Giản Chi | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Hữu Văn |
Ngày sinh | 1904 |
Nơi sinh | Làng Cót |
Rửa tội | |
Mất tích | |
Mất | |
Ngày mất | 22 tháng 10, 2005 |
Nơi mất | Quận 4 |
An nghỉ | |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | nhà văn, nhà thơ, giáo viên, dịch giả |
Gia đình | |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Bút danh | Giản Chi |
Nguyễn Hữu Văn (1904 - 22 tháng 10 năm 2005), thường được biết đến với bút danh Giản Chi, là học giả, nhà văn, nhà giáo, nhà thơ và là một dịch giả Việt Nam. Ông là bạn tâm giao của Nguyễn Hiến Lê, một học giả nổi tiếng khác.
Giản Chi sinh năm Giáp Thìn (1904), quê ở làng Yên Quyết (làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông theo Nho học từ nhỏ. Năm 14 tuổi đỗ khóa sinh, vào học trường Bưởi.
Tốt nghiệp Cao đẳng công chính Hà Nội, ông vào làm ngành bưu điện tại Lai Châu, Sơn La, tỉnh Hải Dương. Lúc này ông cộng tác với một số tờ báo ở Hà Nội.
Khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông đem ruộng đất cho cách mạng và ủng hộ tài vật cho kháng chiến. Sau đó ông đem gia đình tản cư lên miền thượng du, đến vùng Hoàng Lưu, sông Vàng, ngụ tại Thanh Oai.
Năm bốn mươi tuổi, ông có hai câu thơ nói về quãng đời phiêu bạt của mình:
Ông có làm thơ đăng báo từ năm 1940, nhưng đến năm 1994 mới in thành tập "Tấc lòng". Ông từng nói: "Duyên làm thơ của tôi bắt nguồn từ cảnh đẹp trên đường Cổ Ngư hồi còn đi học. Nó đeo đuổi tôi mãi đến lúc đầu đã bạc vẫn vương vấn mấy câu: Gió đông mơ dáng hoa đào - trà Phương Bối đậm nhớ Sao Trên Rừng".
Năm 1954, ông di cư vào Nam. Tại Sài Gòn, ông làm viên chức, dạy đại học, viết nhiều sách về triết học và văn học cổ Trung Hoa. Lúc này ông thân với Nguyễn Hiến Lê, hai người cộng tác viết và dịch nhiều sách giá trị như "Chiến quốc sách", "Sử ký Tư Mã Thiên", "Đại cương triết học Trung Quốc"...
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông tiếp tục viết nhưng không nhiều như trước.
Đến 14 giờ 55 phút chiều 22 tháng 10 năm 2005, ông qua đời tại nhà riêng ở quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 102 tuổi.
Học giả Nguyễn Hiến Lê, đồng nghiệp và là người bạn tâm giao (cũng là anh em bạn rể), đã có những lời nhận xét khá thú vị về con người Giản Chi cũng như thơ của ông: