Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam | |
---|---|
Biểu trưng Công an nhân dân Việt Nam | |
Cờ Truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam | |
Bộ Công an | |
Kính ngữ | Bộ trưởng (thông dụng) Đồng chí Bộ trưởng (Đảng viên Cộng sản Việt Nam) |
Thành viên của | Bộ Chính trị Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Hội đồng Quốc phòng và An ninh Chính phủ Việt Nam Bộ Công an Đảng ủy Công an Trung ương |
Báo cáo tới | Thủ tướng Việt Nam |
Trụ sở | Số 47, Phạm Văn Đồng, Hà Nội |
Bổ nhiệm bởi | Chủ tịch nước Việt Nam theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ |
Nhiệm kỳ | 5 năm (có thể tái nhiệm) |
Thành lập | 19/08/1945 |
Website | mps |
Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Công an, là thành viên chính phủ Việt Nam đứng đầu Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Đây là một trong những chức vụ quan trọng nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay là Đại tướng Lương Tam Quang.[1]
Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Công an và có trách nhiệm:
Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:
Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Bộ trưởng Bộ Công an phải là người:
''Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.''
"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu."
"Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương.
Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo".
1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên, tin học phù hợp.
1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn." [12]
STT | Họ & Tên | Cấp bậc
cao nhất |
Nhiệm kỳ | Chức vụ trong Đảng | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | ||||||
Giám đốc Công an Vụ (1946 – 1948) | |||||||
1 | Nguyễn Dương [13] | Không có | Tháng 2 năm 1946 | Tháng 6 năm 1946 | |||
2 | Lê Giản | Không có | Tháng 6 năm 1946 | Tháng 4 năm 1948 | |||
Giám đốc Nha Công an Việt Nam (1948 – 1954) | |||||||
1 | Lê Giản | Không có | Tháng 4 năm 1948 | 6 tháng 9 năm 1952 | |||
2 | Trần Quốc Hoàn | Không có | 6 tháng 9 năm 1952 | 29 tháng 8 năm 1953 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1960-1980) |
||
Bộ trưởng Bộ Công an (1954 – 1975) | |||||||
1 | Trần Quốc Hoàn | Không có | 29 tháng 8 năm 1953 | 1 tháng 8 năm 1975 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1960-1980) |
||
Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1975 – 1998) | |||||||
1 | Trần Quốc Hoàn | Không có | 1 tháng 8 năm 1975 | 7 tháng 2 năm 1980 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1960-1980) |
||
2 | Phạm Hùng | Đại tá | 7 tháng 2 năm 1980 | 16 tháng 2 năm 1987 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1956-1988) |
||
3 | Mai Chí Thọ | Đại tướng | 16 tháng 2 năm 1987 | 9 tháng 8 năm 1991 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1987-1991) |
Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam | |
4 | Bùi Thiện Ngộ | Thượng tướng | 9 tháng 8 năm 1991 | 6 tháng 11 năm 1996 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1991–1996) |
||
5 | Lê Minh Hương | Thượng tướng | 6 tháng 11 năm 1996 | 7 tháng 5 năm 1998[14] | Ủy viên Bộ Chính trị
(1996–2004) |
||
Bộ trưởng Bộ Công an (1998 – nay) | |||||||
5 | Lê Minh Hương | Thượng tướng | 7 tháng 5 năm 1998 | 28 tháng 1 năm 2002 | Ủy viên Bộ Chính trị
(1996–2004) |
||
6 | Lê Hồng Anh | Đại tướng | 28 tháng 1 năm 2002 | 3 tháng 8 năm 2011 | Ủy viên Bộ Chính trị
(2001–2016) |
||
7 | Trần Đại Quang | Đại tướng | 3 tháng 8 năm 2011 | 8 tháng 4 năm 2016 | Ủy viên Bộ Chính trị
(2011–2018) |
Rời chức vụ Bộ trưởng sau khi trở thành Chủ tịch nước[15] | |
8 | Tô Lâm | Đại tướng | 9 tháng 4 năm 2016 | 22 tháng 5 năm 2024 | Ủy viên Bộ Chính trị
(2016–nay) |
Rời chức vụ Bộ trưởng sau khi trở thành Chủ tịch nước[16] | |
9 | Lương Tam Quang | Đại tướng | 6 tháng 6 năm 2024 | đương nhiệm | Ủy viên Bộ Chính trị
(2024–nay) |