Nguyễn Thành Phong

Nguyễn Thành Phong
Nguyễn Thành Phong ở Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
Chức vụ
Nhiệm kỳ20 tháng 8 năm 2021 – 31 tháng 10 năm 2022
1 năm, 72 ngày
Trưởng banTrần Tuấn Anh
Tiền nhiệmCao Đức Phát
Nhiệm kỳ11 tháng 12 năm 2015 – 24 tháng 8 năm 2021
5 năm, 256 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Phạm Minh Chính
Phó Chủ tịch
Tiền nhiệmLê Hoàng Quân
Kế nhiệmPhan Văn Mãi
Nhiệm kỳ25 tháng 3 năm 2015 – 20 tháng 8 năm 2021
6 năm, 148 ngày
Bí thư Thành ủyLê Thanh Hải
Đinh La Thăng
Nguyễn Thiện Nhân
Nguyễn Văn Nên
Tiền nhiệmLê Hoàng Quân
Kế nhiệmPhan Văn Mãi
Nhiệm kỳ26 tháng 7 năm 2013 – 22 tháng 5 năm 2015
1 năm, 300 ngày
Tiền nhiệmVõ Thành Hạo
Kế nhiệmVõ Thành Hạo
Nhiệm kỳ19 tháng 10 năm 2010 – 5 tháng 3 năm 2015
4 năm, 137 ngày
Phó Bí thưHà Thanh Niên
Võ Thành Hạo
Nguyễn Văn Hiếu
Tiền nhiệmHuỳnh Văn Be
Kế nhiệmVõ Thành Hạo

Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
Nhiệm kỳ16 tháng 1 năm 2009 – 19 tháng 10 năm 2010
1 năm, 276 ngày
Bí thưHuỳnh Văn Be
Ủy viên Trung ương Đảng
(Bị cho thôi chức vụ)
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2011 – 3 tháng 10 năm 2022
11 năm, 258 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ1997 – 2007
Chủ tịchNông Đức Mạnh
Nguyễn Văn An
Nguyễn Phú Trọng
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 7, 1962 (62 tuổi)
Tam Phước, quận Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam Cộng hòa
Dân tộcKinh
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Kinh tế

Nguyễn Thành Phong (sinh năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII (Được cho thôi chức từ ngày 3/10/2022).[1][2]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thành Phong sinh ngày 18 tháng 7 năm 1962, quê tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, Bến Tre.

Thời thanh niên, ông theo học và tốt nghiệp Cử nhân tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và được giữ lại làm giảng viên. Ông bảo vệ Phó Tiến sĩ năm 1994 (đến năm 1998, được hợp nhất là Tiến sĩ).

Ngày 8 tháng 9 năm 1988, Nguyễn Thành Phong được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1985, Nguyễn Thành Phong là giảng viên và giữ cương vị Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.[4]

Ngày 25 tháng 10 năm 1995, ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.[5] Tháng 10 năm 1996, tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 6 (1996 - 2001) ông được bầu làm Phó bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.[6] Năm 1997, Nguyễn Thành Phong được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa X. Tháng 9 năm 1999, ông được bầu giữ chức Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay người tiền nhiệm là ông Nguyễn Hoàng Năng. Kế nhiệm ông trong chức Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là ông Võ Văn Thưởng vào tháng 1 năm 2000.[5]

Trong thời gian làm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Phong đã ra quyết định tổ chức chương trình Mùa hè xanh.

Tháng 12 năm 2002, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cùng năm, Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa XI.[7] Thay ông trong chức vụ Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là ông Võ Văn Thưởng. Tháng 7 năm 2005, ông được phân công giữ chức Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[8]

Đầu năm 2007, Nguyễn Thành Phong được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy Quận 2. Ngày 16 tháng 1 năm 2009, ông được điều động về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy.[9] Ngày 19 tháng 10 năm 2010, Nguyễn Thành Phong được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.[3]

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nguyễn Thành Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Tháng 7 năm 2013, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre.[10]

Chiều ngày 5 tháng 3 năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa IX (đột xuất) đã tiến hành bầu Võ Thành Hạo - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010-2015) thay cho Nguyễn Thành Phong được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động nhận nhiệm vụ mới. 

Ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ Chính trị đã ra Quyết định điều động Nguyễn Thành Phong thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015, tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015.[11]

Ngày 11/12/2015, theo đoàn thư ký, với 80/83 phiếu của đại biểu (85,1% trên tổng số 94 đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh) Nguyễn Thành Phong - Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã được bầu làm Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.[12]

Sáng 24/12/2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy.[13]

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Nguyễn Thành Phong tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII.

