Chuyến tàu mang tên dục vọng (phim)

Chuyến tàu mang tên dục vọng
Áp phích phim.
Đạo diễnElia Kazan
Tác giảTennessee Williams
Sản xuấtCharles K. Feldman
Diễn viênVivien Leigh
Marlon Brando
Kim Hunter
Karl Malden
Quay phimHarry Stradling Sr.
Dựng phimDavid Weisbart
Âm nhạcAlex North
Phát hànhWarner Bros.
Công chiếu
18 tháng 9 năm 1951 (US)
Thời lượng
Theatrical release:
122 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh

Chuyến tàu mang tên dục vọng (tựa gốc: A Streetcar Named Desire) là một bộ phim năm 1951 dựng theo vở kịch cùng tên của Tennessee Williams. Bộ phim do Elia Kazan đạo diễn, đồng thời là đạo diễn sân khấu, vai chính Marlon Brando, Vivien Leigh, Kim HunterKarl Malden; tất cả trừ Leigh đều tham gia vở kịch ở Broadway, còn Leigh diễn vai chính ở West End. Phim được hãng Warner Bros. phát hành, đạo diễn Williams đồng thời là biên kịch, nhưng có ít nhiều sửa đổi, lược bỏ những cảnh tình dục đồng giới.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện bắt đầu khi Blanche DuBois tới ở nhờ nhà em gái là Stella Kowalski và chồng là Stanley Kowalski. Blanche DuBois, một giáo viên từ các bang miền Nam, vừa bị đổ vỡ gia đình và bán đấu giá tài sản, là một "tiểu thư lãng mạn kiểu Pháp" điển hình, từ cái tên cho tới cách cô nói merci khi cảm ơn. Hoặc hơn nữa như hành động ngước nhìn và chào mặt trăng khi cô đang đứng nói chuyện cùng một kẻ tán tỉnh mình. Stanley Kowalski hoàn toàn ngược lại, một con người thô lỗ và cục cằn. Khác với chị gái, Stella là một phụ nữ bình thường. Hoặc cũng có thể cô đã cũng từng mơ mộng và kiêu kỳ.

Trước khi Blanche tới, Stanley và Stella sống một cuộc sống bình thường trong khu phố lao động. Sự xuất hiện của Blanche làm đảo lộn cuộc sống của họ. Cô và Stanley là hai con người không thể hòa hợp, và Blanche cũng không thích hợp với cuộc sống ở khu phố này. Vì Blanche, Stanley cãi nhau với bạn và cũng vì Blanche, Stanley cãi nhau với vợ. Stanley dửng dưng hoặc khó chịu trước những điệu bộ của bà chị vợ, còn Blanche thì sợ hãi trước những hành động thô lỗ của Stanley. Xung đột, mâu thuẫn giữa Blanche và Stanley ngày một gia tăng khi Stanley phát hiện ra quá khứ tội lỗi của Blanche. Stanley tìm cách tống khứ Blanche ra khỏi nhà bằng món quà sinh nhật cho Blanche - tấm vé tàu trở về nhà. Stella bênh vực chị, mong muốn cho Blanche tìm nơi che chở ở Mitch (Karl Malden), một người bạn của Stanley có cảm tình với Blanche. Không may mắn, Mitch cuối cùng đã biết được sự thật về quá khứ của Blanche, từ bỏ ý định kết hôn với cô. Blanche càng trở nên cô đơn, ức chế và tổn thương bởi hành động bất hòa của Stanley. Đêm Stella vào bệnh viện sinh và ở lại viện vì vẫn trong cơn đau chờ đẻ, Stanley trở về nhà lúc đêm muộn để chợp mắt. Cuộc đối đầu của Blanche và Stanley rơi vào đỉnh điểm căng thẳng. Stanley nhận ra Blanche đang có những ảo tưởng. Nhưng anh ta không thương hại Blance mà tìm cách phá tan những ảo tưởng của Blanche. Còn Blanche thì rơi vào trạng thái tinh thần kích động đến độ nảy sinh hoang tưởng rằng mình đã bị Stanley cưỡng hiếp. Kết thúc, Blanche trở nên điên loạn phải vào bệnh viện tâm thần. Stella không tin vào câu chuyện Blanche kể, nhưng trong trạng thái căng thẳng, không biết phải làm gì, và đổ lỗi cho Stanley vì đã đẩy chị gái vào tình cảnh điên loại, cô đã bỏ trốn cùng đứa con. Stanley gào thét gọi "Stellaaaaaaaa!!!!" đến bất tận.

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Vivien Leigh vai Blanche DuBois trong Chuyến tàu mang tên dục vọng.

Giải thưởng và vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Oscar

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim có 12 đề cử giải Oscar, trong đó giành được 4 giải.[1]

Giải thưởng Nghệ sĩ đoạt giải
Nam phụ xuất sắc nhất Karl Malden
Nữ chính xuất sắc nhất Vivien Leigh
Nữ phụ xuất sắc nhất Kim Hunter
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc Richard Day
George Hopkins
Đề cử
Nam chính xuất sắc nhất Marlon Brando
Quay phim xuất sắc nhất Harry Stradling
Thiết kế trang phục Lucinda Ballard
Đạo diễn xuất sắc nhất Elia Kazan
Phim hay nhất Charles K. Feldman
Nhạc phim hay nhất Alex North
Âm thanh hay nhất Nathan Levinson
Kịch bản chuyển thể hay nhất Tennessee Williams

Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1999, Chuyến tàu mang tên dục vọng được chọn để bảo tồn trong Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ vì "tính văn hoá, lịch sử và tín hiệu thẩm mĩ".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NY Times: A Streetcar Named Desire”. NY Times. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Tiền nhiệm:
n/a
Giải đặc biệt của Ban Giám khảo (Liên hoan phim Venezia)
1951
Kế nhiệm:
The Lovers
đồng giải thưởng với La sfida

Louisiana

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu
Oxytocin - Hormone của tình yêu, lòng tốt và sự tin tưởng
Oxytocin - Hormone của tình yêu, lòng tốt và sự tin tưởng
Trong bài viết này, mình muốn giới thiệu đến các bạn một hormone đại diện cho thứ cảm xúc
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Những hình ảnh liên quan đến Thiên Không và các manh mối đáng ngờ xung quanh Childe
Thread này sẽ là sự tổng hợp của tất cả những mối liên kết kì lạ đến Thiên Không Childe có mà chúng tôi đã chú ý đến trong năm qua