*H2éwsōs hoặc *haéusōs (PIE: *h2éusōs, *haéusōs và nhiều biến thể khác; lit. 'bình minh') là tên gọi của nữ thần bình minh trong thần thoại Ấn-Âu cổ đã được các nhà ngôn ngữ học phục nguyên dựa trên bằng chứng so sánh ngôn ngữ.[1]
Phụ chú: Dấu * đứng trước một từ in nghiêng biểu thị rằng từ đó được phục nguyên dựa trên phương pháp so sánh lịch sử, một phương pháp được vận dùng rất phổ biến trong ngành ngôn ngữ học lịch đại
Vệ Đà: Uṣás (उषस्), nữ thần bình minh, và là nữ thần được nhắc tới nhiều nhất trong kinh Rigveda với tổng cộng 21 bài tụng ca,[2][5]
Avesta: Ušå, được tôn vinh trong một đoạn văn của kinh Avesta (Gāh 5. 5),[2] và Ušahina, một vị Thiên sứ phân định thời điểm nửa đêm với thời điểm các vì sao xuất hiện trên bầu trời đêm.[6]
Văn học Hy Lạp cổ đại: các mảnh trước tác còn sót lại của Panyassis thành Halicarnassus sử dụng các tính ngữ Eoies ("Anh ấy thuộc về Bình minh") và Aoos ("người đàn ông của Bình minh") khi nói về Adonis, rất có thể đang ám chỉ tới nguồn gốc Cận Đông của chàng;[11][12][13] con trai của Eos tên là Aoos;[14]
Mycenae: từ a-wo-i-jo (Āw(ʰ)oʰios; Ἀϝohιος)[a][16] đã được chứng thực trong một bia ký khai quật từ Pylos; dường như là tên riêng của người chăn cừu mang nghĩa "bình mình",[17][18][19][20] hoăc được viết ở dạng tặng cách là Āwōiōi;[21]
Italic: *Ausōs> *Ausōs-ā (âm a ở cuối có thể đã phát sinh bởi vì từ này thuộc giống cái),[22]
La Mã: Aurōra, sở hữu các thuộc tính rất giống với phiên bản bên Hy Lạp; song mô-típ gốc của *h2éwsōs dường như được bảo tồn trong hình tượng nữ thần Mater Matuta;[5][2]Eous hoặc Eoös, một từ hay được dùng trong thi ca mang nghĩa 'phía đông', đã được chứng thực trong tác phẩm Pharsalia của Lucan,[23] trong tác phẩm Fabulae của Hyginus, trong thiên sử thi Titanomachy,[24] và là tên của một con ngựa trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid,[25][26][b]
Litva: Aušrinė, hiện thân của Sao Mai (Sao Kim), tương truyền cứ bắt đầu ngày mới lại thắp một ngọn lửa cho vầng thái dương;[5]Aušra (đôi khi là Auska), nữ thần mặt trời mọc,[38] tên của bà thường được dùng để đáp một câu đố dân gian Balt về một thiếu nữ đánh rơi mất chìa khóa;[39] và Auštra (được giải nghĩa là "bình minh" hoặc "gió đông bắc"), một nhân vật trong truyện ngụ ngôn canh giữ cổng lên thiên đàng,[40]
Latvia: Auseklis (ausa "bình minh" ghép với hậu tố -eklis),[41] hiện thân của Sao Mai, và là một nữ thần không sẵn lòng với bình minh;[5] các tên riêng nữ tính bao gồm Ausma và Austra;[42][43] các từ ausma và ausmiņa bao hàm nghĩa "Morgendämmerung" ('bình minh, rạng đông');[44]
Ba Lan: Jutrzenka hoặc Justrzenka;[47][45]Séc: Jitřenka,[48] tên gọi và hiện thân của Sao Mai và Sao Hôm,
Polabia: Jutrobog (Latinh: Jutry Bog hoặc Jutrny Boh), nghĩa đen là "Thần Buổi Sáng", là một vị thần được nhắc đến bởi các nhà sử học Đức vào thế kỷ 18,[49] và Jüterbog: một thị trấn tọa lạc ở miền Bắc nước Đức được đặt theo tên vị thần Slav,[49]
