Họ Cá chìa vôi, danh phápSyngnathidae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "quai hàm hợp lại" - syn nghĩa là hợp lại, cùng nhau, và gnathus nghĩa là quai hàm. Đặc điểm quai hàm hợp lại là phổ biến trong toàn bộ họ này.[2] Họ này được xếp trong bộ Syngnathiformes.[3]
Trong tiếng Việt, tên chìa vôi của loài cá này do ngư dân dùng để gọi dựa trên cảm quan về hình dáng chủ yếu là dựa vào cái miệng dài như cái chìa vôi, một dụng cụ quệt vôi ăn trầu.[4]
Các loài trong họ cá chìa vôi chủ yếu sinh sống trong các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Phần lớn các loài sinh sống tại các vùng nước nông ven bờ, nhưng có một vài loài sống ngoài biển khơi, đặc biệt tại khu vực gắn liền với các thảm tảo mơ (Sargassum). Các đặc điểm cơ bản của chúng là mõm thuôn dài, các quai hàm hợp lại, không có vây chậu, các tấm xương dày dạng giáp che phủ phần đầu. Lớp giáp tạo ra cho chúng một cơ thể cứng, sao cho chúng phải bơi bằng cách xòe rộng các vây của mình. Kết quả là chúng bơi khá chậm chạp so với các loài cá khác, nhưng có khả năng kiểm soát chuyển động của mình với độ chính xác cao, bao gồm cả lơ lửng tại chỗ trong suốt một thời gian dài.[5]
Điểm độc đáo ở các loài cá này là sau khi cá cái đẻ trứng thì cá đực thụ tinh cho các quả trứng và mang chúng trong suốt thời kỳ ấp trứng. Có một vài phương pháp để chúng làm điều này. Cá ngựa đực có một túi chuyên biệt hóa ở bụng để chứa trứng, hải long đực thì gắn trứng vào đuôi còn cá chìa vôi đực thì tùy theo loài mà có các cách đựng trứng theo kiểu này hay kiểu khác.[6]
Trong ấn bản lần 5 của Fishes of the World năm 2016, họ này bao gồm 2 phân họ là Syngnathinae và Hippocampinae.[7] Tuy nhiên, nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2017 của Hamilton et al. (2017) cho rằng Hippocampinae (gồm Hippocampus và có thể mở rộng để bao gồm cả Acentronura, Amphelikturus, Idiotropiscis và chi tuyệt chủng Hippotropiscis) lồng sâu trong Syngnathinae và họ chia các chi còn loài sinh tồn thành 2 phân họ Nerophinae và Syngnathinae như sau.[8]
^Sara A. Lourie, Amanda C.J. Vincent và Heather J. Hall: Seahorses: An Identification Guide to the World's Species and their Conversation. London: Project Seahorse, 1999
^ abChủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Syngnathidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
^“Seahorses and their relatives”. NSW Department of Primary Industries - Fisheries. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa
Thuật ngữ “thao túng cảm xúc” (hay “tống tiền tình cảm/tống tiền cảm xúc”) được nhà trị liệu Susan Forward đã đưa ra trong cuốn sách cùng tên