Gorgias | |
---|---|
Sinh | 485 TCN Lentini, Ý |
Mất | 380 TCN Thessalia, Hy Lạp |
Thời kỳ | Triết học Hy Lạp cổ đại |
Vùng | Triết học phương Tây |
Trường phái | Chủ nghĩa ngụy biện |
Đối tượng chính | Bản thể học, thuật hùng biện nhận thức luận, thuyết tương đối tinh thần |
Tư tưởng nổi bật | Paradoxologia |
Ảnh hưởng bởi | |
Ảnh hưởng tới |
Gorgias (/ˈɡɔːrdʒiəs/; tiếng Hy Lạp: Γοργίας, [ɡorɡíaːs]; 485 TCN – 380 TCN),[1] là nhà triết học người Hy Lạp. Ông là nhân vật chính trong đối thoại Gorgias do Plato viết.
Gorgias làm đại sứ tại Athens vào năm 427 TCN. Về sau, ông ở đây để có thể giảng dạy về ngữ nghĩa học. Ông ra đi khi có tuổi thọ rất cao, khoảng 105 tuổi.
Gorgias là người đầu tiên đưa ngữ điệu văn xuôi và lời nói thông tục vào những lời tranh luận của mình. Ông là một nhà ngụy biện có danh tiếng. Tuy theo học triết học với Empedocles, nhưng ông lại chịu ảnh hưởng từ Zeno thành Elea. Gorgias là một người uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khác nhauː vật lý, tu từ học,...[2]
Quan điểm của Gorgias đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của triết học không phải là nghiên cứu và khám phá về thế giới xung quanh bản thân con người mà chỉ là trở thành một môi trường để con người thi thố tài năng biện luận với nhau. Điều này rất hợp lý đối với một nhà ngụy biện như Gorgias bởi Gorgias cũng như nhiềuu nhà ngụy biện khác đều đề cao khả năng biện luận (chính vì vậy họ có đóng góp lớn cho tu từ học).
Triết học mà Gorgias sáng tạo nên là triết học hư vô. Gorgias đã đề cập đến 3 mệnh đề, đó là:
Đây là một tư tưởng mang tính duy tâm.
Lập luận của Gorgias cho vân đề này như sauː[3]
Từ 4 lập luận trên, Gorgias đi đến kết luận là không có tồn tại và cũng không có cả không tồn tại luôn. Tức là chẳng có cái nào tồn tại cả.
Nguyên tắc của Gorgias khi nghiên cứu nhận thức luận làː
“ |
Tư duy không cần có đối tượng, không cần có tồn tại, tồn tại không được sử dụng và không được nhận thức |
” |
So sánh một chút, Parmenides có đưa ra quan điểm là "mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại".
Ta thấy một điểm khác biệt lớn trong quan điểm nhận thức luận của hai nhà triết học Hy Lạp này. Nếu Parmenides cho rằng tư duy và đối tượng của tư duy không thể nào chia cắt nhau thì Gorgias đã chia tư duy và đối tượng của tư duy ra làm hai. Ý kiến trên của Gorgias chưa đủː
“ |
Người ta có thể tư duy mà không cần đến tồn tại bởi vì tư duy của chúng ta có thể tư duy về những cái không thể nào có trên thực tế |
” |
— Gorgias |
“ |
Cho rằng thậm chí có tồn tại thì cũng không thể nhận thức được tồn tại vì vậy coi như tồn tại không có |
” |
— Gorgias |
“ |
Tồn tại phụ thuộc vào việc chúng ta có thể tư duy hay về việc tư duy về nguyên tắc là mâu thuẫn |
” |
— Gorgias |
Những ý kiến trên không chỉ cho thấy Gorgias phủ nhận cái tồn tại như thế nào mà còn cho thấy tính duy tâm chủ quan khi cho rằng tồn tại phụ thuộc vào tư duy.
Ấy mới chỉ là nguyên tắc thứ nhất. Nguyên tắc thứ hai của ông đó là "mọi ý kiến đều sai lầm". Bản chất nguyên tắc này là nhận thức cái không thể nào biểu đạt. Để có thể đi tới bản chất đó, ta cần 3 hiện tượng sauː
Kết luận lại, mọi biểu đạt đều là sai lầm.
Gorgias đánh giá rất cao sức mạnh của ngôn ngữː
“ |
Lời nói có sức mạnh tác động đến trạng thái tâm hồn giống như thành phần thuốc tác động đến cơ thể. Giống như các loại thuốc khác nhau tống khứ những thứ dịch khác nhau ra khỏi cơ thể, một số diệt bệnh tật, một số khác diệt sự sống, lời nói cũng vậyː một số cho người nghe đỡ buồn, số khác an ủi, số thứ ba là sợ hãi, số thứ tư khơi dậy lòng dũng cảm, số thứ năm làm cho tâm hồn trở nên độc hại |
” |
Không chỉ có vậy, sớc mạnh của phương pháp thuyết phục của nghệ thuật hùng biện cũng được Gorgias đánh giá caoː
“ |
Nghệ thuật thuyết phục con người cao hơn nhiều mọi thứ nghệ thuật khác, vì nó làm cho mọi người trở thành nô lệ của mình một cách tự nguyện, chứ không phải bằng cưỡng bức |
” |
Nếu thuật ngữ sophism (chủ nghĩa ngụy biện) được hiểu theo nghĩa khá tích cực nếu ta nghiên cứu Protagoras thì ta sẽ phải hiểu thuật ngữ này một cách rất tiêu cực nếuu tìm hiểu Gorgias. Đối với Gorgias, triết học chỉ là sân chơi của các trò chơi của trí tuệ. Dù sao, sự dối trá ở đây là sự thông minh vì kẻ bị lừa ít thông minh hơn kẻ đi lừa.
Tác phẩm còn tồn tại đến bây giờ của Gorgias là: