Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hình thành trên cơ sở hợp nhất nhiều đơn vị hành chính có từ các thời kỳ lịch sử trước đây. Do đó, tên gọi của chức vụ đứng đầu bộ máy hành chính thành phố cũng thay đổi nhiều lần theo từng đơn vị hành chính và theo từng thời kỳ lịch sử tương ứng.
Nhiệm vụ và Quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố:
Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân thành phố;
Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố;
Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
Chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;
Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, xã tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã tương đương;
Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã và đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố bãi bỏ;
Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự, quốc phòng, an toàn xã hội và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đề nghị triệu tập kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân Thành phố.
Đề nghị cuộc họp kín của Hội đồng nhân dân thành phố.
Giữ mối quan hệ làm việc với Thường trực Thành uỷ, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân.
Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Tổ chức bộ máy, cán bộ và biên chế; nội chính; đối ngoại; xây dựng chính quyền và cải cách hành chính; công tác quy hoạch và quyết định các chủ trương lớn trên các lĩnh vực; làm Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng thành phố.
Làm Trưởng các tổ chức phối hợp liên ngành (Ban chỉ đạo, Hội đồng...) của thành phố theo lĩnh vực công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.
Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tương đương qua các thời kỳ
Luật sư Eugène François Jean Baptiste Cuniac (2/5/1892 – 26/4/1895)
Điền chủ Charles Paul Blanchy (27/4/1895 – 18/9/1901)[13][14] – kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ (Président du Conseil colonial de Cochinchine)[15] (1880–1901)
Luật sư Eugène François Jean Baptiste Cuniac (19/9/1901 – 8/5/1906)
Luật sư Augustin Marie Joseph Foray (9/5/1906 – 23/7/1906) – Quyền Thị trưởng
Tham biện hạng 1 Bernard Duranton (24/7/1906 – 7/8/1908)
Thương gia Bertrand Joseph Marc Garriguenc (8/8/1908 – 3/9/1908)
Chưởng khế René Gigon-Papin (4/9/1908 – 24/5/1911)[16]
Thanh tra Alphonse Chesne (27/5/1911 – 2/1/1912)
Tham biện hạng 1 Albert Edmond Joseph Marius Garnier (3/1/1912 – 14/5/1912)
Luật sư Eugène François Jean Baptiste Cuniac (15/5/1912 – 22/7/1916)[1]
Luật sư Augustin Marie Joseph Foray (10/8/1916 – 1919)
Tham biện hạng 1 Eugène Henri Royer Eutrope (1923–1925)
Thương gia Raymond Auguste Rouelle (1925 – 1/1929)[19][20][21]
Tham biện hạng 1 Armand Louis Victor Salomon Tholance (1/1929 – 6/1929)
Luật sư Joseph Henri Marie Béziat (6/1929 – 1932)[22][23] – sau là Chủ tịch Hội đồng tư vấn Nam Kỳ (Conseil consultatif de Cochinchine) (4/2/1946 – 30/5/1946)[24], Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ (Conseil de Cochinchine) (31/5/1946 – 26/5/1948)
Đại úy hải quân (Lieutenant de vaisseau) Marie Joseph François Garnier (thường gọi tắt là Francis Garnier) (6/6/1865 – 4/6/1866) – Thanh tra thành phố Chợ Lớn[25]
Đại úy hải quân Albert Gaudot (5/6/1866 – 1868) – Thanh tra thành phố Chợ Lớn[26]
Đại úy thủy quân lục chiến (Capitaine d'ìnfanterie de marine), Thanh tra Arthur Célestin Jantet (1869–1870) – Thanh tra thành phố Chợ Lớn
Đại úy hải quân, Thanh tra Georges Jules Piquet (1870–1872) – Thanh tra thành phố Chợ Lớn
Đại úy thủy quân lục chiến, Tham biện hạng 1 Charles Jules Gustave Delefosse (1872–1876) – Chủ tịch Ban Đại diện thành phố (Délégation municipale)[27]
Y sĩ hải quân, Tham biện Paul Ernest Nansot (1876–1877) – Chủ tịch Ban Đại diện thành phố
Thượng úy thủy quân lục chiến (Lieutenant d'ìnfanterie de marine), Tham biện hạng 1 Étienne Louis Arbod (1877 – 26/10/1879) – Chủ tịch Ban Đại diện thành phố
Tham biện Antony Charles Célestin Landes (27/10/1879 – 31/1/1883) – Thị trưởng Chợ Lớn đầu tiên