Trong quá khứ, người Kashubia (một nhóm dân tộc tại Ba Lan) từng thờ phụng thần Jastrzebog và nữ thần Jastra, tục này cũng xuất hiện tại Jastarnia, và đây cũng chính là nguồn gốc tên gọi ngày Phục Sinh trong tiếng Kashubia, ngày Jastrë. Những cái tên này dường như có quan hệ với tên của thần Polabia là Jutrobog, bị ảnh hưởng bởi vị thần Giécmanh *Austrōn (xem bên dưới), hoặc có lẽ phái sinh từ jasny ('chói lọi').[50]
Giécmanh: *Austrōn, nữ thần mùa xuân được tôn vinh tại các lễ hội thường niên. Cái tên này chính là nguồn gốc của từ 'Easter' hiên diện trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ Tây Giécmanh,[36]
Rôman-Giécmanh: matronae Austriahenae, tên riêng xuất hiện trong các bản khắc tạ ơn được tìm thấy vào năm 1958 tại Đức.[51]
^Các học giả Tây Ban Nha giải nghĩa từ này là "(thuộc) buổi sáng", "matutino", "mañanero", tức "thuộc về buổi sáng sớm", "thuộc về bình minh".[15]
^Theo nhà nghiên cứu Adalberto Magnavacca, danh từ Eous có nghĩa là Sao Mai (Kim tinh), tại thời điểm nó mọc vào buổi sáng, song cũng có thể được dùng một cách đầy thi vị để chỉ aurora.[27]
^Greek Epic Fragments: From the Seventh to the Fifth Century. Biên tập và dịch sang Anh ngữ bởi Martin L. West. London, Anh; Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. 2003. tr. 216-217. ISBN0-674-99605-4
^Matthews, Victor J. Panyassis of Halikarnassos: Text and Commentary. Leiden, Hà Lan: E. J. Brill. 1974. tr. 123-124 (cước chú nr. 4). ISBN90-04-04001-3
^Boedeker, Deborah (1974). Aphrodite's Entry into Greek Epic. Leiden, Đức: Brill. tr. 66–67.
^Bernabé, Alberto; Luján, Eugenio R. Introducción al Griego Micénico: Gramática, selección de textos y glosario. Monografías de Filología Grega Vol. 30. Zaragoza: Prensas de la Universidad de Zaragoza. 2020. tr. 234.
^Luján, Eugénio R. "Los temas en -s en micénico". Trong: Donum Mycenologicum: Mycenaean Studies in Honour of Francisco Aura Jorro. Biên tập bởi Alberto Bernabé và Eugenio R. Luján. Bibliothèque des cahiers de L'Institut de Linguistique de Louvain Vol. 131. Louvain-la-Neuve; Walpole, MA: Peeters. 2014. tr. 68.
^Lejeune, Michel. "Une présentation du Mycénien". Trong: Revue des Études Anciennes. Tome 69, 1967, n° 3-4. tr. 281. [DOI: https://doi.org/10.3406/rea.1967.3800]; www.persee.fr/doc/rea_0035-2004_1967_num_69_3_3800
^Nakassis, Dimitri. "Labor and Individuals in Late Bronze Age Pylos". Trong: Labor in the Ancient World. Biên tập bởi Piotr Steinkeller và Michael Hudson. Dresden: ISLET-Verlag. 2015 [2005]. tr. 605. ISBN978-3-9814842-3-6.
^Davies, Anna Morpurgo (1972). "Greek and Indo-European semiconsonants: Mycenaean u and w". Trong: Acta Mycenaea, vol. 2 (M.S. Ruipérez, ed.). Salamanca: Universidad de Salamanca. tr. 93.
^Jorro, Francisco Aura. "Reflexiones sobre el léxico micénico" Trong: Conuentus Classicorum: temas y formas del Mundo Clásico. Coord. por Jesús de la Villa, Emma Falque Rey, José Francisco González Castro, María José Muñoz Jiménez, Vol. 1, 2017, tr. 307. ISBN978-84-697-8214-9.
