Võ Viết Thanh

Võ Viết Thanh
Chức vụ
Nhiệm kỳ1987 – 1991
Bộ trưởngMai Chí Thọ
Tiền nhiệmTrần Quyết
Kế nhiệmVõ Thái Hòa
Nhiệm kỳ1997 – 2001
Tiền nhiệmTrương Tấn Sang
Kế nhiệmLê Thanh Hải
Nhiệm kỳ18 tháng 12 năm 1986 – 27 tháng 6 năm 1991
Nhiệm kỳtháng 08 năm 1997 – 17 tháng 05 năm 2001
Bí thư Thành ủyTrương Tấn Sang
Nhiệm kỳ1984 – 1987
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Sinh1943 (81–82 tuổi)
Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Nam Kì, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaVõ Văn Nhuận
MẹPhạm Thị Giang
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Trung tướng

Võ Viết Thanh (sinh 1943) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an hiện nay).

Thân thế và khởi đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông còn có tên khác là Bảy Thanh, sinh năm 1943, tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre [1]. Song thân ông là ông Võ Văn Nhuận và bà Phạm Thị Giang [2], đều là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ những năm 1930, từng làm việc ở hãng Ba Son, hoạt động trong Công hội Đỏ cùng với Tôn Đức Thắng, Dương Quang Đông, sau năm 1945 hoạt động cho Mặt trận Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ông tham gia hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960. Thời gian đầu, ông hoạt động du kích tại địa phương, từng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam từ tháng 12 năm 1960 đến tháng 8 năm 1961. Sau khi được tự do, ông tiếp tục hoạt động, phụ trách một xưởng quân giới của Quân Giải phóng miền Nam tại địa phương, có nhiều thành tích trong chiến đấu và trong việc sản xuất, chế tạo vũ khí. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 7 tháng 9 năm 1970.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông chuyển sang công tác đoàn thể, chính quyền, đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Thành đoàn kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động trong ngành Công an

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau giải phóng, ông được bổ nhiệm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1984-1987) với cấp hàm Thiếu tướng. Năm 1986, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI khi mới 43 tuổi.

Năm 1987, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an hiện nay) phụ trách an ninh, năm 1988 ông được thăng cấp bậc hàm Trung tướng[3].

Vụ án "Năm Châu – Sáu Sứ"

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời nhà báo Huy Đức, trong quyển "Bên thắng cuộc: Quyền Bính", tên vụ án là tên của 2 nhân vật đã vu khống Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Trần Văn Trà cấu kết cùng người khác để " âm mưu đảo chính" hồi năm 1991. Theo đó, đây là một vụ án do Tổng cục Tình báo Quân đội (Tổng cục 2), dựng lên với sự tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh và sự bao che của Đại tướng Đoàn Khuê và các lãnh đạo trong đó có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí CôngNguyễn Đức Tâm, người phụ trách nhân sự trong Đảng lúc bấy giờ. Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại tướng. Hậu quả trực tiếp là ông không được cho vào danh sách tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá VII.[4]

Công tác chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991, ông trở lại công tác chính quyền tại TP Hồ Chí Minh, lần lượt làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách quản lý đô thị, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (07/1996-08/1997), Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (08/1997-17/05/2001).

Cập nhật

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ thất lạc bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 06 tháng 5 năm 2018, Võ Viết Thanh đã cung cấp cho báo chí 13 tấm bản đồ gốc trong tập hồ sơ "Đồ án quy hoạch phát triển Khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm TP.HCM tháng 5-1995" mà ông đã trình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 367 ngày 4 tháng 6 năm 1996 khi ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Trước đó, ông Võ Văn Hoan và nhiều ban ngành TPHCM, Bộ Xây dựng, Ban Tiếp dân Thanh tra Chính phủ Việt Nam đều khẳng định bản đồ không có hoặc đã thất lạc. Đây là nguồn cơn gây khiếu kiện của gần 100 hộ dân bị giải tỏa khi xây dựng thành phố mới Thủ Thiêm mà họ cho là không nằm trong quy hoạch gốc theo bản đồ quy hoạch Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt năm 1996.[5][6]