Bác sĩ, Tham biện Jean Gilbert Tirant (1/2/1883 – 26/2/1886)[28]
Tham biện hạng 1 Jules Victor Renauld (27/2/1886 – 7/3/1887)
Tham biện hạng 1 Charles Étienne Gaillard (8/3/1887 – 8/3/1890)
Tham biện hạng 1 Louis Léonce Merlande (9/3/1890 – 25/2/1893)[29]
Tham biện hạng 1 Adrien Bernard Rossigneux (26/2/1893 – 9/11/1898)[30]
Tham biện hạng 1 Louis Saturnin Edouard Laffont (10/11/1898 – 9/5/1901)
Tổng thơ ký thuộc địa (Secrétaire Général des colonies) Frédéric Edouard Drouhet (10/05/1901 – 29/12/1905)[31]
Tổng thơ ký thuộc địa Frédéric Edouard Drouhet (4/1/1907 – 31/12/1911)[33]
Tham biện hạng 1 Jean Baptiste Edouard Bourcier Saint-Chaffray (1/1/1912 –31/12/1912)[34] – kiêm nhiệm Chủ tỉnh (Chef-province) Chợ Lớn[35]
Tham biện hạng 1 Achille Paul Michel Quesnel (1/1/1913 – 1914)
Tham biện hạng 1 Edouard Victor L'Helgoual'ch (1914–1921) – kiêm nhiệm Chủ tỉnh Chợ Lớn
Tham biện Maurice Emile Henry de Tastes (1921–1925)
Tham biện hạng 1 Barthélemy Gazano (1925–1930)[36] – kiêm nhiệm Chủ tỉnh Chợ Lớn[37]
Tham biện hạng 1 Philippe Oreste Renault (1930 – 31/12/1931) – kiêm nhiệm Chủ tỉnh Chợ Lớn
Luật sư Jean Mazet (1/1/1932 – 1934)
Giám sự ngoại hạng (Chef de bureau hors classe) René Georges Edouard Merle (1932–1934) – Đặc phái viên Khu trưởng tại Chợ Lớn (Délégué spécial de l'Administrateur de la région à Cholon)
Tham biện Jean Hyacinthe Estèbe (1934–1935) – Đặc phái viên Khu trưởng tại Chợ Lớn
Tham biện Henri Damien Abdon Roger (1935–1936) – Đặc phái viên Khu trưởng tại Chợ Lớn
Tham biện Elie Emmanuel Pommez (1936–1940) – Đặc phái viên Khu trưởng tại Chợ Lớn[38]
Đại úy hải quân, Thanh tra Léon Duhamel Boresse (7/1/1862 – 20/6/1863) – Bố chánh tỉnh Gia Định[39][40]
Thú y sĩ hải quân Pierre Jean Claude Désiré Cotté (1868–1869) – Thanh tra khu thanh tra (inspection) Sài Gòn
Đại úy thủy quân lục chiến, Thanh tra Jean Paul Émile Audibert (9/10/1868 – 30/12/1868) – Thanh tra khu thanh tra Thủ Đức
Đại úy hải quân, Thanh tra Charles Hippolyte Marie Mourin d'Arfeuille (1869–1872) – Chánh tham biện hạt Sài Gòn (1er administrateur d'arrondissement de Saigon)
Đại úy hải quân, Thanh tra Georges Jules Piquet (1872–1875) – Chánh tham biện hạt Sài Gòn
Tham biện Ernest Jean Baptiste Villard (1875–1877) – Chánh tham biện hạt Bình Hòa
Tham biện Alexandre Antoine Henry (1877–1879) – Chánh tham biện hạt Bình Hòa
Tham biện hạng 1 Eusèbe Irène Parreau (1879–1882) – Chánh tham biện hạt Bình Hòa
Tham biện hạng 1 Albert Aybart Marie Ambroise Bataille (1882–1887) – Chánh tham biện hạt Gia Định
Tham biện hạng 1 Marie Gaston Marquis (1887–1891) – Chánh tham biện hạt Gia Định[41]
Tham biện hạng 1 Charles Étienne Gaillard (1891–1893) – Chánh tham biện hạt Gia Định
Tham biện hạng 1 Théodore Pierre Marie Lacote (thường gọi tắt là Moïse Lacote) (1893–1897) – Chánh tham biện hạt Gia Định
Thanh tra Jean Charles Auguste Alexandre Escoubet (1897–1901) – Chủ tỉnh Gia Định đầu tiên
Tham biện hạng 1 Barthélémy Henry Debernadi (1901–1905)
Tham biện hạng 1 Fernand Louis Samuel Doceul (1905–1907)
Phạm Văn Chiêu (25/8/1945 – 22/9/1945) – Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời tỉnh Gia Định (25/8/1945 – 9/9/1945), Chủ tịch Ủy ban Nhơn dân tỉnh Gia Định (10/9/1945 – 22/9/1945)
Tham biện hạng 1 Philippe Oreste Renault (1/1/1932 – 1935) - Khu trưởng (Administrateur de la région) Sài Gòn – Chợ Lớn đầu tiên
Tham biện hạng 1 Henri Georges Rivoal (1935–1937) – Khu trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn
Tham biện hạng 1 Albert Martial Bussière (1937–1939) – Khu trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn[38]
Tham biện hạng 1 Ernest Thimothée Hoeffel (1939 – 12/1942) – Khu trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn; sau là Khâm sứ (Résident Supérieur), Thống đốc Nam Kỳ (người Pháp) cuối cùng (12/1942 – 8/3/1945)
Tham biện hạng 1 André Charles Jean Landron (12/1942 – 1944) – Khu trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn
Tham biện hạng 1 Jean Paul Marie Maillard (1944 – 8/3/1945) – Khu trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn
