Chiến tranh biên giới Xô – Nhật

Chiến tranh biên giới Xô – Nhật
Một phần của Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh

Quân lính Nhật Bản bị bắt sống trong chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939.
Thời gian19321939
Địa điểm
Kết quả Liên Xô chiến thắng
Tham chiến
 Liên Xô
 Mông Cổ

 Nhật Bản

Chỉ huy và lãnh đạo
Liên Xô Joseph Stalin
Liên Xô Vasily Blyukher
Liên Xô Georgi Zhukov
Đế quốc Nhật Bản Thiên hoàng Chiêu Hòa
Lực lượng
80.000 quân
756 xe tăng, 385 thiết giáp, 779 pháo binh và 765 máy bay
97.000 quân
Thương vong và tổn thất
Số liệu của Liên Xô:
20.302 chết hay mất tích
18.003 bị thương [cần dẫn nguồn]
Ước tính của Nhật Bản: 29.525 chết
8.799 bị thương [cần dẫn nguồn]
Ước tính của Liên Xô:
147.259 chết, bị thương, mất tích, bị bắt

Chiến tranh biên giới Xô – Nhật hay còn gọi là Chiến tranh Nga – Nhật lần 2 là hàng loạt các cuộc xung đột biên giới giữa Liên XôNhật Bản từ năm 1932 đến 1939. Rút kinh nghiệm từ thất bại trong chiến tranh Nga – Nhật lần đầu tiên (1904–1905), Liên Xô đã chủ động tiến đánh chậm rãi và hiệu quả. Nhật Bản, do quá mơ hồ khi tin rằng liên Xô sẽ thua trong cuộc chiến này lần nữa, đã không chủ động phòng thủ và bị tiêu diệt.

Sau khi chiếm đóng Mãn ChâuTriều Tiên, Nhật Bản chuyển mục đích chiến tranh của mình sang Liên Xô. Xung đột giữa Nhật Bản và Liên Xô thường xuyên xảy ra trên vùng biên giới thuộc Mãn Châu quốc.

Chiến tranh biên giới Xô – Nhật được biết đến như một khúc dạo đầu của cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại: Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó có ý nghĩa tương đương với cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (và một số cuộc xung đột khác) vì càng làm cho sự hình thành khối Đồng Minh và Trục tiến hành nhanh chóng.

Chiến dịch hồ Khasan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch hồ Khasan (29 tháng 7 năm 193811 tháng 8 năm 1938) được biết tới với tên khác là Sự kiện Chương Cổ PhongTrung QuốcNhật Bản là một cuộc đột kích quân sự của lực lượng Nhật Bản tại Mãn Châu quốc vào lãnh thổ Liên Xô. Quân Nhật tổ chức cuộc tấn công này vì cho rằng người Liên Xô đã diễn giải sai hiệp định phân mốc biên giới trong Hiệp định Bắc Kinh được chính quyền Đế quốc Nga ký với triều đình nhà Thanh (và những thỏa thuận phụ khác về phân mốc biên giới), và họ còn cho rằng những cột mốc phân định ranh giới đã bị xâm phạm. Kết quả là mặc dù quân Nhật nhận được bài học đích đáng, nhưng những thiệt hại mà họ gây ra cho quân đội Liên Xô đã thôi thúc họ tiến hành tiếp Chiến dịch Khalkhin Gol.

Chiến dịch Khalkhyn Gol

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch Khalkhyn Gol (trong một số tài liệu gọi là sông Halhin) còn đọc là: Chiến dịch Khan-khin Gôn là trận giao tranh nhưng không tuyên bố trong chiến tranh biên giới Xô – Nhật năm 1939. Tên trận đánh được đặt theo tên dòng sông Khalkhyn Gol chảy qua chiến trường. Trong tiếng Nhật, nó có tên là Sự kiện Nomonhan hay sự kiện Nặc Môn Khâm, tên một ngôi làng gần biên giới giữa Mông CổMãn Châu quốc.

Một số đã gọi cuộc xung đột này là Chiến tranh biên giới Xô – Nhật (1939) hoặc gọi tắt là Chiến tranh Xô – Nhật, nhưng không nên nhầm lẫn với trận đánh năm 1945 khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật để hỗ trợ Đồng Minh và mở Chiến dịch Bão tháng Tám.