Năm 2013-2014, ông Võ Viết Thanh từng nói thẳng với ông Võ Văn Hoan và những người có trách nhiệm ở thành phố là: "Tại sao lại đập hết nhà người dân như thế này. Sao mà giống một trận ném bom thời chiến tranh, ảnh hưởng tới cả nghìn hộ, trong khi chỉ thu hồi khoảng 20-30 ha. Đó là chưa kể những người dân đã giúp hình thành cuộc sống ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, họ quen với việc giao thương truyền thống, giờ đưa hết lên các tòa nhà cao tầng, thì họ lấy cái gì sống. Ở Thủ Thiêm bây giờ, cứ khoét lõm ra để xây cao tầng, bất kể mật độ dân số là bao nhiêu. Chính quyền Thành phố phát triển là phải vì dân, vì dân thì phải nghĩ xem mật độ dân số có đủ thêm người nữa không. Sinh sản tự nhiên đã quá tải rồi; chưa kể là có những công ty, mà nhất là công ty quốc doanh, họ lắm nhà kho, nhà xưởng, đặt ở toàn những mảnh đất vàng. Đồng tiền đã làm biến dạng hết quy hoạch."[7]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 7 tháng 5 năm 2018, trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Phạm Vũ của Báo Tuổi trẻ, ông cho rằng "cần sửa đổi Luật đất đai, công nhận đầy đủ quyền sở hữu đất đai tư nhân của người dân" để tránh xảy ra khiếu kiện đất đai khi giải tỏa làm các dự án.[8]

Danh hiệu Tôn vinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Văn Kiệt

Võ Văn Hoan

Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Về sau đều được Nhà nước Việt Nam công nhận Liệt sĩ. Bà Giang còn được truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  3. ^ “ĐỒNG CHÍ TRUNG TƯỚNG VÕ VIẾT THANH”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Tướng Giáp hai lần thoát nạn, BBC, 5.10.2013
  5. ^ Phạm Vũ (6 tháng 5 năm 2018). “Ông Võ Viết Thanh công bố 13 bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ Hữu Nguyên (7 tháng 5 năm 2018). “Nguyên chủ tịch TP HCM: 'Không có bản đồ Thủ Thiêm kèm quyết định của Thủ tướng'. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ https://znews.vn/nguyen-chu-tich-tphcm-dong-tien-lam-bien-dang-quy-hoach-thu-thiem-post840318.html
  8. ^ Phạm Vũ (7 tháng 5 năm 2018). “Cựu chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh nói về quy hoạch Thủ Thiêm”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ “Trung tướng Võ Viết Thanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ”.
  10. ^ a b Võ Viết Thanh Lưu trữ 2017-07-16 tại Wayback Machine, bentre.gov.vn, 08/11/2014

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Đấu thần vương Shion trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Shion (紫苑シオン, lit. "Aster tataricus"?) là Thư ký thứ nhất của Rimuru Tempest và là giám đốc điều hành trong ban quản lý cấp cao của Liên đoàn Jura Tempest
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua
Câu hỏi hiện sinh được giải đáp qua "SOUL" như thế nào
Dù nỗ lực đến một lúc nào đó có lẽ khi chúng ta nhận ra cuộc sống là gì thì niềm tiếc nuối bao giờ cũng nhiều hơn sự hài lòng.
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Nhân vật Pochita - Chainsaw Man
Pochita (ポ チ タ Pochita?) hay Chainsaw Devil (チ ェ ン ソ ー の 悪 魔, Chensō no akuma) là hiện thân của nỗi sợ máy cưa
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Luocha loại bỏ một hiệu ứng buff của kẻ địch và gây cho tất cả kẻ địch Sát Thương Số Ảo tương đương 80% Tấn Công của Luocha