ida Kono (9/3/1945 – 18/8/1945) – Quận trưởng (郡長| Gunchou) Sài Gòn – Chợ Lớn
Kỹ sư Kha Vạng Cân (19/8/1945 – 22/9/1945) – Đô trưởng (Préfet ou Chef-capitale) Sài Gòn đầu tiên[46][47][48][49] (19/8/1945 – 24/8/1945), Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn (25/8/1945 – 9/9/1945), Chủ tịch Ủy ban Nhơn dân thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn (10/9/1945 – 22/9/1945)[cần dẫn nguồn]
Nghiệp chủ Nguyễn Tấn Cường (1/6/1946 – 10/11/1946) – Thứ trưởng Công an Đô thành (Ville-capitale) Sài Gòn – Chợ Lớn[24]
^Ghi chú (1): Luật sư Eugène François Jean Baptiste Cuniac (sinh ngày 7/3/1851, mất ngày 23/7/1916) có thời gian làm Thị trưởng Sài Gòn dài nhất: Trong thời gian 1890–1916, ông đã bốn lần đảm nhiệm chức vụ Thị trưởng thành phố với tổng thời gian 13 năm 4 tháng. Ông mất khi vừa về đến Pháp nhằm chữa bệnh[68][69]. Trước tháng 4/1955, công trường trước chợ Bến Thành mang tên Cuniac[70]. Sau đó công trường này lần lượt mang tên: Diên Hồng, Quách Thị Trang và từ ngày 14/8/1975 đến nay là quảng trường Quách Thị Trang.
^Ghi chú (2): Danh sách Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn– Gia Định[59]
^Ghi chú (3): Hồ Huân Nghiệp (một số tài liệu viết là Hồ Huấn Nghiệp) là một danh sĩ Nam Kỳ. Ông được Trương Định, thủ lĩnh nghĩa quân kháng chiến chống Pháp trong thời gian 1862–1864, cử làm Tri phủ Tân Bình trông coi việc tiếp vận quân lương. Tên Hồ Huấn Nghiệp được đặt cho một con đường thuộc loại xưa nhất, nằm ngay trung tâm thành phố. Trước tháng 4/1955 con đường này mang tên Turc, vị Thị trưởng Sài Gòn đầu tiên.
Cabaton, Antoine (1935). Dictionnaire de bio-bibliographie générale, ancienne et moderne de l'Indochine française. Paris: Société. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Gouvernement de la Cochinchine française (1871–1888). Annuaire de la Cochinchine française pour l'années 1870-1887. Saigon. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
Gouvernement de l'Indo-Chine française (1891–1898). Annuaire de l'Indo-Chine française sur l'années 1890-1897. Saigon. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
Gouvernement de l'Indo-Chine française (1901–1926). Annuaire général de l'Indo-Chine française sur l'années 1900-1925. Hanoi. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
Gouvernement de l'Indochine (1927–1938). Annuaire administratif de l'Indochine sur l'années 1926-1937. Hanoi. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
Lê Trung Hoa (chủ biên) (2003). Từ điển địa danh Thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh: Trẻ. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Đào Văn Hội (1971). Gió bụi quan trường. Sài Gòn. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Đào Văn Hội (1961). Lịch trình hành chánh Nam Phần. Sài Gòn: Văn khoa. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Huỳnh Minh (1973). Gia Định xưa và nay. Sài Gòn. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Trần Hải Phụng, Lưu Phương Thanh (chủ biên) (1994). Lịch sử Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định kháng chiến (1945-1975). TP Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Thạch Phương, Lê Trung Hoa (chủ biên) (2008). Từ điển Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh: Trẻ. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. TP Hồ Chí Minh: Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Sécrétaire Général de la Mairie de Saigon (1917). Notice historique, administrative et politique sur la ville de Saigon. Saigon. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Vương Hồng Sển (1960). Sài Gòn năm xưa. Sài Gòn: Khai Trí. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư (2001). Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: Văn hoá - Thông tin. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Nguyễn Đình Tư (2008). Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Philippines GDP gấp rưỡi VN là do người dân họ biết tiếng Anh (quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về số người nói tiếng Anh) nên đi xklđ các nước phát triển hơn