Hiệp ước Xô – Nhật

[sửa | sửa mã nguồn]

Do hậu quả của việc Nhật thất bại trong trận Khalkhin Gol, Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập vào ngày 13 tháng 4 năm 1941.

Sau đó vào năm 1941, Nhật Bản đã cân nhắc đến việc hủy bỏ hiệp ước khi Đức Quốc xã phát động cuộc tấn công Liên Xô (Chiến dịch Barbarossa) vào lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, nhưng cuối cùng họ vẫn quyết định tôn trọng nó và chuyển hướng vào cuộc chiến xâm lược Đông Nam Á và Thái Bình Dương mà chắc chắn sẽ đối mặt với Hoa Kỳ[1]. Nhiều sử gia Liên Xô cho rằng việc thất bại trong chiến dịch Khalkhin Gol đã khiến Nhật từ bỏ kế hoạch xâm lược Liên Xô cùng với Đức Quốc xã, cho dù đã cùng tham gia vào hiệp ước ba bên của phe Trục.[a][b][c]

Ngày 5 tháng 4 năm 1945, Liên Xô đơn phương tuyên bố sẽ không gia hạn Hiệp ước Trung lập khi nó hết hạn vào ngày 13 tháng 4 năm 1946. Bốn tháng sau, ngày 9 tháng 8 năm 1945, trước khi Hiệp ước hết hạn, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản khiến cho họ hết sức bất ngờ. Chiến dịch Mãn Châu được tung ra một giờ sau khi tuyên chiến.

Trong văn hóa quần chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột trong Thế chiến thứ 2 giữa Nhật và Liên Xô được thể hiện với vai trò là cốt truyện chủ đạo trong bộ phim do Hàn Quốc sản xuất với tựa đề My way (tựa tiếng Việt là: Chặng đường tôi đi), trong bộ phim này, chiến dịch Khalkin Gol được miêu tả lại.

a. ^ Ngày 18 tháng 7 năm 1941, thủ tướng Nhật Konoe, thuộc phái chủ hoà, lập nội các mới. Ngoại trưởng phái chủ chiến Matsuoka cũng từ chức. Thay vào đó là Toshida, phái chủ hoà. Ngày 6 tháng 8, Konoe tuyên bố trước nội các quyết định tránh gây chiến tranh với Liên Xô. Theo Konoe, mặt trận hướng Nam quan trọng hơn: "Các đô đốc đã chờ đợi từ lâu những thắng lợi của họ trong cuộc chiến trên Thái Bình Dương". Cuối tháng 8, Bộ Chiến tranh Nhật đã chuyển 10 sư đoàn từ biên giới Liên Xô sang Đài Loan. Ngày 6 tháng 9, Hội đồng cơ mật Hoàng gia Nhật họp và đi đến quyết định tiến hành chiến tranh với Anh và Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, dồng thời, chỉ thị cho đạo quân Quan Đông đã triển khai trên biên giới với Liên Xô lùi lại phía sau 4 km.[2][3]
b. ^ Cục trưởng cục 6 của cơ quan SD (Đức) Walter Schellenberg trong hồi ký của mình cũng ghi nhận việc Nhật Bản từ chối tham gia tấn công Liên Xô.[4]
c. ^ Tài liệu Nhật Bản bằng tiếng Nga cũng nhắc đến việc này.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Би-Би-Си: «Халхин-Гол: первый блицкриг»
  2. ^ Sergei, Golokov; Vladimir, Ponizovsky (1938). Nhà tình báo thời đại. Bản dịch tiếng Pháp của Marie Matignon. Nhà xuất bản J' Ai Lu. Paris. 1970. Bản dịch Pháp-Việt của Nhà xuất bản Công an nhân dân. tr. 241-246.
  3. ^ Robert, Guillain (1985) [1982]. L' espion qui sauve Moscou [Người đã cứu vãn Moskva]. Paris (bản tiếng Pháp): Nhà xuất bản Hà Nội (bản tiếng Việt).
  4. ^ Walter, Schellenberg (1984). “Khúc dạo đầu của trận Trân Châu Cảng”. Tự thuật của trùm mật vụ phát xít Đức. 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân. tr. 22–35.
  5. ^ Inoue, Kiyoshi; Okonogi, Sindzaburo (1955). История современной Японии [Lịch sử của Nhật Bản hiện đại]. Nhà xuất bản Ngoại văn Moskva. tr. 264.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan