Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu
Chính điện chùa Từ Hiếu
Map
Tên khácTổ đình Từ Hiếu (慈孝祖庭)
Vị trí
Quốc gia Việt Nam
Địa chỉthôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Khởi lập1843
Người sáng lậpHoà thượng Nhất Định
Quản lýThượng tọa Từ Đạo
Trang webChùa Từ Hiếu trên Facebook
icon Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu (Chữ Hán: 慈孝寺, Từ Hiếu Tự) là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hóa và lịch sử của cố đô Huế.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Cổng chùa Từ Hiếu

Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hòa thượng Nhất Định đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già [1].

Hòa thượng Nhất Định nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:

  • Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
  • Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Cùng với sự đóng góp của Phật tử, vua Tự Đức ban cấp nhiều kinh phí, chùa còn được các vị quan trong cung triều Nguyễn mà nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo việc thờ tự sau này, năm 1848 Hòa thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa quy mô hơn và rồi Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.

Năm 1894 Hòa thượng Cương Kỷ tiếp tục trùng tu và kiến thiết toàn cảnh chùa với sự giúp đỡ của vua Thành Thái, giám quan và các Phật tử.

Năm 1931 Hòa thượng Huệ Minh tiếp tục trùng tu và xây hồ bán nguyệt.

Năm 1962 Hòa thượng Chơn Thiệt tiếp tục trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh chùa.

Năm 1971, chùa được Thượng tọa Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà cửa bị hư hỏng.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cảnh chùa

Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa cổ kính, nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi (núi) của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.

Hồ bán nguyệt

Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh(cá trê,.v.v.). Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

Hồ bán nguyệt

Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu: chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố Huế nên nơi đây là nơi điểm vui chơi dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.

Các vị Trụ trì

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cây sến già trong chùa

Tổ đình Từ Hiếu do nguyên "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" tức Hòa thượng Nhất Định khai sơn, chùa trải qua các đời trú trì:

  • Hòa thượng Cương Kỷ.
  • Hòa thượng Huệ Đăng.
  • Hòa thượng Tâm Tịnh.
  • Hòa thượng Huệ Minh.
  • Hòa thượng Chơn Thiệt.
  • Hòa thượng Chí Niệm.
  • Hòa Thượng Chí Mậu.
  • Thiền sư Nhất Hạnh. (Giám tự Thượng tọa Từ Đạo) [2]

Sinh hoạt và tác thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Lăng mộ Thái giám triều Nguyễn trong khuôn viên chùa

Năm 1848, chùa tổ chức lễ khánh thành, có mặt tham dự của vua Dực Tông, bà Từ Dũ và các quan đại thần.

Năm 1924, chùa tổ chức Đại Giới Đàn có sự tham dự của vua Khải Định, hòa thượng Tâm Tịnh làm đàn đầu, hoà thượng Huệ Minh làm đàn chủ. Hòa thượng Mật Khế, Viên Quan, Bích Phong, Đôn Hậu là những giới tử xuất thân từ giới đàn này.

Năm 1965, Đại Giới Đàn Vạn Hạnh được tổ chức tại đây.

Qua các đời trú trì, chùa đã trùng khắc và in các kinh văn như: Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bồn Kinh, Cao Vương Quán Thế Âm Kinh, Thiền Môn Nhật Tụng, Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa Kinh, Pháp Bảo Đàn kinh, Niệm Phật cầu vãng sanh nghi...

Chùa cũng là nơi trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành danh tăng và thiền sư như: Diệu Giác, Hải Thiệu, Tâm Tịnh, Huệ Minh, Huệ Pháp, Huệ Giác, Viên Giác, Viên Thành, Chơn Thiệt, Chơn Như...

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xem bài Chùa Từ Hiếu Lưu trữ 2007-11-15 tại Wayback Machine tại Thư viện Hoa Sen
  • Tư liệu do ban Quản trị chùa Từ Hiếu giới thiệu với khách thập phương tại chính điện chùa Từ Hiếu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông tin chùa Từ Hiếu do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm 1843đã được ghi trong Dư địa chí Thừa Thiên [1] Lưu trữ 2014-04-10 tại Wayback Machine. Tuy nhiên, trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (quyển "Phủ Thừa Thiên", mục "Chùa quán") đã ghi rõ rằng: Chùa Từ Hiếu ở xã Dương Xuân, chùa cổ đời Minh Mạng; năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), cung giám là Chu Phúc Năng bỏ tiền ra sửa chùa, (vua) sắc cho biển ngạch đề "Từ Hiếu tự".
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of the Jade Empire 2018 Vietsub
Raiders of Jade Empire China, như chúng ta biết ngày nay, sẽ không tồn tại nếu không có nhà Hán
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Scale của Raiden Shogun và những hạn chế khi build
Scale của Raiden Shogun và những hạn chế khi build
Các chỉ số của raiden bị hạn chế bới hiệu quả nạp rất nhiều trong khi có được chỉ số 80/180 mà vẫn đảm bảo tối thiểu 250% nạp có thể nói đó là 1 raiden build cực kì ngon
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
Quick review: The subtle art of not giving a F* - Mark Manson
If you're looking for a quick read, then this can be a good one. On top of that, if you like a bit of sarcastic humor with some *cussing* involved, this is THE one.