^Severyns, Albert. Le cycle épique dans l'école d'aristarque. Bibliothèque de la Faculté de Philosophie et Lettres de l'Université de Liége. Fascicule IX. 1928. tr. 174. [1]
^Trachsler, Richard (2019). "Phaéthon, ses chevaux et un voyage par les airs. À propos d'un épisode de l'Ovide Moralisé et de ses sources". Trong: Collet, Olivier; Foehr-Janssens, Yasmina; Mühlethaler, JeanClaude. Fleur de Clergie: Mélanges en l'honneur de Jean-Yves Tilliette. Genève: Librairie Droz SA. tr. 719-731. DOI: [2]
^Rose, H. J. A Handbook of Greek Mythology. London and New York: Routledge. 2005 [1928]. tr. 25. ISBN0-203-42176-0.
^Magnavacca, Adalberto. "The Phases of Venus in Germanicus: A Note on German. fr. 4.73–76". Trong: Philologus 162, no. 1 (2018): 186 (cước chú nr. 15). https://doi.org/10.1515/phil-2017-0015
^Gąsiorowski, Piotr. "The Germanic reflexes of PIE *-sr- in the context of Verner's Law". Trong: The sound of Indo-European: Phonetics, Phonemics, and Morphophonemics. Biên khảo bởi: Benedicte Nielsen Whitehead, Thomas Olander, Birgit Anne Olsen, Jens Elmegård Rasmussen. Museum Tusculanum Press. 2012. tr. 122-123. doi:10.13140/RG.2.1.2625.1605
^Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên doi.org
^Vaitkeviciene, Daiva. "Baltic and East Slavic Charms". Trong: The Power of Words: Studies on Charms and Charming in Europe. Biên tập bởi James Kapaló, Éva Pócs và William Ryan. Budapest, Hungary: CEU (Central European University) Press. 2013. tr. 215-216. ISBN978-6155225109
^Razauskas, Dainius. (2002) "Correspondences to the Indo-Iranian Mythical Wind in Lithuanian Folklore (Some Hints for a Deeper Investigation)". Trong: Acta Orientalia Vilnensia 3: tr. 37–47. doi:10.15388/AOV.2002.18293.
^Repanšek, Luka. "A note on Gaul. duti, Chartres A7, B9". Trong: Etudes Celtiques, vol. 41, 2015. tr. 114. DOI: https://doi.org/10.3406/ecelt.2015.2452; www.persee.fr/doc/ecelt_0373-1928_2015_num_41_1_2452
^Palmaitis, M.-L. "Romeo Moses and Psyche Brünhild? Or Cupid the Serpent and the Morning Star?". Trong: Paris, Catherine (éditeur). Caucasologie et mythologie comparée, Actes du Colloque international du C.N.R.S. - IVe Colloque de Caucasologie (Sévres, 27 - 29 juin 1988). Paris: PEETERS. 1992. tr. 181. ISBN2-87723-042-2
^Vaillant, André. "II. Slave commun jutro". Trong: Revue des études slaves, tome 15, fascicule 1-2, 1935. tr. 78-79. [www.persee.fr/doc/slave_0080-2557_1935_num_15_1_7591]
^ abStrzelczyk, Jerzy. (1998). Mity, podania i wierzania dawnych Słowian (bằng tiếng Ba Lan) . Poznań: Dom Wydawniczy Rebis. tr. 87. ISBN83-7120-688-7. OCLC41479163.
^“Kaszubi.pl”. www.kaszubi.pl. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.
Falluomini, Carla (2017). “Zum gotischen Fragment aus Bologna II: Berichtigungen und neue Lesungen”. Zeitschrift für deutsches Altertum und Literatur. 146 (3): 284–294.
Di Benedetto, Vincenzo. "Osservazioni Intorno a *αυσ- E *αιερι." Glotta 61, no. 3/4 (1983): 149–64. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020. www.jstor.org/stable/40266630.
Jackson, Peter (2005). “Πότνια Αὔως: The Greek dawn-goddess and her antecedent”. Glotta. 81: 116–123. JSTOR40267187.
Wandl, Florian (2019). "On the Slavic Word for ‘Morning’: *(j)u(s)tro". Trong: Scando-Slavica, 65:2, tr. 263–281. doi:10.1080/00806765.2019.167
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)