Chi Thuốc lá (danh pháp khoa học: Nicotiana) là một chi thực vật có hoa, bao gồm các loại cây thân thảo và cây bụi thuộc họ Cà (Solanaceae), bản địa khu vực châu Mỹ, Australia, tây nam châu Phi và nam Thái Bình Dương, nhưng ngày nay đã du nhập rộng khắp thế giới. Một số loài Nicotiana, nói chung được gọi là cây thuốc lá/thuốc lào, được gieo trồng làm cây cảnh nhưng loài cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) thì được gieo trồng rộng khắp thế giới để sản xuất thuốc lá cũng như các sản phẩm khác từ cây thuốc lá.
Từ nicotiana (cũng như nicotin) được đặt theo tên Jean Nicot, đại sứ Pháp tại Bồ Đào Nha, người vào năm 1559 đã gửi nó trong vai trò của một cây thuốc chữa bệnh tới triều đình Pháp dưới thời Catherine de' Medici[9].
Mặc dù chứa nhiều nicotin và/hoặc các hợp chất khác như germacren và anabasin hay các ancaloit khác như nhóm piperidin (tùy từng loài) để chống lại phần lớn các loài động vật ăn cỏ[10], nhưng một loạt các loài động vật đã tiến hóa để có thể ăn các loài Nicotiana mà không chịu thương tổn gì. Tuy nhiên, thuốc lá/thuốc lào là không ngon đối với nhiều loài động vật và vì thế một số loài thuốc lá (chủ yếu là thuốc lá cây, N. glauca) đã trở thành loài xâm hại ở một số khu vực.
Các loài Lepidoptera mà dạng sâu bướm của chúng ăn Nicotiana, chủ yếu từ họ Noctuidae và một số thuộc họ Sphingidae, bao gồm:
Vài loài Nicotiana, như N. sylvestris[11], N. alata[12][13] hay N. langsdorffii được trồng làm cây cảnh, thường được gọi là cây thuốc lá hoa hay yên thảo[2][14]. Chúng là những cây nở hoa buổi chiều với mùi thơm cuốn hút các loài Sphingidae cũng như các động vật thụ phấn khác. Trong khu vực ôn đới chúng là những cây một năm chịu lạnh cấp 9a-11[15].
Các giống cây trồng lai ghép như Domino Series[16] và Lime Green[13] đã từng giành giải Award of Garden Merit của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (Royal Horticultural Society).
Các giống cây trồng trong vườn có nguồn gốc từ N. alata (như các loạt Niki và Saratoga) và gần đây hơn là từ Nicotiana x sanderae (như các loạt Perfume và Domino)[14].
^ abcdefghijklmnopqrKnapp et al. (2004) Nomenclatural changes and a new sectional classification in Nicotiana (Solanaceae) Taxon. 53(1):73-82.
^ abBot, Ann (2003). Molecular Systematics, GISH and the Origin of Hybrid Taxa in Nicotiana (Solanaceae). 92. tr. 107–127. doi:10.1093/aob/mcg087.
^Clausen, R.E. (1928) Interspecific hybridization in Nicotiana. VII. The cytology of hybrids of the synthetic species, digluta, with its parents, glutinosa and tabacum. Univ. Cal. Pub. Botany. 11(10):177-211.
^“GRIN Species Records of Nicotiana”. Oxford Journals. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2010.
Panter, K.E.; Keeler, R.F.; Bunch, T.D. & Callan, R.J. (1990): Congenital skeletal malformations and cleft palate induced in goats by ingestion of Lupinus, Conium and Nicotiana species. Toxicon28 (12): 1377-1385.PMID 2089736 (HTML abstract)
Ren, Nan & Timko, Michael P. (2001): AFLP analysis of genetic polymorphism and evolutionary relationships among cultivated and wild Nicotiana species. Genome44(4): 559-571. doi:10.1139/gen-44-4-559PDF fulltextLưu trữ 2012-12-05 tại Archive.today