Coris picta

Coris picta
Một nhóm C. picta
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Coris
Loài (species)C. picta
Danh pháp hai phần
Coris picta
(Bloch & Schneider, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrus pictus Bloch & Schneider, 1801
  • Coris semicincta Ramsay, 1883

Coris picta là một loài cá biển thuộc chi Coris trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh của loài này trong tiếng Latinh có nghĩa là "được tô vẽ", hàm ý đề cập đến dải sọc đen ở hai bên thân của chúng[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

C. picta được ghi nhận dọc theo bờ biển đông nam của Úc (từ phía nam bang Queensland trải dài xuống bang New South Wales, đôi khi đến phía đông bang Victoria); các đảo và rạn san hô trên biển Tasman (bao gồm đảo Lord Howe, đảo Norfolk, rạn san hô Elizabethrạn san hô Middleton); phía bắc New Zealandquần đảo Kermadec; Nouvelle-Calédoniequần đảo Chesterfield[1].

C. picta sống gần các rạn san hô hay đá ngầm có sự phát triển phong phú của tảo ven bờ, độ sâu đến ít nhất là 25 m[3]. Ở Chesterfield, loài này được thu thập từ độ sâu 84 m[1].

Coris musume, một loài có phạm vi ở Tây Bắc Thái Bình Dương, trước đây đã được xác định nhầm là C. picta, vì hai loài có kiểu hình khá giống nhau. Theo Kuiter, cả hai nhiều khả năng là những loài chị em với nhau, mặc dù Randall và Araga đã xem C. musumedanh pháp đồng nghĩa của C. picta vào năm 1978[1].

C. pictachiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 25 cm[3]. Cá trưởng thành có màu trắng với một dải sọc đen từ mõm băng ngang mắt, kéo dài thành một dải sọc hình răng lược theo chiều dài cơ thể đến cuống đuôi. Đỉnh đầu có một dải màu cam chạy dọc theo gốc vây lưng. Vây đuôi màu vàng tươi, sáng màu hơn so với các vây còn lại. Dải đen ở cá con không có răng lược và kéo dài đến giữa vây đuôi[4][5].

Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12.

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. picta là các loài động vật giáp xác, và cá con có thể dọn ký sinh bám trên cơ thể các loài cá lớn hơn[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e D. Pollard; J. H. Choat; B. Russell; R. Myers (2010). Coris picta. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187679A8598594. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187679A8598594.en. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Coris picta trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Joe Shields (biên tập). Coris picta Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Dianne J. Bray (2019). “Comb Wrasse, Coris picta (Bloch & Schneider 1801)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan