Bài viết này trong loại bài Kinh tế học |
Các nền kinh tế theo vùng |
Đề cương các chủ đề |
---|
Phân loại tổng quát |
Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô |
Các phương pháp kỹ thuật |
|
Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực |
Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa |
Danh sách |
Chủ đề Kinh tế học |
Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Bởi tính không thể thay đổi nên nó không phải là chi phí khác biệt.
Theo nguyên tắc về quyết định khi cân nhắc, so sánh chi phí, chỉ có chi phí khác biệt là quan trọng trong việc ra quyết định nên chi phí chìm có thể bỏ qua.[1]
Những người có quyền ra quyết định thường sai lầm ở chỗ không nhận ra được rằng chi phí chìm không thể bù đắp được. Xuất phát từ việc họ không muốn phải gánh chịu những rắc rối khi xúc tiến phương án thay thế. Đơn giản là vì việc xúc tiến phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của chính họ hay cấp trên; dẫn đến sợ mất mặt. Tuy nhiên, các nhân tố vô hình này của họ sẽ dẫn đến các thiệt hại hữu hình, nhất là về tài chính và cơ hội.
Chi phí chìm cũng giải thích tại sao nhiều nhà quản lý tỏ ra khó thay đổi, chậm chạp khi đối mặt với những quyết định tuyển dụng tệ hại. Họ tuyển dụng và đầu tư đào tạo cho những nhân sự không làm được việc dù có đào tạo và huấn luyện như thế nào đi nữa. Thay vì giải quyết êm thấm cho quyết định tuyển dụng tệ hại này, các nhà quản lý thường ra một quyết định tệ hại khác: đầu tư thêm thời gian cho việc huấn luyện và đào tạo với hy vọng sẽ có sự thay đổi hoàn toàn.
Những quyết định tuyển dụng tệ hại là khó khăn lớn nhất cần khắc phục trong các tổ chức.[2].
Giải pháp tốt nhất là xây dựng môi trường dân chủ, thông tin tốt, công khai vấn đề. Sau đây là một vài biện pháp thực hiện:
Người ta thường nhắc đến các chi phí trùng hợp cho cùng một mục đích, song chỉ có một loại là thực sự cần thiết để minh chứng cho chi phí chìm.