Rubus parviflorus

Rubus parviflorus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Rubus
Loài (species) R. parviflorus
Hoa của R. parviflorus
Bụi lá

Không được nhầm lẫn với Rubus rosifolius, cũng được gọi là thimbleberry

Rubus parviflorus, hay còn thường được gọi là thimbleberry[1], là một loài thực vật có hoa thuộc chi Mâm xôi.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

R. parviflorus có nguồn gốc từ vùng phía tây Bắc Mỹ, trải dài từ Alaska đến các bang ở phía nam như California, New Mexico, Chihuahua, thậm chí là tới San Luis Potosí (bang của Mexico). Phạm vi của nó còn kéo dài về phía đông đến dãy núi Rocky và không liên tục ở vùng Ngũ Đại Hồ. R. parviflorus thường phát triển ở độ cao từ 0 đến 3.000 m[2][3].

Môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

R. parviflorus thường mọc ven đường, trong các trảng cỏ và các khu rừng, kể cả các vùng ven biển, hay bất kỳ nơi nào ẩm ướt. R. parviflorus được tìm thấy trong các quần thể thực vật bao gồm Dryopteris arguta, Trillium ovatumSmilacina racemosa[4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

R. parviflorus là một cây bụi rụng lá, tán dày đặc, cao tới 2,5 mét, vỏ màu xám, dễ tróc. Thân cây có đường kính không quá 1,5 cm, cây con mọc từ thân rễ cây mẹ. Không giống như nhiều thành viên khác trong chi, R. parviflorus lại không có gai. Lá như hình lòng bàn tay, mỏng, có 5 tới 7 thùy, rộng đến 20 cm (lớn hơn nhiều so với hầu hết các loài khác trong chi). Hoa có đường kính từ 2 đến 6 cm, với 5 cánh hoa màu trắng với nhiều nhị hoa màu vàng nhạt, nở vào tháng 5 và 6. Hoa của R. parviflorus cũng lớn hơn nhiều so với các loài Rubus, trong khi cái tên parviflorus trong tiếng Latin nghĩa là "hoa nhỏ", thật là một sự nhầm lẫn. Quả hạch ăn được, đường kính khoảng 1 cm, khi chín có màu đỏ tươi, vào giữa đến cuối hè (tháng 7 - 9)[5][6][7][8][9].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Quả của R. parviflorus rất mềm, nhiều hạt, nên không thể đóng gói để vận chuyển, vì vậy R. parviflorus không được trồng thương mại. Tuy nhiên, dân địa phương thường thu nhặt quả dại để ăn sống, phôi khô trữ đông, làm mứt[10].

R. parviflorus chủ yếu được trồng như cây cảnh bởi vì hoa thơm và màu lá đỏ khi về thu[11]. Nhiều bộ phận của R. parviflorus được sử dụng trong y học của người Mỹ bản xứ[11][12][13].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Rubus parviflorus". Germplasm Resources Information Network (GRIN). Agricultural Research Service (ARS), United States Department of Agriculture (USDA)
  2. ^ Sullivan, Steven. K. (2015). "Rubus parviflorus". Wildflower Search
  3. ^ "Rubus parviflorus". PLANTS Database. United States Department of Agriculture; Natural Resources Conservation Service (2015)
  4. ^ C. Michael Hogan. 2008. Coastal Woodfern (Dryopteris arguta), GlobalTwitcher, ed. N. Stromberg
  5. ^ “Flora of North America, Rubus parviflorus Nuttall, 1818. Thimbleberry”.
  6. ^ Klinkenberg, Brian (Editor) (2014). "Rubus parviflorus Lưu trữ 2017-11-07 tại Wayback Machine". E-Flora BC: Electronic Atlas of the Plants of British Columbia [eflora.bc.ca]. Lab for Advanced Spatial Analysis, Department of Geography, University of British Columbia, Vancouver.
  7. ^ Giblin, David (Editor) (2015). "Rubus parviflorus". WTU Herbarium Image Collection. Burke Museum, University of Washington
  8. ^ "Rubus parviflorus". Jepson eFlora: Taxon page. Jepson Herbarium; University of California, Berkeley. (2015)
  9. ^ “Native Plants PNW: Thimbleberry, Rubus parviflorus”.
  10. ^ “Ethnobotany, University of Michigan”.
  11. ^ a b “US Forest Service Fire Ecology”.
  12. ^ “Native American Ethnobotany (University of Michigan - Dearborn) — for Rubus parviflorus”.
  13. ^ Holly, Henry (ngày 18 tháng 8 năm 2014). "Thimbleberry". The Northwest Forager™
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Một ma thần chưa rõ danh tính đang ngủ say tại quần đảo Inazuma
Giai đoạn Orobashi tiến về biển sâu là vào khoảng hơn 2000 năm trước so với cốt truyện chính, cũng là lúc Chiến Tranh Ma Thần sắp đi đến hồi kết.
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Nhìn lại cú bắt tay vĩ đại giữa Apple và NVIDIA
Trong một ngày đầu năm 2000, hai gã khổng lồ công nghệ, Apple và NVIDIA, bước chân vào một cuộc hôn nhân đầy tham vọng và hứa hẹn
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này