Thac Kon)...[8][25]

Di tích cấp tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 8 năm 2017, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 1935/QĐ-UBND[26] xếp hạng Chùa Buôl Pres Phek là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.[11]

Ngày 20 tháng 9 năm 2017, chùa Bốn Mặt đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Hoàng Phương. “Chùa Bốn Mặt, điểm đến tâm linh độc đáo ở Sóc Trăng”. Hiệp hội Du Lịch TP. Hồ Chí Minh. 18-01-2017. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ a b Hà Lý (2004). Chùa Khơmer Nam bộ với văn hóa đương đại. Nhà xuá̂t bản Văn hóa dân tộc. tr. 81. OCLC 133127000.
  3. ^ a b Thanh Nam-Phước Liêu, Độc đáo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng), CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, truy cập ngày 10-5-2023
  4. ^ a b Thạch Hồng, Hàng trăm người đến chiêm bái bức tượng phù điêu phát hiện ở Sóc Trăng, Báo điện tử VOV, truy cập ngày 13-5-2023
  5. ^ Vương Hồng Sển (1996). Nửa đời còn lại. Nhà xuất bản Văn Nghệ. tr. 419.
  6. ^ a b “Lễ Phật Đản - Đi Sóc Trăng vãn cảnh chùa”. Tổng cục Du lịch. 13/05/2008 08:05:31. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ a b “Độc đáo chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng)”. Tổng cục Du lịch. 24/10/2017. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b Cao Long. “Buôl Pres Phek - chùa Bốn Mặt độc đáo gần 500 năm tuổi ở Sóc Trăng”. dulich.laodong.vn. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ GIA UYÊN. “Tết Chôl Chnăm Thmây đầm ấm ở các phum, sóc”. Báo Quân đội nhân dân. 23/04/2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ a b c Trung tâm TTXTDL Sóc Trăng. “Chùa Bốn Mặt”. soctrang.gov.vn. 16/07/2013. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ a b Quốc Quân (20 tháng 9 năm 2017). “Chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Trung tâm xúc tiến du lịch và Hiệp hội du lịch Sóc Trăng – Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 8 năm 2023. Truy cập 1 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ a b c d Ngọc Diễm. “Chùa Bốn Mặt đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh”. www.baosoctrang.org.vn. 20/09/2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ a b Chùa Bốn Mặt, điểm đến tâm linh độc đáo ở Sóc Trăng Lưu trữ 2022-08-14 tại Wayback Machine, Hiệp hội Du Lịch TP. Hồ Chí Minh, truy cập ngày 10-5-2023
  14. ^ a b Nguyễn Duy Đăng (2004). Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. tr. 143. OCLC 67879106.
  15. ^ Nguyễn Duy Đăng (1999). Phật giáo với văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. tr. 222. OCLC 43553746.
  16. ^ a b Lưu Trường (1993). Viện văn hóa Việt Nam (biên tập). Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Văn hóa dân tộc. tr. 315. OCLC 246967199.
  17. ^ a b Độc đáo chùa Bốn Mặt, Báo Quân Đội Nhân Dân, truy cập ngày 10-5-2023
  18. ^ Lê Lê, Khám phá chùa Bốn Mặt ở Sóc Trăng CHUYÊN TRANG PHƯƠNG NAM CỦA TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA & PHÁT TRIỂN, truy cập ngày 10-5-2023
  19. ^ Trịnh Công Lý, VỀ SÓC TRĂNG KHÁM PHÁ NHỮNG DI VẬT CỔ, SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH SÓC TRĂNG, truy cập ngày 12-5-2023
  20. ^ Chanh Đa, Sóc Trăng: Hàng trăm người chiêm bái tượng đá cổ mới phát hiện, Báo Đầu Tư, truy cập ngày 12-5-2023
  21. ^ Duy Anh, Hàng trăm người kéo đến chiêm bái bức tượng bằng đá ở Sóc Trăng, Báo Cần Thơ, truy cập ngày 13-5-2023
  22. ^ Cao Xuân Lương, Kỳ thú câu chuyện về giếng Tiên ở Sóc Trăng, Báo Dân Trí, truy cập ngày 10-5-2023
  23. ^ Văn hóa các dân tộc, Tập 1-12. Hội văn hóa các dân tộc Việt Nam. 2005. tr. 7. OCLC 42384839.
  24. ^ Ngọc Diện, Kết thúc tuần văn hóa lễ hội Ok om bok tại Sóc Trăng Báo Tuổi Trẻ, truy cập ngày 10-5-2023
  25. ^ Kim Lê, CẢM NHẬN VỀ NGƯỜI DÂN KHMER TRONG TẾT CHÔL-CHNAM-THMÂY TẠI CHÙA BỐN MẶT HUYỆN CHÂU THÀNH Lưu trữ 2023-05-10 tại Wayback Machine, SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH SÓC TRĂNG, truy cập ngày 10-5-2023
  26. ^ Quyết định số 1935/QĐ-UBND ngày 11/08/2017 về việc xếp hạng Chùa Buôl Pres Phek là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Anime Ganbare Douki-chan Vietsub
Dù rằng vẫn luôn cố gắng kiềm nén cảm xúc, chàng trai lại không hề hay biết Douki-chan đang thầm thích mình
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Vị trí chuông để mở MAP ẩn ở Hắc Toàn Phong - Black Myth: Wukong
Một trong những câu đố đầu tiên bọn m sẽ gặp phải liên quan đến việc tìm ba chiếc chuông nằm rải rác xung quanh Hắc Toàn Phong.