HMS Orpheus (N46)

Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Orpheus (N46)
Đặt tên theo Orpheus
Đặt hàng 21 tháng 12, 1926[1]
Xưởng đóng tàu William Beardmore and Company, Dalmuir, Scotland
Đặt lườn 14 tháng 4, 1927
Hạ thủy 26 tháng 2, 1929
Nhập biên chế 23 tháng 9, 1930
Số phận Mất tích trong Địa Trung Hải tại khu vực phụ cận Benghazi, Libya từ chiều tối ngày 19 tháng 6, 1940[1]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Odin
Kiểu tàu tàu ngầm Diesel-điện
Trọng tải choán nước
  • 1.781 tấn Anh (1.810 t) (nổi)
  • 2.083 tấn Anh (2.116 t) (ngầm)
Chiều dài 283 ft 6 in (86,4 m)
Sườn ngang 30 ft (9,1 m)
Mớn nước 16 ft 1 in (4,90 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 8.400 hải lý (15.600 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h) (nổi)
  • 70 hải lý (130 km) ở tốc độ 4 hải lý trên giờ (7,4 km/h) (lặn)
Độ sâu thử nghiệm 300 ft (91,4 m)
Thủy thủ đoàn tối đa 53-55
Hệ thống cảm biến và xử lý sonar ASDIC
Vũ khí

HMS Orpheus (N46) là một tàu ngầm lớp Odin được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo vào cuối thập niên 1920. Nó là chiếc tàu chiến thứ sáu của Hải quân Anh được đặt cái tên này, theo tên Orpheus, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Nhập biên chế năm 1930, nó được phái sang phục vụ tại Viễn Đông cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, và được điều về tăng cường cho lực lượng tại Địa Trung Hải khi Ý tuyên chiến với Pháp. Orpheus mất tích tại khu vực phụ cận Benghazi, Libya từ chiều tối ngày 19 tháng 6, 1940 mà không biết chính xác nguyên nhân.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp Odin được chế tạo với một thiết kế được cải biến, có kích thước lớn hơn chiếc nguyên mẫu HMS Oberon. Nó có chiều dài chung 283 ft 6 in (86,41 m), mạn tàu rộng 30 ft (9,1 m) và mớn nước sâu 16 ft 1 in (4,90 m).[2] Nó có trọng lượng choán nước 1.781 tấn Anh (1.810 t) khi nổi và 2.083 tấn Anh (2.116 t) khi lặn.[2] Con tàu được vận hành bằng hai động cơ diesel Admiralty công suất 2.950 bhp (2.200 kW) cùng hai động cơ điện công suất 1.350 shp (1.010 kW),[2] mỗi chiếc dẫn động một trục chân vịt.[2] Nó đạt được tốc độ tối đa 15 kn (28 km/h) trên mặt nước và 9 kn (17 km/h) khi di chuyển ngầm.[2]

Lớp Odin có thủy thủ đoàn đầy đủ 53 đến 55 người. Con tàu trang bị một hải pháo QF 4-inch/40 Mk IV, hai súng máy Lewis,[2] cùng tám ống phóng ngư lôi 533 milimét (21,0 in), gồm sáu ống trước mũi và hai ống phía đuôi. Nó có thể mang theo tổng cộng 24 ngư lôi 21 in (530 mm).[2]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Orpheus được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng William Beardmore and Company tại Dalmuir, Scotland vào ngày 14 tháng 4, 1927. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 2, 1929 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 23 tháng 9, 1930.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi phục vụ cùng Chi hạm đội tàu ngầm 5 tại Portsmouth trong giai đoạn 1930-1931, Orpheus được cử sang Viễn Đông, nơi nó phục vụ cùng Chi hạm đội tàu ngầm 5 đặt căn cứ tại Hong Kong từ năm 1931 đến năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra tại Châu Âu, nó lên đường đi sang Singapore vào đầu tháng 12, 1939, rồi được điều sang Chi hạm đội tàu ngầm 8 đặt căn cứ tại Colombo, Ceylon (nay là Sri Lanka), đến nơi vào ngày 14 tháng 12.[1][3]

Đến tháng 4, 1940, Orpheus gia nhập Chi hạm đội tàu ngầm 1 đặt căn cứ tại Alexandria, Ai Cập, và được điều sang Malta không lâu sau đó.[3][1] Chiếc tàu ngầm khởi hành từ Malta vào khoảng ngày 4 tháng 6 để tuần tra bảo vệ khu vực phụ cận Malta.[1] Sau khi Ý tuyên chiến với Pháp vào ngày 10 tháng 6, nó được lệnh tuần tra tại khu vực Tây Nam Malta cho đến ngày 18 tháng 6, khi nó được lệnh quay trở về căn cứ tại Alexandria, Ai Cập.[1] Sang ngày hôm sau 19 tháng 6, nó được lệnh tuần tra ngoài khơi Benghazi, Libya, và hoạt động tại khu vực ngày cho đến 16 giờ 00 ngày 24 tháng 6, rồi dự kiến sẽ đi đến Alexandria lúc 03 giờ 30 phút ngày 26 tháng 6.[1] Orpheus xác nhận mệnh lệnh này lúc 21 giờ 15 ngày 19 tháng 6, và sau đó nó hoàn toàn mất liên lạc với căn cứ.[1]

Không thể biết chính xác nguyên nhân khiến Orpheus bị mất; nhiều khả năng chiếc tàu ngầm đã trúng thủy lôi ngoài khơi Benghazi.[1] Một số nguồn cho rằng chiếc tàu ngầm bị tàu khu trục Ý Turbine đánh chìm vào ngày 19 tháng 6 ở vị trí 25 nmi (46 km) về phía Bắc Tobruk, Libya, tại tọa độ 32°30′B 24°00′Đ / 32,5°B 24°Đ / 32.500; 24.000,[3] nhưng sự kiện này xảy ra trước khi Orpheus gửi bức điện cuối cùng về căn cứ, nên giả thuyết này bị loại trừ. [1]

HMS Orpheus được cho là đã bị mất tích vào ngày ngày 27 tháng 6, 1940.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Helgason, Guðmundur. “HMS Orpheus (i) (N35) - Submarine of the O class”. Allied Warships - uboat.net. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f g Helgason, Guðmundur. “O class - Submarine”. Allied Warships - uboat.net. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  3. ^ a b c Chalcraft, Geoff. “Junon to Oxley: Orpheus”. British Submarines of World War II. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Akermann, Paul (2002). Encyclopaedia of British Submarines 1901–1955 . Penzance, Cornwall: Periscope Publishing. ISBN 1-904381-05-7.
  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (2006). Ships of the Royal Navy: The Complete Record of all Fighting Ships of the Royal Navy . London: Chatham Publishing. ISBN 978-1861762818.
  • McCartney, Innes (2006). British Submarines 1939–1945. New Vanguard. 129. Oxford, UK: Osprey. ISBN 1-84603-007-2.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế