Chi Lá ngón | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Gentianales |
Họ (familia) | Gelsemiaceae |
Chi (genus) | Gelsemium Juss., 1789[1] |
Loài điển hình | |
Gelsemium sempervirens (L.) J.St.-Hil., 1805[2][3] | |
Các loài | |
3. Xem bài. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Chi Lá ngón (danh pháp khoa học: Gelsemium) là một chi cây có hoa, trước đây xếp trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nay được xếp vào họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
Năm 1753, Carolus Linnaeus lần đầu tiên phân loại G. sempervirens như là Bignonia sempervirens,[3] dẫn chiếu tới Catesby (1729-1732)[4] và Plukenet (1691, 1696).[5][6]
Năm 1789, Antoine Laurent de Jussieu mô tả và thiết lập chi Gelsemium với dẫn chiếu tới Bignonia sempervirens của Linnaeus, nhưng ông không tạo ra tổ hợp tên gọi mới cho loài này.[1] Năm 1805, Jean Henri Jaume Saint-Hilaire thiết lập tổ hợp tên gọi mới Gelsemium sempervirens.[2] Cả ba mô tả đều dẫn chiếu tới tab. 53 trong quyển 1 sách The Natural History of Carolina, Florida and the Bahama Islands của Mark Catesby.[4] Mô tả của Catesby lấy theo Theatrum Botanicum (1640) của John Parkinson (1567-1650).[7]
Gelsemium là dạng Latin hóa của từ tiếng Ý gelsomino để chỉ cây hoa nhài.
Cây bụi hoặc dây leo mọc bò lan lung tung hoặc quấn. Lá mọc đối, hiếm khi mọc vòng; các lá kèm tiêu giảm thành một đường giữa các cuống lá; mép phiến lá nguyên. Chùm xim ở nách lá và đầu cành, nhiều hoa hoặc chùm từ ít hoa đến 1 hoa. Hoa mẫu 5. Lá đài xếp lợp, tràng hoa hình phễu; các thùy xếp lợp. Nhị đính ở đáy đến giữa ống tràng; chỉ nhị hình đai tới hình chỉ; các bao phấn hình trứng hẹp đến thuôn dài hẹp, từ không thò ra tới thò ra, 2 ngăn, đáy hình mũi tên. Bầu nhụy 2 ngăn, vài noãn mỗi ngăn. Vòi nhụy hình chỉ; đầu nhụy 4 khe. Quả nang hình trứng đến hình elipxoit hẹp, cắt vách, 4 mảnh vỏ, chứa vài hạt. Hạt có cánh.[8]
Chi này có ba loài cây bụi bò hoặc leo. Hai loài có gốc gác Bắc Mỹ, và một loài có gốc gác Trung Quốc và Đông Nam Á. Tất cả ba loài thuộc chi này đều có độc.
Người ta nhận thấy Gelsemium chứa các chất methoxyindole.[10][11][12]