Chiều 28/6/2016, 100% đại biểu có mặt (102 đại biểu) đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2016-2021 tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP khóa IX.[14]

Tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.

Chiều 24/6/2021, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026 tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP khóa X.

Ngày 20 tháng 8 năm 2021, Bộ Chính trị ra quyết định số 306-QĐNS/TW, theo đó ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026; điều động, phân công Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.[15]

Sáng 24/8/2021, tại kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND TP HCM đối với ông Nguyễn Thành Phong. Theo đó, các đại biểu HĐND TP HCM đã biểu quyết (bằng hình thức giơ tay) miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong do chuyển công tác.

Ngày 29 tháng 8 năm 2021, Tại Quyết định số 1444/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong để nhận nhiệm vụ mới.

Tuyên bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 2 năm 2016, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong khẳng định: "Tất cả sự trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị thì trước hết người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, không nói chung chung mà phải thấy rõ trách nhiệm người đứng đầu. Nơi nào xảy ra vụ việc mà phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, tôi đề nghị trước hết thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu." "Người lãnh đạo không nhận trách nhiệm thì thôi, đã nhận phải làm đàng hoàng. Đã dám nhận chức vụ đó thì phải thấy hết trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm, còn nếu thấy không đảm đương nổi thì xin nghỉ, xin thôi. Đó là sự khẳng khái, khí phách của người dân thành phố, người dân Nam Bộ."[16]

Bị kỷ luật đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thông cáo phát chiều 22 tháng 6 năm 2022, tại kỳ họp ngày 20-22/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM. Quyết định được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021.[17][18][19]

Cơ quan kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán sự đảng UBND TP HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo. Hậu quả là UBND thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý tài chính, tài sản nhà nước, xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trên địa bàn, nhiều tổ chức đảng và đảng viên bị xử lý kỷ luật.[20] Nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có cả lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố và các sở, ngành... bị xử lý hình sự. Cùng với đó thi hành kỷ luật khiển trách ông Võ Văn Hoan.[21]

"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, làm thất thoát rất lớn tài sản, ngân sách của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy và chính quyền địa phương", thông cáo nêu.[22]

Ngày 08 tháng 7 năm 2022, ông Phong bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì có những vi phạm nghiêm trọng, khó khắc phục, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.[23]

Ngày 3 tháng 10 năm 2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã biểu quyết cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đối với ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.[1]

Ngày 14 tháng 5 năm 2024, ông bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo.[24]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Chính trị VN: Trung ương Đảng cho ba ủy viên 'thôi tham gia' Ban Chấp hành”. BBC. 3 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Chủ tịch TP HCM làm Phó ban Kinh tế Trung ương”.
  3. ^ a b Đồng chí Nguyễn Thành Phong được Đại hội trực tiếp bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2010-2015
  4. ^ “Ông Nguyễn Thành Phong, thủ lĩnh của sinh viên TP HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ a b Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, "Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống HSSV".
  6. ^ Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần VI[liên kết hỏng].
  7. ^ “Nguyễn Thành Phong”. Văn phòng Quốc hội CHXHCN VN. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ Xuân Danh, "Anh Nguyễn Thành Phong giữ chức Bí thư thường trực T.Ư Đoàn". Báo Thanh niên số ngày 5 tháng 7 năm 2005.
  9. ^ Ông Nguyễn Thành Phong làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre[liên kết hỏng]
  10. ^ “Giám đốc Công an Bến Tre có nhiều phiếu tín nhiệm thấp”. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  11. ^ “Nhân sự mới Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Bến Tre”.
  12. ^ “Tân Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2015.
  13. ^ “Ông Nguyễn Thành Phong nhận quyết định làm Chủ tịch UBND TP HCM”.
  14. ^ “100% đại biểu bầu ông Nguyễn Thành Phong là chủ tịch UBND TP.HCM”.
  15. ^ “Đồng chí Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương”. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
  16. ^ “Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong: Cán bộ yếu thì xin nghỉ!”.
  17. ^ “Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ “Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong”. Báo Thanh Niên. 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ “Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong”. https://thanhtra.com.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  20. ^ Trí, Dân. “Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ “Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  22. ^ baohatinh.vn (22 tháng 6 năm 2022). “Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong”. Báo Hà Tĩnh. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  23. ^ “Cảnh cáo nguyên chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ “Bộ Chính trị: Kỷ luật Cảnh cáo đối với đồng chí Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong”. Thanh tra Việt Nam. 14 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Thread này sẽ là sự tổng hợp của tất cả những mối liên kết kì lạ đến Thiên Không Childe có mà chúng tôi đã chú ý đến trong năm qua
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Hướng dẫn nguyên liệu ghép công xưởng Hilichurl
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?