Chi Cà | |
---|---|
Cà kiểng (Solanum seaforthianum) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Solanales |
Họ (familia) | Solanaceae |
Phân họ (subfamilia) | Solanoideae |
Tông (tribus) | Solaneae |
Chi (genus) | Solanum L.[1] |
Phân chi | |
Bassovia | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Androcera Nutt. |
Chi Cà (danh pháp: Solanum) là chi thực vật có hoa lớn và đa dạng.
Các loài thuộc chi Cà phân bố trong các môi trường sống tự nhiên khác nhau, có thể là các loài hằng niên hoặc lưu niên, thân leo, cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Nhiều loài trước đây thuộc các chi riêng rẽ như Lycopersicon (cà chua) hay Cyphomandra nay đã được gộp thành các phân chi hoặc các đoạn (section) thuộc chi Cà (Solanum). Vì vậy, đến nay chi Cà có khoảng 1.500 đến 2.000 loài.
Tên khoa học của chi này do Gaius Plinius Secundus (23-79) đặt ra đầu tiên cho một loài thực vật gọi là strychnos, có thể là loài S. nigrum (lu lu đực) hiện nay. Solanum có thể có nguồn gốc từ một từ Latin là sol, nghĩa là "mặt trời", tức chỉ quả của loài này như là "quả mặt trời". Một giả thuyết khác là Solanum bắt nguồn từ solare, nghĩa à "làm dịu" hoặc solamen, nghĩa là "dễ chịu", đề cập đến tác dụng của loài này khi ăn vào cơ thể.[2]
Tên tiếng Việt của chi này được lấy theo tên các loài cà, được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Hầu hết các bộ phận của các loài thuộc chi Cà chứa độc tố đối với người (có thể không độc đối với động vật), đặc biệt là các phần màu xanh cũng như quả xanh. Tuy nhiên, nhiều loài lại cho quả, lá hoặc củ ăn được. Ba loài thuộc chi Cà được trồng, thu hoạch và tiêu thụ nhiều nhất ở quy mô toàn cầu gồm:
Trong đó, cà chua và khoai tây là hai trong số ba loài có "giá trị sản xuất"[3] (giá trị năng suất quy ra USD, tính trên thời gian canh tác) cao nhất. Theo thống kê năm 1984, cà chua có giá trị sản xuất đạt 25,30 USD/ha/ngày, đứng sau cải bắp đạt 27,50 USD/ha/ngày, xếp thứ ba là khoai tây với 12,60 USD/ha/ngày, cao hơn rất nhiều so với các loài đứng sau như khoai lang (6,70 USD/ha/ngày), lúa (3,40 USD/ha/ngày).[4]
Một số loài có giá trị kinh tế ở các khu vực trên thế giới, như S. aethiopicum, S. quitoense, S. torvum (cà dại hoa trắng), S. muricatum...
Như các loài khác trong chi, cà chua, khoai tây, và cà tím đều chứa độc tố trong lá và thân cây.[5][6] Có nhiều trường hợp dùng lá cà chua làm trà đã gây ra tử vong[7]. Trong khoai tây, vỏ khoai cũng chứa độc tố.
Các loài chủ yếu được trồng làm cảnh gồm có:
Dù nhiều loài thuộc chi Cà chứa độc tố, nhưng một số loài lại được dùng trong y học cổ truyền trong nhiều cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, S. chrysotrichum có hiệu quả tốt khi dùng để chữa trị viêm da.[9]
Các loài thuộc chi Cà là nguồn thức ăn của ấu trùng một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (bướm và ngài).
Chi Cà do Carl Linnaeus đặt ra vào năm 1753.[10]
Danh sách dưới đây dựa trên cách phân loại truyền thống, kèm theo một số lưu ý.[10] Nhiều phân chi hoặc tổ có thể chưa chính xác; một số loài cần được xác minh lại.
Phân tích dữ liệu về trình tự DNA có thể giúp việc phân loại chính xác hơn.
Tổ Allophylla
Tổ Cyphomandropsis
Tổ Pachyphylla
Tổ Acanthophora
Tổ Androceras
Tổ Anisantherum
Tổ Campanulata
Tổ Crinitum
Tổ Croatianum
Tổ Erythrotrichum
Tổ Graciliflorum[cần kiểm chứng]
Tổ Herposolanum
Tổ Irenosolanum
Tổ Ischyracanthum
Tổ Lasiocarpa
Tổ Melongena
Tổ Micracantha
Tổ Monodolichopus
Tổ Nycterium
Tổ Oliganthes
Tổ Persicariae
Tổ Polytrichum
Tổ Pugiunculifera
Tổ Somalanum
Tổ Torva
Tổ Afrosolanum
Tổ Anarrhichomenum
Tổ Archaesolanum
Tổ Basarthrum
Tổ Benderianum
Tổ Brevantherum
Tổ Dulcamara
Tổ Herpystichum
Tổ Holophylla
Tổ Juglandifolia
Tổ Lemurisolanum
Tổ Lycopersicoides
Tổ Lycopersicon
Tổ Macronesiotes
Tổ Normania
Tổ Petota
Tổ Pteroidea
Tổ Quadrangulare
Tổ Regmandra
Tổ Solanum
Các loài từng được xếp vào chi Cà, nay đã chuyển sang các chi khác:
|first=
thiếu |last=
(trợ giúp)
Wikispecies có thông tin sinh học về Chi Cà |