Chi Mâm xôi

Chi Mâm xôi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Phân họ (subfamilia)Rosoideae
Liên tông (supertribus)Rosodae
Tông (tribus)Rubeae[1]
Chi (genus)Rubus
L.[2]
Các loài
Danh pháp đồng nghĩa

Batidaea (Dumort.) Greene

Comarobatia Greene[2]

Chi Mâm xôi (danh pháp khoa học: Rubus) là một chi lớn trong thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), phân họ Rosoideae. Tên gọi phổ biến cho các loài trong chi này là mâm xôi, ngấy, mắc hú, đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử, dâu rừng, v.v. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ là các tên gọi này có tương ứng với phân loại khoa học như đề cập dưới đây hay không. Phần lớn các loài có thân gỗ với gai nhọn giống như hoa hồng. Quả mâm xôi là dạng quả hợp của các quả hạch nhỏ.

Chi Rubus được cho là đã tồn tại từ khoảng 23,7 tới 36,6 triệu năm trước[3].

Các ví dụ về hàng trăm loài Rubus bao gồm:

Chi này cũng bao gồm hàng loạt các cây lai ghép, cả trong tự nhiên lẫn do con người tạo ra, chẳng hạn như Rubus × loganobaccus.

Xem thêm: Danh sách côn trùng cánh vẩy phá hại mâm xôi

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Rubus caesius
Rubus idaeus
2 loại dâu rừng. Loại màu đỏ bên trái là Rubus idaeus, quả mọng màu đen bên phải là Rubus fruticosus.

Chi Rubus là một chi rất phức tạp, cụ thể là trường hợp của phân chi Rubus, với các dạng đa bội, lai ghép và các dạng tiếp hợp vô tính ngẫu nhiên dường như thường xuyên xảy ra, làm cho phân loại loài với sự biến thiên lớn trong phân chi trở thành một trong những thách thức lớn đối với thực vật học hệ thống.

Các loài mâm xôi có số nhiễm sắc tể cơ sở là 7. Các dạng đa bội từ nhị bội (14 nhiễm sắc thể) tới thập tứ bội (98 nhiễm sắc tể) luôn tồn tại.

Một vài xử lý đã công nhận hàng chục loài cho mỗi cái mà các nhà thực vật học tương đối chuyên nghiệp từng coi là một loài tương đối biến thiên. Ngược lại, các loài trong các phân chi khác của chi Rubus nói chung là khác biệt, nhưng vẫn bị tranh cãi là chúng có phải một loài hay không, chẳng hạn như mâm xôi đỏ châu Âu và mâm xôi đỏ Mỹ là một loài hay hai. (Trong bài này, quan điểm 2 loài được tuân theo, với Rubus idaeusR. strigosus đều được công nhận; nếu chỉ coi là một loài thì tên gọi cũ hơn R. idaeus có ưu thế trong việc chọn tên khoa học cho loài theo nghĩa rộng.)

Các dữ liệu phân tử đã thực hiện việc phân loại lại dựa trên phân bố địa lý và số nhiễm sắc thể, nhưng các dữ liệu hình thái học như cấu trúc lá và thân cây lại dường như không tạo ra sự phân loại như kiểu của phát sinh chủng loài[4]

Phân loại trong bài này công nhận 13 phân chi trong phạm vi chi Rubus, với phân chi lớn nhất (Rubus) được chia ra thành 12 tổ. Các ví dụ được đưa ra cho từng đơn vị phân loại, nhưng còn nhiều loài không được đề cập tại đây.

Thư viện hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Rubus”. GRIN. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. ngày 5 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ a b Rubus L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 5 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ Rosales
  4. ^ Lawrence A. Alice, Christopher S. Campbell (1999). “Phylogeny of Rubus (rosaceae) based on nuclear ribosomal DNA internal transcribed spacer region sequences”. American Journal of Botany. 86: 81–97. doi:10.2307/2656957.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan